Ông giáo làng viết sử về Hoàng Sa
Một ông giáo làng ở Quảng Ngãi đã cất công lặn lội sưu tầm tư liệu soạn những bài giảng lịch sử sinh động về Hoàng Sa – Trường Sa cho học sinh trung học tỉnh nhà.
Đó là thầy giáo Trần Văn Vàng, giáo viên Lịch sử và Địa lý Trường THCS Đức Chánh, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), người có hơn 30 năm đứng trên bục giảng.
Đi Lý Sơn tìm Hải đội Hoàng Sa
Thầy Vàng kể: “Đầu năm 2007, do thiếu tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương, Phòng Giáo dục đã giao tôi và một số giáo viên soạn tài liệu môn sử địa phương cho bậc THCS. Khi bắt tay vào việc tôi mới thấy mọi chuyện không đơn giản, nhất là vấn đề chủ quyền biển, đảo. Thông tin đại chúng tuy đề cập rất nhiều nhưng để chuẩn hóa những thông tin ấy và đưa vào trong bài giảng thế nào cho hợp lý là không phải dễ. Quảng Ngãi là quê hương của đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa nên bài học lịch sử phải tâp trung vào chủ đề này. Cuối cùng, tôi cơ cấu bài giảng thành bài Nhân dân Quảng Ngãi với quần đảo Hoàng Sa và bắt tay vào thực hiện”.
Lên khung chương trình xong, thầy Vàng đến Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi để tham quan, thu thập tư liệu. Song thời điểm ấy tư liệu về Hải đội Hoàng Sa ở Bảo tàng Quảng Ngãi chưa nhiều. Thầy Vàng vào các nhà sách để lùng sục nhưng vẫn không có. “Bí quá, tôi đánh bạo đến Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy gặp các anh ở bộ phận nghiên cứu lịch sử Đảng địa phương để nhờ giúp đỡ. Tại đây, tôi tiếp cận được một số tư liệu như Dư địa chí tỉnh Quảng Ngãi, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Tập san Sử Địa cùng một số tài liệu mới về biển Đông” – thầy Vàng kể.
Thầy Vàng thức nhiều đêm để đọc, nghiền ngẫm. “Tư liệu đã có nhưng vẫn chưa đủ, bởi ở huyện đảo Lý Sơn, di tích về đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa dày đặc mà không điền dã ở Lý Sơn thì không ổn” – thầy Vàng bộc bạch.
Thầy giáo Trần Văn Vàng cùng học sinh Trường THCS Đức Chánh, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi). (Ảnh: Võ Quý)
Thẳm sâu tiếng gọi “hùng binh”
Mùa hè năm 2007, lần đầu tiên thầy Vàng ra huyện đảo Lý Sơn để “mục sở thị” những điều ghi trong sách vở. Hành trang của chuyến đi chỉ là mấy bộ quần áo, chiếc máy ảnh cùng ba cuộn phim và một sổ ghi chép. Đên đảo, thầy Vàng nhờ người quen đưa đi thăm nhà các tộc họ tiền hiền trên đảo Lý Sơn, viếng mộ gió của các cai đội Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật, ghé Âm linh tự – nơi thờ các hùng binh Hoàng Sa, đình An Vĩnh – nơi làm lễ tế đội Hoàng Sa trước khi xuất phát… Tại đất đảo, tình cờ thầy đã nghe những câu hát từ người mẹ ru con: “Mảng mùa tu hú kêu thanh/ Cá chuồn đã vãn, mà anh chưa về”, “Hoàng Sa lắm bể nhiều cồn. Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây” hoặc “Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về”…
Thầy Vàng xúc đông kể: “Qua câu hát mới hiêu những hùng binh Hoàng Sa ra đi biết mình khó có thể trở về, tự chuẩn bị cho mình những vật dụng như thẻ bài bằng tre, chiếu, dây mây để khi rủi ro, đồng đội bó xác trôi xuống biển, may đâu về lại quê nhà. Vì vậy, mình hiểu hơn hai chữ “hùng binh” mà vua Tự Đức đã dành cho những người lính Hoàng Sa”.
Lại tham gia soạn sử cho câp tỉnh
Sau chuyến đi đảo Lý Sơn, thầy Vàng lại tiếp tục tìm tư liệu, nghe ở đâu có tư liệu mới là tìm đến hỏi thăm, xin phôtô đem về. Sáu tháng sau, thầy Vàng mới hoàn thành tập tài liệu soạn giảng bằng bản chép tay, đem đánh máy, scan hình ảnh đúng 63 trang giấy A4, trong đó có bài “Nhân dân Quảng Ngãi với đảo Hoàng Sa” được soạn công phu, kèm tư liệu, hình ảnh minh họa.
Video đang HOT
Tập tài liệu được chuyển về Phòng Giáo dục, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mộ Đức thẩm định. Tháng 1-2008, tại Trường THCS Đức Chánh, Phòng Giáo dục huyện tổ chức cho giáo viên dạy môn Sử cùng Ban Tuyên giáo Huyện ủy góp ý để thầy Vàng bổ sung, hiệu chỉnh. Đến tháng 11-2008, thẩm định xong, phòng tổ chức cho giáo viên Sử ở 15 trường THCS của huyện nghe thầy Vàng báo cáo về chương trình lịch sử địa phương do thầy biên soạn. Kết quả của những tháng ngày lặn lội điền dã, sưu tầm, soạn và báo cáo tập bài giảng ấy, thầy Vàng được bồi dưỡng 300.000 đồng. Thầy Vàng mang số tiền này đi khao đồng nghiệp.
Cuối năm 2011, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi tổ chức biên soạn tài liệu địa phương về các môn Văn, Sử, Địa để giảng dạy ở các trường phổ thông. Thầy Vàng lại được chọn tham gia biên soạn.
Theo Võ Quý
Pháp luật TPHCM
Bài giảng độc đáo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
Tham dự lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại cơ sở 2 trường trung học Đoàn Thị Điểm (Từ Liêm, Hà Nội), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã thông qua một HS lớp 9 để tạo thành một bài giảng đầy ý nghĩa với tính nhân văn sâu sắc.
Sáng ngày 17/11, Phó Thủ tưởng Nguyễn Thiện Nhân cùng Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã tham dự lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại trường trung học Đoàn Thị Điểm.
Mở đầu bài phát biểu, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ: "Hàng năm cứ đến dịp 20/11, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của các địa phương đều đến các trường học khắp mọi miền đất nước để khẳng định rằng, đất nước Việt Nam 4.000 năm lịch sử hôm nay cần các thầy các cô, để khẳng định rằng các HS của chúng ta vì tương lai của mình, của quê hương, của đất nước mình cần đến các thầy cô giáo".
Thông qua câu trả lời của một HS, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có một bài giảng "độc đáo" dành cho thầy trò trường Đoàn Thị Điểm.
Xoay quanh câu chuyện học thời chiến tranh, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bắt đầu bài giảng của mình với câu hỏi: "Hôm nay nhân ngày nhà giáo, tôi muốn hỏi chuyện một học sinh lớp 12 có được không?".
Có lẽ vì lần đầu được tiếp xúc với một vị Phó Thủ tướng nên các HS lớp 12 khá cân nhắc khi giơ tay. Để tránh sự trầm lắng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chuyển sang đối tượng là HS lớp 9. Khác với các anh chị, HS lớp 9 hồ hởi xung phong lên "giao lưu". Để trấn an các "học trò" của mình, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói: "Tôi sẽ hỏi một câu rất dễ thôi".
Sau vài giây làm quen với HS mạnh dạn lên giao lưu và biết em tên là Phạm Mai Chi - HS lớp 9A2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bắt đầu đặt câu hỏi: "Em học ở đây bao nhiêu năm rồi?". "Dạ, cháu học ở đây 4 năm rồi" - em Mai Chi trả lời.
Nhận được lời hồi đáp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đi vào vấn đề chính: "Em học ở đây 4 năm rồi nên thầy chỉ hỏi em một câu thôi, em thấy đất nước Việt Nam mình có 3 điều gì em thấy tự hào và thích nhất?".
Sau hồi trầm ngâm suy nghĩ, Mai Chi trả lời: "Dạ thưa bác, cháu thích nhất là truyền thống yêu nước. Thứ 2 là đạo hiếu và truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam".
Đến điều thứ 3 thấy Mai Chi bối rối và rơi vào thế "bí", Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân gợi ý để "gỡ rối": "Những năm gần đây em thấy có điều gì phát triển mà mình cảm thấy tự hào?". Cũng để trấn an "học trò" của mình, ông nói thêm: "Ở đây là hỏi bài chứ không không phải là nhắc bài đâu".
Với sự quan tâm của "thầy" Nguyễn Thiện Nhân, HS Mai Chi cũng tìm được đáp án cho mình: "Thưa bác, điều thứ 3 đó chính là sự phát triển của nền kinh tế đất nước".
Mặc dù hỏi HS Mai Chi nhưng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng không quên sự tương tác với các em ở phía dưới. Mỗi lần Mai Chi trả lời, ông đều đặt câu hỏi cho các học trò phía dưới là có đúng không và nếu đúng thì cho một tràng vỗ tay.
Sau khi mời cô "học trò" của mình về chỗ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân diễn giải: "Như vậy sau khi học gần 4 năm, Mai Chi đã đưa ra kết luận người Việt Nam có truyền thống yêu nước, điều đó rất là chính xác. Không có đoàn kết dân tộc, chia sẻ ngọt bùi, quyết tâm giữ gìn đất nước 4.000 năm qua thì không có nước Việt Nam như ngày hôm nay. Cách đây đúng 100 năm thì cứ 100 người Việt Nam thì có 95 người không biết đọc. Còn ngày hôm nay, có 95 người Việt Nam thì có... 96 người biết đọc, biết viết. Như vậy từ một dân tộc không biết chữ thành một dân tộc xóa mù chữ và phổ cập được tiểu học, THCS".
Phó Thủ tướng tiếp tục bài giảng của mình với điều thứ 2 Mai Chi nói là truyền thống uống nước nhớ nguồn. Ông phân tích: "Điều này rất quan trọng bởi người Việt Nam chúng ta có truyền thống hiếu học. Khi biết được mình thì sẽ hỏi lại là tại sao có mình. Với cha mẹ sinh thành ra mình, nuôi nấng mình, có quê hương đùm bọc nên truyền thống uống nước nhớ nguồn hết sức quan trọng. Ở trường uống nước nhớ nguồn là nhớ ai? Đó chính là nhớ các thầy cô".
Với vấn đề ý thứ 3 đó là nền kinh tế đất nước phát triển, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bắt đầu "làm khó" HS trường Đoàn Thị Điểm. "Điều này là đúng nhưng xin cho thầy một ví dụ" - ông đề xuất.
Tưởng rằng HS sẽ cân nhắc trước khi trả lời nhưng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hoàn toàn bất ngờ khi Huệ Chi - HS lớp 6 tiến nhanh về sân khấu đưa ra đáp án: "Cháu thấy nền kinh tế Việt Nam phát triển nhất đó chính là xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới".
Câu trả lời của cô HS lớp 6 Huệ Chi đã khiến cho Phó Thủ tướng thật sự bất ngờ.
Để khẳng định đây là kiến thức "thật" của Huệ Chi, Phó Thủ tướng bắt đầu dò xét: "Vì sao con biết điều này?". "Dạ, con đọc thông tin ở trên báo mạng". Phó Thủ tướng đặt câu hỏi tiếp: "Con đọc hay bố mẹ đọc hộ con?". Chỉ khi nghe lời hồi đáp là "con đọc", ông mới thở phào và đề nghị HS toàn trường hoan nghênh, biểu dương Huệ Chi.
"Huệ Chi là một bất ngờ của ngày hôm nay, mới học lớp 6 mà biết Việt Nam là đất nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Mọi năm chúng ta đứng thứ nhì nhưng năm nay là nhất thế giới. Em biết là do tự đọc báo mạng chứ không phải là bố mẹ đọc" - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói.
Sau lời biểu dương, ông tiếp tục: "Tôi rất vui khi gặp gỡ các thầy cô, nghe các em HS nói chuyện. Như vậy, trường chúng ta đã chú trọng được việc giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức và đặc biệt hơn cả là các em mới học lớp 6 có thể tự vào mạng Internet để tìm kiếm thêm kiến thức. Đây là điều rất tốt".
Bài giảng của Phó Thủ tướng kết thúc với sự ủng hộ nhiệt tình của cô và thầy trường trung học Đoàn Thị Điểm. Trước khi rời ngôi trường này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến đội ngũ thầy cô cùng như toàn HS nhà trường. Phó Thủ tướng cũng tặng quà, trồng cây và chụp ảnh với thầy trò nhà trường.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi lễ kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam tại trường Đoàn Thị Điểm:
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có mặt khá sớm để chung vui với thầy trò trường Đoàn Thị Điểm nhân kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
HS trường Đoàn Thị Điểm đón chào Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
Buổi lễ bắt đầu với nghi lễ truyền thống đó là chào cờ và hát quốc ca. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cùng tham gia nghi lễ này.
Những tiết mục ca nhạc với đạo lý uống nước nhớ nguồn trong lễ kỷ niệm.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân "giảng bài" cho thầy và trò trường Đoàn Thị Điểm.
Nữ giáo viên trẻ thay mặt nhà trường tặng hoa chúc mừng Phó Thủ tướng.
Phó Thủ tướng tặng món quà nhỏ cho thầy trò trường Đoàn Thị Điểm.
Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội trồng cây lưu niệm.
Phó Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với thầy cô trường Đoàn Thị Điểm.
Phút giây gần gũi của Phó Thủ tướng với "học trò" của mình trước lúc chia tay.
S.H
Theo dân trí
GS Roger B. Myerson giảng bài tại ĐH Ngoại thương Chiều 15/11, GS Roger B. Myerson, người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2007, đã có bài giảng tại ĐH Ngoại thương Hà Nội với chủ đề "Cơ chế lãnh đạo, nền dân chủ và chính quyền địa phương". Hơn 1.000 giảng viên, sinh viên đã tham dự sự kiện này. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi sự kiện "Cầu nối...