Ông Putin: Cuộc tấn công của Mỹ lên Iran sẽ gây thảm họa cho Trung Đông
RT ngày 20-6 dẫn lời của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi nhấn mạnh rằng, xung đột tại vùng Vịnh rất có thể mang lại cái gọi là “thảm họa” cho toàn bộ khu vực Trung Đông.
“Rất khó để phán đoán được phản ứng của Iran trước cuộc xâm lược tiềm tàng của Mỹ. Việc tấn công vào một quốc gia ở vùng Vịnh có thể gây nên thảm họa cho toàn bộ khu vực Trung Đông. Dù đã có nhiều tiếng nói kêu gọi một hành động quân sự chống lại Iran nhưng tôi hy vọng một kịch bản như vậy sẽ không bao giờ thành hiện thực”, ông Putin nhận định trước báo chí vào ngày 20/6/2019.
Theo ông, một cuộc xâm lược toàn diện vào Iran sẽ dẫn đến một thảm họa khủng khiếp tại khu vực Trung Đông do sự gia tăng bạo lực và kéo theo làn sóng người tị nạn chạy trốn khỏi vùng xung đột. Ông Putin cũng cảnh báo, bất kỳ bên nào cố gắng gây ra chiến tranh vùng vịnh cũng sẽ phải trả giá đắt.
Tổng thống Putin: “Thật khó mà tưởng tượng những gì sẽ xảy ra nếu các bên sử dụng lực lượng quân sự.”
Video đang HOT
Iran là một quốc gia có tỉ lệ người Shiite chiếm tới 89% dân số Shiite và người dân nước này có tiếng là dễ có các hành động cực đoan nếu đất nước của họ bị tấn công. Do đó, không ai có thể lường trước được làn sóng cực đoan đó sẽ mang lại điều gì và những ai sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Hình ảnh vị lãnh đạo tối cao được treo tạ i Quảng trường Bahisanan ở Tehran
Mâu thuẫn giữa Mỹ và Iran bắt đầu từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không những ra quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà còn tái áp đặt lệnh trừng phạt nhắm thẳng vào các lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế Iran. Đồng thời, Mỹ cũng nỗ lực cắt giảm sản lượng xuất khẩu dầu mỏ được coi là “mạch máu” duy trì sự sống nền kinh tế Iran về con số 0 khiến nước này “điêu đứng”. Căng thẳng ngày càng leo thang sau vụ tàu chở dầu bị tấn công ở vùng Vịnh và việc Iran bắn rơi trinh sát cơ không người lái của quân đội Mỹ.
Gần đây, Washington đã tăng “tiền đặt cược” của mình vào cuộc chiến khi điều thêm phương tiện quân sự tới các khu vực giáp Iran bao gồm: một nhóm tấn công tàu sân bay, một đội đặc nhiệm ném bom và tên lửa Patriot. Về mặt chính trị, Mỹ tiếp tục tố cáo Iran vi phạm thỏa thuận mà hai nước phải rất khó khăn để đạt được. Đó là việc Mỹ cho phép dỡ bỏ lệnh trừng phạt để đổi lấy việc Iran thu hẹp chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã chỉ trích các tuyên bố của Mỹ khi cho rằng Iran vẫn tuân thủ thỏa thuận, việc Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran là không có cơ sở.
Theo ANTD
Mỹ đối phó các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông
Tổng thống Mỹ Đ.Trăm đã liên tục đưa ra các quyết định bất ngờ đối với khu vực Trung Đông, vốn gắn liền với các lợi ích của "xứ cờ hoa". Hàng loạt các vấn đề từ vụ sát hại nhà báo A-rập Xê-út G.Kha-sốc-ghi, vai trò của I-ran ở khu vực, quyết định rút quân đội Mỹ khỏi Xy-ri... đang khiến Mỹ đau đầu khi phải tìm cách đối phó êm thấm các cuộc khủng hoảng ở khu vực này.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Pom-peo gặp Tổng thống Ai Cập A.Xi-xi tại Cai-rô. Ảnh AP
Vụ nhà báo G.Kha-sốc-ghi bị sát hại tại Lãnh sự quán A-rập Xê-út ở I-xtan-bun, Thổ Nhĩ Kỳ đã đẩy Mỹ vào thế khó xử với đồng minh A-rập Xê-út. Mặc dù khẳng định luôn duy trì quan hệ chiến lược với Ri-i-át, song Mỹ không thể phớt lờ vụ việc. Oa-sinh-tơn đã lên tiếng cho rằng, vụ sát hại nhà báo Kha-sốc-ghi làm xói mòn sự ổn định tại khu vực Trung ông. Mỹ đã có phản ứng cứng rắn khi hủy thị thực của khoảng 20 quan chức A-rập Xê-út có liên quan. Tổng thống Mỹ .Trăm yêu cầu A-rập Xê-út điều tra đến cùng, đồng thời cử Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) G.Hát-pen tới An-ca-ra để làm rõ vụ việc. Trong khi đó, việc Thượng viện Mỹ thông qua một nghị quyết chấm dứt hỗ trợ quân sự của nước này cho A-rập Xê-út tham chiến tại Y-ê-men và cho rằng Hoàng Thái tử A-rập Xê-út Mô-ham-mét Bin Xan-man phải chịu trách nhiệm về vụ sát hại nhà báo Kha-sốc-ghi đã gây sức ép đối với Tổng thống .Trăm, người muốn duy trì quan hệ vững chắc với Ri-i-át khi quốc gia đồng minh là đối tác mua vũ khí lớn của Oa-sinh-tơn.
Mối quan hệ giữa Mỹ và I-ran cũng liên tục bị đẩy lên các nấc thang căng thẳng mới. Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Tê-hê-ran gây ra tình trạng đối đầu kéo dài giữa hai bên. Oa-sinh-tơn luôn coi Tê-hê-ran là "mối đe dọa an ninh lớn" đối với lợi ích của Mỹ và các đồng minh ở Trung ông. Tuy nhiên, trước một "đối thủ nặng ký" như I-ran, Mỹ vẫn gặp không ít khó khăn trong việc sử dụng "cây gậy trừng phạt" nhằm đạt được các mục tiêu của mình trong xử lý mối quan hệ với quốc gia Hồi giáo này. I-ran lên tiếng kêu gọi Tổng thống Mỹ .Trăm chấm dứt can thiệp vào Trung ông sau khi ông .Trăm hối thúc các quốc gia trên thế giới cô lập Tê-hê-ran.
Trước một loạt những vấn đề "gai góc" ở Trung ông, Lầu năm góc được cho là có những động thái "tái cân bằng" lực lượng chuyển hướng khỏi khu vực này. Theo đó, Mỹ rút bớt các hệ thống tên lửa Patriot khỏi ba nước Cô-oét, Gioóc-đa-ni và Ba-ren. Tên lửa Patriot được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và những mối đe dọa từ trên không khác. Tờ Nhật báo phố Uôn (Mỹ) cho biết, việc bố trí lại các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ tại Trung ông được thực hiện trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và I-ran. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ khẳng định, kế hoạch rút các hệ thống tên lửa Patriot được đưa ra trước khi xảy ra những căng thẳng hiện nay với I-ran.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Pom-peo đã thực hiện chuyến công du Trung ông ngay trong những ngày đầu năm 2019 nhằm trấn an các đồng minh sau một loạt chính sách mới của Mỹ được đưa ra ở khu vực này. Mỹ muốn bảo đảm quan hệ với đồng minh sau khi Tổng thống .Trăm bất ngờ quyết định rút 2.000 binh sĩ Mỹ khỏi chiến trường Xy-ri. ối với vấn đề I-ran, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, Mỹ sẽ áp dụng biện pháp ngoại giao nhằm hạn chế phạm vi ảnh hưởng của I-ran ở Trung ông. Ông tuyên bố các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ chống I-ran hiện nay nằm trong số những biện pháp mạnh tay nhất trong lịch sử và sẽ tiếp tục siết chặt trừng phạt đến khi Tê-hê-ran thay đổi chính sách. Mỹ muốn gửi thông điệp về "sự khởi đầu mới" thật sự trong quan hệ với các đồng minh ở Trung ông.
an Anh
Theo NDĐT
Giá dầu Brent tiến sát 65 USD/thùng do lo ngại Mỹ tấn công Iran Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên 21/6 do thị trường gia tăng nỗi lo cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào Iran sẽ khiến nguồn cung dầu tại Trung Đông bị gián đoạn. Giá "vàng đen" nhích gần chạm mức 65 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 21/6 trong bối cảnh các nhà giao dịch lo ngại nguồn cung dầu tại...