Ông Chấn không đến phiên xử Lý Nguyễn Chung, vì sao?
Gia đình ông Chấn cho biết sẽ không đi cùng người dân đến tòa xem xử Lý Nguyễn Chung vì ngày mai (29/9) mọi người phải gặt lúa.
Ngày mai (29/9), theo kế hoạch, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ giết người xảy ra tại thôn Me (Bắc Giang) hơn 10 năm trước.
Bị cáo duy nhất trong vụ án là Lý Nguyễn Chung (26 tuổi, ở Đắk Lắk) bị xét xử về tội “giết người” và “cướp tài sản”.
Lý Nguyễn Chung chính là hung thủ mới đầu thú trong vụ “10 năm tù oan” mà người chịu án “thay” Chung là ông Nguyễn Thanh Chấn (thôn Me, xã Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang).
Ông Nguyễn Thanh Chấn đa rơi nhiêu nươc măt vi cuôc đơi lăm oan trai cua minh
TAND tỉnh Bắc Giang không mời ông Chấn và gia đình tham dự phiên xử này vì đã hết quyền và trách nhiệm liên quan. Cách đây không lâu, cơ quan công an đã đọc quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Nguyễn Thanh Chấn.
Chiều nay, trả lời chúng tôi, anh Nguyễn Thế Anh (con trai út của ông Chấn) cho biết, gia đình anh sẽ không đến phiên tòa ngày mai mặc dù một số người dân thôn Me có thể vẫn đi để theo dõi xét xử. Gia đình ông Chấn tỏ ra không quan tâm nhiều đến phiên tòa này.
Video đang HOT
Anh Thế Anh còn cho biết, hiện đang là mùa vụ thu hoạch nên mấy hôm nay, gia đình anh khá bận rộn.
“Ngày mai, cả nhà tôi phải đi gặt lúa, không ai đi được đâu.” – Anh Thế Anh nói.
Trươc khi diên ra phiên xử, trả lời chúng tôi, luât sư Hoàng Minh Hiển (Văn phòng luật Bắc Hà – Hà Nội, người bao chưa cho bi cao Lý Nguyễn Chung) cho biết, ngày mai, quan điêm bao chưa của ông chủ yếu la theo hương giam nhe trach nhiêm hinh sư cho bi cao. Bởi theo luật sư, toàn bộ tình tiết vụ án đều đã khá rõ ràng. Một mặt bị cáo đã khai nhận tất cả hành vi, mặt khác bị cáo phạm tội lúc chưa đủ 16 tuổi.
Lý Nguyễn Chung, hung thủ thực sự trong vụ án xảy ra cách đây hơn 10 năm
Ông Hiển cũng cho hay, qua thời gian tiêp xuc vơi Chung va gia đinh, ông thấy gia đinh Chung rât kho khăn và vốn ít hiểu biết xã hội. Họ tỏ thái độ trông cây tất cả vao luât sư, mong ông bao chưa cho Chung tôt nhât.
Suốt giai đoan điêu tra luật sư Hiển nhiêu lân hoi Chung: “Tư khi đâu thu, nhận trach nhiêm vì nhưng gi minh đa gây ra trươc đây, Chung cam thây thê nao?”
Chung nói rằng: “Thời gian đâu hơi kho ngu vi nhơ nha, nhơ gia đinh nhưng cảm thấy đa bơt đi phân nao sự bưt rưt, cam giac tôi lôi va sư hôi hân am anh không yên. Sau nay, du bi xư phat thê nao tôi cung châp nhân”.
Theo cáo trạng, chập tối 15/8/2003, Chung đến quán chị Nguyễn Thị Hoan để mua dầu gội đầu. Khi đi, Chung mang trong người một con dao bấm. Trong khi giao dịch, nhìn thấy tiền trong tủ kính của chị Hoan, Chung nảy sinh ý định giết người cướp của.
Lợi dụng lúc chị Hoan không để ý, Chung rút dao tấn công. Mặc dù chị Hoan tìm cách bỏ chạy nhưng Chung vẫn không buông tha mà truy sát đến cùng. Trong khi vật lộn, Chung tiếp tục đâm chị Hoan nhiều nhát. Đến khi dao gãy, Chung còn đập đầu chị Hoan xuống nền nhà và dùng vỏ chai bia tấn công.
Khi chị Hoan không còn cử động được, Chung lấy gối ở giường trùm lên mặt chị Hoan cho đến khi nạn nhân tắt thở hẳn mới thôi. Sau đó, Chung tháo 2 chiếc nhẫn màu vàng ở tay chị Hoan và lấy tiền rồi tắt điện, đóng cửa, ra về.
Trong khi Chung giết chị Hoan, có anh Nguyễn Văn An và Lê Văn Giới (công nhân xây dựng) đi xe đạp qua nhà nhìn thấy nhưng lại tưởng vợ chồng đánh nhau nên đã bỏ đi, không trình báo.
Sau khi gây án, Lý Nguyễn Chung đã bỏ trốn vào Tây Nguyên sinh sống. Ở quê hương, ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị bắt và kết án tù chung thân. Ông Chấn chịu tội thay cho Chung 10 năm trời.
Tháng 10/2013, Lý Nguyễn Chung ra đầu thú. Ông Chấn được trả tự do.
Theo Khampha
Lượng Methanol cao không khác gì thuốc độc
Trao đổi với báo chí sáng 10-12, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Trần Quang Trung - Bộ Y tế cho biết, việc các sản phẩm rượu chứa hàm lượng Methanol gấp hơn 2.000 lần mức cho phép thì chẳng khác gì thuốc độc, gây chết người.
- PV: Tại sao rượu có hàm lượng Methanol cao đến như vậy mà vẫn lưu hành?
- Ông Trần Quang Trung: Bình thường vẫn có một số cơ sở sản xuất, pha chế rượu nhỏ lẻ cố ý cho chất Methanol vào trong rượu nhằm làm tăng nồng độ rượu, thi thoảng cơ quan chức năng vẫn phát hiện. Tuy nhiên, việc sản phẩm rượu có hàm lượng methanol cao đến hơn 2.000 lần mức cho phép, tôi cho rằng khả năng không phải do cơ sở cố ý đưa chất này vào rượu mà có thể là do một lỗi, sai sót nào đó trong một khâu hoặc quy trình sản xuất.
- Trước tình trạng ngộ độc rượu do rượu pha cồn tăng cao như vậy, Cục ATTP có động thái gì để kiểm soát?
- Về vụ rượu nếp 29 của Công ty CP XNK 29 Hà Nội, Cục đã chỉ đạo Chi Cục ATVSTP ở các địa phương liên quan xác minh, xử lý thông tin, công bố và thu hồi các lô rượu gây ngộ độc. Đặc biệt, tổ công tác liên ngành Trung ương về VSATTP vừa ban hành Công văn số 2732/ATTP-NĐ gửi các ngành Công Thương, y tế và cơ quan chức năng tại các địa phương tăng cường phối hợp để ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo ATTP; trong đó, tập trung vào tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu; phát hiện sớm, xử lý kiên quyết các sản phẩm rượu vi phạm ATTP và công khai các vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Năm nào Cục ATTP cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra mặt hàng rượu vào dịp cuối năm nhưng bệnh nhân ngộ độc rượu vẫn tăng?
- Chúng ta tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn các sản phẩm rượu không đạt tiêu chuẩn ATTP ra thị trường, đồng thời cảnh báo đến người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm rượu kém chất lượng, nếu không số bệnh nhân bị ngộ độc rượu sẽ còn cao hơn.
- Cảm ơn ông!
Theo ANTD
Giang hồ tấn công buồng biệt giam giải cứu đại ca Đám đông mang theo hung khí phá khóa cổng trung tâm cai nghiện, chém bảo vệ, mở cửa giải cứu Long "Rồng đỏ" trong buồng biệt giam. Chúng hộ tống đại ca bằng hàng chục chiếc môtô dàn hàng ngang trên đường. ảnh minh họa Chiều 9/12, Công an tỉnh Bình Thuận và Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục, Lao động xã hội...