Ông chủ sinh viên buôn điện thoại, doanh thu tiền tỷ mỗi tháng
Ham học hỏi, có cái đầu bùng nổ, dám làm dám chịu và thực sự tin tưởng những gì mình làm là bí quyết thành công của chàng sinh viên năm cuối trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Giang, chủ thương hiệu Di động Mango.
Với những fan ruột của trang Tinhte.vn, nickname HoangGiang731989 đã trở nên quen thuộc trên diễn đàn với những chia sẻ, tư vấn nhiệt tình xung quanh các sản phẩm điện thoại di động. Gương mặt tôi muốn giới thiệu trong bài viết này là bạn Nguyễn Hoàng Giang, sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, chủ cửa hàng điện thoại di động Mango trên phố Đại La, Hà Nội.
Bị “đá” khỏi công ty do mình điều hành
Là sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh thuộc trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ngay từ năm thứ hai Giang đã lập ra câu lạc bộ kỹ năng mềm, đem lại sân chơi bổ ích cho nhiều sinh viên. Sự năng động, ham học hỏi còn giúp Giang gặp được những người đi trước, được học hỏi kinh nghiệm và truyền động lực khởi nghiệp. Vốn mê công nghệ, trước khi chính thức bước vào kinh doanh, Giang đã có gần 2 năm tìm tòi về mảng điện thoại di động. Một số bài chia sẻ của Giang còn được đưa ra trang chủ Tinhte.vn, một diễn đàn công nghệ uy tín; có lần Giang còn được LG Việt Nam mời đến giới thiệu về điện thoại trong buổi offline. Nhờ có sẵn uy tín trong cộng đồng nên khi mở cửa hàng Giang được rất nhiều khách hàng ủng hộ.
Tuy nhiên, Giang cũng nói thật lúc khởi nghiệp không có kinh nghiệm gì. “Nói hơi buồn nhưng ở trường đâu có ai dạy mình những kiến thức sát sườn từ việc thuê nhà, viết hợp đồng, xin giấy phép kinh doanh, marketing trên internet, làm sao tiếp khách hàng tốt…tất cả đều phải tự mình quan sát học hỏi” , Giang tâm sự. Cửa hàng di động đầu tiên do Giang và một người bạn chung vốn mở ra hoạt động được hơn một năm. Thời gian đầu khá đông khách, làm ăn bắt đầu có lãi nhưng cũng là lúc mâu thuẫn giữa hai người nảy sinh. Sau hơn một năm, mâu thuẫn ngày càng lớn, Giang rời cửa hàng với vỏn vẹn 17 triệu đồng trong tay.
Giang bảo hồi ấy suy sụp lắm vì niềm tin bị mất: mất bạn, mất tiền, mất tất cả những gì mình đã gây dựng. Sau cú vấp đó, Giang rút ra nhiều kinh nghiệm sâu sắc cho mình: “Thứ nhất, đồng tiền có thể khiến cho con người ta thay đổi, dù đó là người thân nhất của mình, hãy luôn phòng tránh chuyện đó xảy ra. Thứ hai, khi khởi nghiệp thường thích chung vốn với người khác nhưng phải xác định khi đã chung vốn thì sẽ có rất nhiều mâu thuẫn phát sinh và thường thì sẽ tách ra do không thể tìm được tiếng nói chung, vì thế nếu không thể tự khởi nghiệp thì hãy luôn nghĩ tới phương án khi có mâu thuẫn nảy sinh”.
Bán thương hiệu cá nhân “được giá”
Ra ngoài với 17 triệu trong tay, song tình yêu công nghệ và niềm tin vào bản thân không hề mất đi. Nhận thấy thị trường còn thiếu những cửa hàng uy tín, hơn nữa thời điểm đó vẫn là lúc Giang hiểu thị trường, còn bẵng đi một thời gian không biết nhu cầu ra sao, sự ủng hộ của khách hàng dành cho mình còn nhiều hay không. Nghĩ vậy, Giang về quê (Nam Định) mượn tiền bố mẹ mở cửa hàng riêng với với thương hiệu Di động Mango để được hoạt động đúng theo cách Giang muốn. Mất một đêm, Giang thuyết phục được bố mẹ vốn là giáo viên trường làng bán đứt mảnh đất cạnh nhà được khoảng 100 triệu đồng cho Giang làm vốn khởi nghiệp.
Được hỏi về bí quyết thuyết phục bố mẹ, Giang bảo đó là uy tín và hình ảnh của mình trong nhiều năm. Ngoài nhân cách được bố mẹ tin tưởng, việc Giang điều hành một câu lạc bộ hoạt động tốt với 40 sinh viên tham gia, giành giải nhất cuộc thi hùng biện “Kết nối trẻ” trên VTV6, làm trợ lý giám đốc trong kì nghỉ hè… đã giúp Giang củng cố niềm tin của gia đình. Giang bảo: “Mình phải là người ham học hỏi, có cái đầu dám bùng nổ, dám làm dám chịu và thực sự tin tưởng những gì mình đang làm”. Quả thật lần đầu đến Mango, bắt gặp một thanh niên người nhỏ nhắn sau cặp kính cận, tôi cứ ngỡ cậu là nhân viên kỹ thuật của cửa hàng. Nhưng để ý cách giải quyết vấn đề thông minh; tác phong tự tin, chuyên nghiệp; thỉnh thoảng tếu táo với khách nhưng vẫn chừng mực, chân thành, tôi mới “nghi” Giang làm chủ Mango. Tác phong của Giang cũng là nét văn hóa chung của một cửa hàng với toàn bộ nhân sự từ ông chủ đến nhân viên đều là sinh viên.
Video đang HOT
Giang tâm sự: “Khách hàng đến với chúng em không chỉ là thượng đế, mà em muốn những thượng đế ấy sẽ trở thành bạn bè. Em không bao giờ đặt nặng vấn đề lợi nhuận lên trên. Vì vậy, trong môi trường bán điện thoại vốn có rất nhiều chiêu trò thì ở Mango quán triệt rất rõ ràng: Không lừa gạt khách hàng, chăm sóc khách tốt nhất có thể nên mọi nhân viên Mango luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Điều này càng bồi đắp thêm nhân cách, sự tự tin ở mỗi người”.
Doanh thu tiền tỷ mỗi tháng
Tôi đến Mango trong một chiều cuối năm, cửa hàng chưa đầy 20 m2 lúc nào cũng đông khách. Có người đến mua hàng, có người bảo hành sản phẩm, số khác chỉ đến xem hàng và họ ngồi hàng giờ nói chuyện vui vẻ. Giang cho biết, thời điểm mua bán sôi động đa số các mặt hàng đều bán tốt. Doanh thu mỗi tháng tầm 1 tỷ đồng, trừ các chi phí đi mỗi tháng cũng lãi khoảng 50 – 70 triệu đồng, một con số nghe cũng “hơi to” với một cậu sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng Giang nói thu nhập như vậy gần như thấp nhất trong số các cửa hàng di động ở Hà Nội.
Gần đây, một số dòng điện thoại Hàn Quốc như Sky, Take gây sốt giới trẻ Việt cũng là thời điểm nhân viên bên Giang bận rộn hỗ trợ khách hàng. Những chiếc điện thoại này vì là hàng nội địa nên đôi khi có xảy ra một vài sự cố. Giang cười: “Em đã mở cả diễn đàn chỉ để hỗ trợ khách hàng nhưng mọi người vẫn thích đến tận nơi để được hỗ trợ và hỏi thêm cái này cái khác. Mệt ghê nhưng cũng vui chứ vắng người thì còn buồn hơn chị ạ”.
“Còn trẻ, sức mạnh đồng tiền không làm mờ mắt”
Giang bảo: “Thực ra bọn em còn trẻ, còn nhiều hoài bão, không bị sức mạnh đồng tiền làm mờ mắt” khi lý giải về cách làm ăn của mình. Giang nói, nhiều cửa hàng buôn bán không trung thực, nhiều chiêu trò lừa khách hàng thu lãi cực lớn, gấp cả chục lần Mango. Tuy nhiên, Giang cho rằng những cách làm ăn chộp giật, lừa dối khách hàng để kiếm lợi sẽ chỉ dừng lại ở đấy. “Em có một niềm tin tuyệt đối là sẽ đến lúc cách làm như mình mới có thể lớn hơn được. Người tiêu dùng càng ngày càng thông minh hơn. Những “con gà” càng ngày càng ít đi. Mặc dù thời gian có thể lâu hơn nữa, Mango có thể nhỏ nhưng uy tín chính là nền tảng vững chắc nhất cho sợ phát triển trong tương lai”. Đến nay, sau hơn một năm cửa hàng đi vào hoạt động, Giang đã có thể trao hoàn toàn quyền quản lý cửa hàng cho nhân viên mà thảnh thơi nghĩ về những dự định mới. Bí quyết giữ người của Giang, đầu tiên là phải có một chế độ lương thưởng tốt nhất trên góc độ kinh doanh nhỏ. Bên cạnh chế độ đãi ngộ tốt, điều quan trong phải biết cách xây dựng đội ngũ kế cận, biết cách trao quyền, để làm sao nhân viên cảm thấy được tôn trọng, tự hào.
Còn chiến lược quảng bá, Giang chủ yếu vẫn tập trung vào mảng marketing online. Theo Giang, marketing chỉ được thực hiện khi bộ máy hoạt động đã làm tốt. “Marketing mà mình không có một chiến lược khách hàng tốt chỉ phản tác dụng. Khách hàng đến mà phục vụ, chăm sóc không tốt cuối cùng cũng để lại tiếng xấu thôi”. Thương hiệu Mango, với phong cách kinh doanh trẻ trung, thoải mái, đã bắt đầu gây được tiếng tăm và uy tín trong giới trẻ. Nét kinh doanh hiện đại lấy chữ Tín nằm lòng này hi vọng trong một ngày gần đây sẽ được áp dụng rộng rãi. “Cứ đi sẽ đến”, mong rằng những việc làm “từng bước từng bước thầm” của Giang sẽ góp phần mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Việt Nam, cũng như bồi đắp cho những ước mơ lớn của em. Chúc cho Giang cùng với thương hiệu Mango sẽ to lớn hơn trong một tương lai không xa.
Theo GenK
Cô gái bán kem giúp Thủ tướng Anh hùng biện
Ở độ tuổi 20, Clare Foges hằng ngày lái chiếc xe tải nhỏ quanh thị trấn Surrey, miền đông nam nước Anh để bán kem kiếm sống. 6 năm sau khi bán que kem Cornetto cuối cùng, cô trở thành tác giả của bài diễn văn lịch sử của Thủ tướng Anh David Cameron trước Liên minh châu Âu.
Clare, năm nay 31 tuổi, đang là chuyên gia viết bài hùng biện cho người đứng đầu chính phủ Anh. Cô là tác giả của những câu nói gây ấn tượng mạnh như "đó sẽ là cuộc trưng cầu dân ý đi hay ở", cùng với lời hứa sôi nổi, mạnh mẽ của ông Cameron để nỗ lực đấu tranh "bằng cả trái tim và tâm hồn" nhằm giữ nước Anh ở lại với Liên minh châu Âu (EU).
Clare cho biết ông Cameron là người thân thiện
Có lẽ điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì Clare cũng là một nhà thơ được ngưỡng mộ, người có quan điểm sắc sảo về sức mạnh của những bài phát biểu trước đám đông. Cô cho biết cô rất ghét những bài diễn văn tẻ nhạt vì điều đó sẽ khiến "nền chính trị trở nên nghèo nàn, thậm chí đe dọa nền dân chủ".
Cô cho rằng một trong những người như thế là cựu Thủ tướng Anh Gorden Brown, với kiểu hùng biện mà Clare mô tả là "không sáng tạo, tẻ nhạt và được truyền đạt một cách vô vị".
Tuy nhiên, cô dành lời ca ngợi cho bà Margaret Thatcher với bài phát biểu khi trở thành Thủ tướng Anh vào năm 1979 với trích dẫn câu nói của Thánh Fancis của Assisi: "Ở nơi có bất hòa, chúng tôi đem lại hòa hợp; ở nơi có lỗi lầm, chúng tôi mang lại sự thật; ở nơi có nghi ngờ, chúng tôi đem lại niềm tin; và ở nơi tuyệt vọng, chúng tôi mang lại hy vọng".
Clare bắt đầu làm việc trong nhóm trợ giúp Thủ tướng Cameron cách đây 4 năm. Cô là người viết diễn văn chính trị duy nhất trong nhóm, và đã viết bản nháp cho bài phát biểu của ông Cameron về vấn đề nước Anh có nên tiếp tục là thành viên của EU hay không từ cuối năm ngoái.
Bài phát biểu này đã trải qua cả chục lần chỉnh sửa, vì Clare muốn thêm vào những câu hùng biện có cánh.
Điều quan trọng là Clare hiểu thiên hướng và kiểu nói của ông Cameron đến mức mà các đồng nghiệp gọi cô là "thanh quản của Thủ tướng".
Trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi trước đợt bầu cử toàn quốc vừa rồi, Clare cho biết: "Tôi suy ra cách nói chuyện của David khi tôi lắng nghe ông. Tôi thấy rất dễ để hiểu lối diễn đạt của ông ấy. Ông ấy rất thẳng thắn và rõ ràng khi thể hiện những điều mong muốn trong bài diễn văn".
Clare cho biết cô thấy vui nhất là lúc Thủ tướng sử dụng câu nói đùa của cô trong bài phát biểu.
Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu trong Diễn dàn kinh tế thế giới 2013
Với vai trò "cố vấn đặc biệt", Clare nhận mức lương sau thuế là 63.000 bảng Anh (hơn 2 tỷ đồng) và là một trong ít người được tham gia vào lực lượng trợ giúp cho Thủ tướng.
Là một tín đồ Ki-tô giáo, Clare tốt nghiệp ĐH Southampton, sau đó học cao học ngành thơ tại ĐH Bristol. Tốt nghiệp đại học, Clare mở công ty quần áo và tự thiết kế đồ trang sức.
Clare gia nhập Đảng Bảo thủ vào năm 2003 khi ông Tony Blair là Thủ tướng và đang ở đỉnh cao sự nghiệp.
Khi cậu con trai 6 tuổi Ivan của ông Cameron qua đời vào tháng 2/2009, chính Clare là người trả lời rất nhiều thư chia buồn gửi tới gia đình ông. Bà mẹ cũng từng mất con mô tả bức thư hồi đáp của (do Clare viết) là lá thư "cảm động nhất" mà chị từng nhận được.
Clare từng giành giải nhì cuộc thi thơ MAG năm 2011 với bài thơ Bank Holiday (Bank Holiday là kỳ nghỉ truyền thống ở Anh và các nước thuộc khối Thịnh Vượng Chung), lấy cảm hứng từ chuyến tham quan một buổi tập quân sự.
Cơ hội tham gia chính trị của Clare đến từ khi cô đang bán kem. Cô xin làm việc bán thời gian trong nhóm Cornerstone của nghị sĩ John Hayes, người theo đường lối bảo thủ ủng hộ các giá trị truyền thống và phản đối hôn nhân đồng tính.
Sau đó, Clare tham gia chiến dịch của Boris Johnson tranh cử chức thị trưởng London.
Sau đợt này, cô được một người bạn cho biết có vị trí tương tự trong nhóm của ông David Cameron, hồi đó đang là lãnh đạo đảng đối lập. Sau 4 cuộc phỏng vấn, Clare đã được lựa chọn, còn Boris Johnson đã cực kỳ thất vọng khi không giữ được chân cô gái trẻ tài năng.
Theo 24h
Kỳ vọng cách dạy và học từ thi nghiên cứu KH Từ năm 2013, Bộ GD-ĐT chính thức triển khai kỳ thi học sinh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia. Đến nay đã có hơn 30 tỉnh, thành trên cả nước hưởng ứng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng kỳ thi khó có tác động trực tiếp tới hoạt động dạy học chính khóa như kỳ vọng của Bộ GD-ĐT...