Ông lão U70 đến ngân hàng chuyển tiền, giao dịch viên lập tức báo cảnh sát liền được khen thưởng
Nhân viên ngân hàng không chỉ từ chối phục vụ ông lão 70 tuổi thực hiện giao dịch chuyển tiền mà còn báo cảnh sát.
Sau khi nhận được sự giúp đỡ, ông Vĩ đã viết một bức thư tay để gửi lời cảm ơn chân thành đến mọi người.
Gần đây, trên mạng xã hội đã lan truyền một video về một ông cụ với bức thư tay cảm ơn cảnh sát tỉnh Thành Đô (Trung Quốc). Cụ thể, trong video ông cụ mái tóc hoa râm bước vào đồn cảnh sát. Tay ông run rẩy cầm một chiếc phong bì đỏ rồi đưa cho một anh cảnh sát đang làm việc và không ngớt nói lời cảm ơn.
Bên trong bức thư là một lá thư viết tay, ông đã kể lại câu chuyện của bản thân đồng thời thời thể hiện lòng biết ơn các anh cảnh sát, người nhân viên ngân hàng vì đã giúp đỡ mình thoát khỏi phi vụ lừa này .
Ảnh minh họa
Chiều ngày 19/07, ông Vĩ, một dân cư 70 tuổi sống ở tại khu Guihu, Trung Quốc, bất ngờ nhận được một cuộc điện thoại lạ, tự xưng là nhân viên của sàn thương mại điện tử. Anh ta nói rằng sản phẩm ông Vĩ mua cách đây không lâu phát hiện là hàng giả. Đại diện bên công ty cũng nhà bán hàng muốn bồi thường tổn hại cho người đã mua hàng.
Video đang HOT
Bản thân ông Vĩ là người không thường xuyên sử dụng mạng internet. Ông không biết được rằng đây là một trong những chiêu trò của kẻ lừa trên mạng điển hình. Vậy là, theo như lời hướng dẫn của đầu dây bên kia, ông đã tải một ứng dụng lạ. Sau đó, kẻ lừa yêu cầu trước khi sàn thương mại chuyển tiền bồi thường, yêu cầu ông phải chuyển một khoản tiền để làm minh chứng. Vậy nên ông Vĩ nhanh chóng đến ngân hàng để tiến hành giao dịch.
Khi đến ngân hàng, nhân viên ngân hàng phát hiện số tài khoản và tên tài khoản rất quen thuộc. Cô nghi ngờ đây là số tài khoản của đường dây lừa qua mạng. Ngay lập tức, cô ngăn cản ông Vĩ chuyền tiền. Đồng thời báo cảnh sát báo cáo vụ việc để tiến hàng làm rõ.
Vài phút sau, cảnh sát có mặt tại ngân hàng để tiến hành điều tra. Sau một thời gian ngắn, cảnh sát kết luật rằng đây chính là tài khoản chuyên đi lừa qua mạng, đặc biệt đối tượng là những người cao tuổi.
Cảnh sát cũng giải thích cho ông Vĩ về các phương thức lừa qua mạng hiện hiện nay, đồng thời phân tích vụ việc để ông có thể tránh những trường hợp tương tự lần sau. Sau khi nghe cảnh sát nói, ông nhận ra mình vô cùng may mắn vì được nhận sự giúp đỡ của nhân viên ngân hàng cùng với cảnh sát ở thành phố Thành Đô,
Ngoài ra, để không rơi vào bẫy của những kẻ lừa , công an đưa ra một số lời khuyên sau đây:
- Không cung cấp, công khai các thông tin cá nhân nhạy cảm như số tài khoản ngân hàng, mất khẩu, số điện thoại, số chứng minh thư nhân dân
- Cẩn trọng với những số điện thoại lạ, nếu nhận được yêu cầu chuyển tiền qua điện thoại hoặc tin nhắn, hãy xác minh lại với người gửi trước khi thực hiện. Tuyệt đối, không chuyển khoản khi chưa biết rõ đối phương là ai.
- Nâng cao cảnh giác, không tin vào những lời hứa hẹn dễ dàng: Cảnh giác trước các chiêu trò như nhận thưởng qua mạng, vay tiền trực tuyến hay làm việc online mà yêu cầu chuyển tiền trước.
Trong trường hợp, gặp những trường hợp tên, nếu lỡ thực hiện yêu cầu của kẻ lừa , hãy nhanh chóng liên hệ với cơ quan công an hoặc cảnh sát trong khu vực để đảm bảo không bị tổn hại quá nhiều về tài sản cũng như là tinh thần.
Số tiền tiết kiệm lên đến 8,5 tỷ đồng của nhiều người bỗng biến mất sau 16 năm, một ngân hàng ở Trung Quốc nói: "Chúng tôi chỉ bồi thường 50%"
Dù tòa án ra phán quyết ngân hàng Trung Quốc phải đền bù toàn bộ gốc lẫn lãi cho các người bị hại , họ đã kháng cáo và chỉ đồng ý bồi thường một nửa số tiền.
Năm 2008, ông Lý (Trung Quốc) được 1 người bạn tên Sinh, làm giám đốc chi nhánh Ninh Giang của một ngân hàng tại Nam Kinh, Trung Quốc, tìm đến và nhờ mở sổ tiết kiệm để người này hoàn thành chỉ tiêu công tác của năm.
Để giúp đỡ bạn mình, ông Lý không chỉ đồng ý gửi tiền của mình vào ngân hàng này mà còn kêu gọi người thân và nhiều gia đình khác cùng nhau gửi tổng cộng 1,35 triệu nhân dân tệ (khoảng 4,7 tỷ đồng). Trong những năm tiếp theo, ông Lý và người thân tiếp tục gửi tiền đến ngân hàng này.
Mỗi lần có tiền cần gửi, ông Sinh sẽ chủ động đến nhà ông Lý để lấy tiền và giúp ông hoàn thành các thủ tục cần thiết tại ngân hàng. Đến năm 2018, số tiền gốc và lãi mà họ gửi vào ngân hàng này lên đến 2,43 triệu nhân dân tệ (khoảng 8,5 tỷ đồng).
Mỗi khi tiền ông Lý gửi vào ngân hàng đáo hạn và chuyển sang kỳ hạn mới, ông Sinh luôn đưa cho ông Lý sổ tiết kiệm, biên lai và chứng từ một cách đầy đủ, nên ông Lý chưa bao giờ nghi ngờ điều gì.
Mãi đến năm 2018, khi ông Lý và người thân ra ngân hàng rút tiền, họ mới phát hiện ra rằng không thể rút được tiền. Lúc này, cả gia đình đã đi tìm ông Sinh để hỏi cho rõ sự tình. Ông Sinh giải thích rằng họ là những khách hàng lớn và được hưởng dịch vụ VIP. Nếu muốn rút tiền, họ phải làm đơn xin phê duyệt từ cấp lãnh đạo, đưa cho ông sổ tiết kiệm và ông sẽ giúp họ rút tiền. Để làm yên lòng gia đình ông Lý, trong suốt quá trình đi rút tiền, ông Sinh đã liên tục gửi tin nhắn WeChat cho ông Lý, nói rằng ông đang trên đường đến ngân hàng, vì kẹt xe nên hơi chậm, và cuối cùng còn chụp ảnh tài liệu có chữ ký của lãnh đạo để cho ông Lý xem.
Tuy nhiên, không lâu sau, ông Sinh bỗng cắt đứt liên lạc. Ông Lý linh cảm chẳng lành vội báo cảnh sát. Đến năm 2019, ông Sinh bị bắt tại Trường Châu, và ông Lý lấy lại được sổ tiết kiệm, nhưng bên trong không còn một xu nào.
Theo điều tra, ông Sinh đã lợi dụng sự tín nhiệm của gia đình ông Lý, lén sử dụng số tiền tiết kiệm trên để đầu tư mạo hiểm, cuối cùng thua lỗ sạch dẫn đến mất khả năng chi trả.
Sau đó, ông Lý và gia đình đã kiện Ngân hàng nơi ông Sinh làm việc ra tòa. Tòa án đã ra phán quyết yêu cầu ngân hàng phải bồi thường cho ông Lý và gia đình số tiền gốc và lãi tổng cộng là 2,43 triệu nhân dân tệ. Tuy nhiên, ngân hàng cho rằng ông Lý và gia đình đã không kiểm tra tài khoản thường xuyên sau khi gửi tiền, nên không đồng ý với phán quyết sơ thẩm và kháng cáo, chỉ đồng ý bồi thường một nửa số tiền.
Vụ án hiện vẫn đang được xét xử. Cũng vì sự việc này, một người cao tuổi trong gia đình ông Lý đã không chịu nổi cú sốc, lên cơn đột quỵ và qua đời. Do vậy, ông Lý và gia đình chỉ mong muốn vụ án được xử lý nhanh chóng và ngân hàng bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Số tiền tích cóp suốt cả đời của nhiều gia đình đã biến mất chỉ trong chớp mắt. Trên mạng xã hội nước này, nhiều người cho rằng: Ông Sinh, người đã tham ô công quỹ, cần phải chịu trách nhiệm chính. Bên cạnh đó, ngân hàng không quản lý kỹ nhân viên dưới quyền để ông ta lợi dụng sơ hở cũng không thể tránh khỏi liên can.
Tài khoản bỗng dưng nhận được 3,5 tỷ đồng không rõ nguồn gốc, người đàn ông lo bị lừa đảo, hoảng hốt cầu cứu cảnh sát ngay lập tức Một số tiền lớn bất ngờ được chuyển đến khiến người đàn ông ở Quảng Tây, Trung Quốc vô cùng hoang mang. Một buổi chiều tháng 6/2024, người đàn ông họ Dương ở Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc nhận được tin nhắn từ hệ thống báo có người chuyển tiền đến tài khoản cho mình. Ông Dương lập tức kiểm tra...