Lãnh đạo đối lập Hàn Quốc tuyệt thực vì nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản
Vào hôm 31/8, lãnh đạo phe đối lập chính của Hàn Quốc đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối những chính sách của chính phủ Seoul, bao gồm cả quan điểm thụ động về việc Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển Thái Bình Dương.
Ông Lee Jae-myung – lãnh đạo Đảng Dân chủ Hàn Quốc
Ông Lee Jae-myung – lãnh đạo Đảng Dân chủ Hàn Quốc, đã liệt kê nhiều lý do ông lên tiếng phản đối, nhưng không cho biết ông sẽ tuyệt thực trong bao lâu.
Lý do trải dài từ sự quản lý yếu kém của chính phủ đối với nền kinh tế, đến vấn đề chính sách gây chia rẽ và đe dọa tự do báo chí, thái độ thiếu trách nhiệm đối với thảm họa giẫm đạp ở phố Itaewon vào tháng 10/2022 và không phản đối việc xả nước thải từ nhà máy Fukushima.
Việc các chính trị gia Hàn Quốc tuyệt thực để dư luận chú ý đến lập trường của họ không còn là chuyện lạ, nhưng hiếm khi lãnh đạo một đảng lớn lại có động thái mạnh mẽ như vậy.
Video đang HOT
Về vấn đề Fukushima, ông Lee cáo buộc chính phủ là “đồng phạm ủng hộ” Nhật Bản, thay vì chọn phản đối.
Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc cho biết họ không ủng hộ hay đồng ý với hành động của Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc phản đối rạch ròi kế hoạch này.
Tổng thống Yoon Suk Yeol đã gọi những người chỉ trích việc xả nước phóng xạ đã qua xử lý là “những người nói một cộng một bằng một trăm”.
Theo kết quả thăm dò ngày 1/9 của công ty phân tích Gallup, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Yoon đã giảm nhẹ xuống còn 34%. Chính sách đối ngoại và vấn đề nước thải từ nhà máy Fukushima được cho là những yếu tố dẫn đến tỷ lệ không tán thành cao của ông.
Ông Lee Jae-myung – Lãnh đạo phe đối lập, cũng là một nhân vật đầy tranh cãi kể từ khi ông nhậm chức lãnh đạo Đảng Dân chủ Hàn Quốc từ một năm trước.
Chỉ vài tháng sau khi thất bại trong cuộc tranh cử tổng thống, vào đầu năm nay, ông đã bị truy tố vì tội tham nhũng. Gần đây, ông Lee cũng bị buộc tội đã nhận hối lộ từ bên thứ ba, do có mối liên hệ với một công ty bị cáo buộc chuyển tiền bất hợp pháp sang Triều Tiên. Ông Lee đã phủ nhận những cáo buộc trên, gọi chúng là “hư cấu”.
Chính giới Hàn Quốc mâu thuẫn về vấn đề Nhật Bản xả nước thải ra biển
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, chính giới Hàn Quốc vẫn tiếp tục mâu thuẫn về việc Nhật Bản chính thức xả nước thải nhiễm xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima ra biển từ ngày 24/8.
Các bể chứa nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ở Fukushima, Nhật Bản, ngày 22/8/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đảng Dân chủ (DP) đối lập kêu gọi tuần hành và tổ chức mít tinh lớn tại quảng trường Gwanghwamun trung tâm Seoul trong ngày 26/8 yêu cầu Tokyo dừng xả nước thải nhiễm xạ ra biển. Chủ tịch đảng DP đối lập chính Lee Jae-myung yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc cần yêu cầu Nhật Bản bồi thường ngay lập tức, nhằm bù đắp phần nào thiệt hại cho ngư dân và người dân Hàn Quốc.
Trong khi đó, đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền chỉ trích việc đảng đối lập DP kích động tâm lý bất an trong dư luận về vấn đề nước thải nhiễm xạ của Nhật Bản và không khác với việc thổi bùng lên phong trào tẩy chay với hàng thủy sản của Hàn Quốc.
Tại buổi tọa đàm của Liên hiệp hợp tác xã thủy sản Hàn Quốc (Suhyup), được tổ chức ngày 25/8 nhằm lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp thủy sản và đưa ra các biện pháp liên quan đến vấn đề Nhật Bản xả nước thải nhiễm xạ, Chủ tịch đảng cầm quyền Kim Gi-hyeon chỉ trích hành vi tuyên truyền chính trị đe dọa tới sinh kế của ngư dân và những lao động làm trong ngành thủy sản.
Hoạt động xả nước thải của Nhật Bản trên thực tế đang gây ra thiệt hại cho ngư dân Hàn Quốc. Theo KBS, thu nhập của ngư dân Hàn Quốc đã sụt giảm mạnh sau khi Nhật Bản quyết định xả nước thải từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima ra biển. Mặc dù đang vào mùa ra khơi đánh bắt cá chim trắng byeongeo nhưng nhiều ngư dân vẫn neo thuyền. Một ngư dân cho biết giờ không thể ra khơi bởi không còn kênh nào thu mua cá. Các tổ chức ngư dân, tổ chức dân sự trên toàn Hàn Quốc đang tập trung lại để biểu tình lên án kế hoạch xả thải ra biển của Tokyo, kêu gọi Chính phủ Nhật Bản phải dừng ngay kế hoạch này.
Trong khi đó, Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 25/8 cho biết các mẫu nước biển được lấy sau khi xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima cho thấy nồng độ phóng xạ thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép.
Công tác xả khoảng 1,34 triệu tấn nước thải ra biển Thái Bình Dương bắt đầu ngày 24/8. TEPCO đã lấy mẫu nước thải để tiến hành thử nghiệm nhanh chiều 25/8. Phát biểu với báo giới, người phát ngôn TEPCO Keisuke Matsuo xác nhận kết quả phân tích mẫu nước thải dưới 1.500 becquerel/lít. Ông Matsuo lưu ý con số này tương tự như mô phỏng trước đây của tập đoàn và thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép.
Tiêu chuẩn an toàn quốc gia của Nhật Bản cho phép tối đa 60.000 becquerel/lít. Người phát ngôn của TEPCO nhấn mạnh tập đoàn sẽ tiếp tục phân tích mẫu nước thải hằng ngày trong 1 tháng tới hoặc thậm chí lâu hơn.
Với việc giải thích rõ ràng và dễ hiểu, tập đoàn hy vọng sẽ xoa dịu nhiều mối lo ngại về nước thải nhiễm phóng xạ.
Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết đã thu thập mẫu nước biển tại 11 địa điểm trong ngày 25/8 và dự kiến kết quả phân tích mẫu sẽ được công bố ngày 27/8.
Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển Ngày 24/8, Nhật Bản đã bắt đầu xả nước thải nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển. Các bể chứa nước thải chưa qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, ngày 20/1/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Trong video phát trực tiếp từ phòng điều hành, Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO)...