Hận chồng, ác mẫu giết con
Sự cùng quẫn đã khiến người mẹ thành ác mẫu tước đoạt mạng sống của con mình. Phẫn uất hơn, dù biết mình mang căn bệnh thế kỷ, người đàn bà đó vẫn tiếp tục lấy chồng, sinh con trong thời gian trốn nã.
Lấy nhầm chồng nghiện
Theo hồ sơ, năm 1995 Lâm Thị Ngọc Sương (SN 1975, quê ở Hồng Ngự, Đồng Tháp) vừa tròn 20 tuổi đã kết hôn với anh Nguyễn Văn Khâm ở xã Lê Chánh, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Sương là con gái nhà nghèo, ở tỉnh xa nên khi lấy chồng vào được cửa nhà giàu thì rất phấn khởi, ngỡ đời mình sẽ được bao bọc trong nhung lụa. Nhưng về rồi mới biết chồng Sương ăn chơi trác táng, “bán trời không văn tự”, lại mắc nghiện ma túy.
Lấy chồng đầu năm, cuối năm Sương sinh con trai, gia đình chồng rất mừng, đặt tên cháu bé là Nguyễn Bảo Còn, nghĩa là báu vật còn giữ được. Nhưng “hạnh phúc ngắn chẳng tày gang”, năm 2003 chồng Sương chết vì nhiễm HIV, lây căn bệnh thế kỷ sang cả vợ, con.
Quá đau đớn và căm hận, sau đó Sương nhờ vợ chồng người em trai làm giấy khai sinh và đổi tên con thành Lâm Bảo Duy (lấy họ mẹ) để tương lai của con mình không dính dáng gì đến người cha của nó.
Bé Duy nhiễm HIV từ mẹ do người cha truyền bệnh sang nên đau ốm oặt ẹo. Từ ngày chồng chết Sương phải chật vật vay mượn để chữa bệnh cho con, nợ nần chồng chất. Đến năm 2005, món nợ từ việc chữa bệnh cho con lên tới 14 triệu đồng, không có khả năng trả nợ khiến Sương vô cùng quẫn bách.
Nghĩ bản thân mình đau ốm, cũng mang căn bệnh thế kỷ nhưng không được chữa trị, vẫn phải quần quật lao động nên Sương nảy sinh ý định mua thuốc trừ sâu để hai mẹ con thoát khỏi bể khổ trần ai. Khoảng 17h ngày 10/11/2005, khi đưa Duy đi khám bệnh trở về nhà tại ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân, Sương đến tiệm mua hai gói thuốc sâu hiệu Validacin và một chai thuốc dưỡng cây cho vào chén pha với thuốc nam cho Duy uống được khoảng 1/3 chén, phần còn lại Sương uống hết.
Video đang HOT
Uống xong, Sương bị nôn và nằm bất tỉnh trên giường, bé Duy thấy mẹ trong tình trạng nguy kịch nên hoảng hốt tri hô, gọi mọi người cứu mẹ. Nghe tiếng kêu của cháu, anh chị và thím chồng của Sương chạy đến xem đã đưa Sương đi cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TX.Tân Châu. Khi mọi người quay về nhà thì thấy bé Duy bị mệt, trên người có mùi thuốc trừ sâu và nghe Duy nói lại Sương cũng cho Duy uống, mọi người đưa Duy đi cấp cứu, nhưng nạn nhân tử vong ngay sau đó.
Còn Sương điều trị đến ngày 18/11/2005 thì ra viện. Thay vì phải ra trình diện pháp luật để phục vụ công tác điều tra, Sương bỏ về nhà cha mẹ ruột ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp sinh sống. Sau đó Sương bỏ trốn đến tỉnh Bình Dương làm thuê sinh sống.
Trốn nã, nhiễm HIV vẫn lấy chồng, sinh con
4 năm sau ngày sát hại đứa con bệnh tật, yểu mệnh, Sương nhận thấy nếu cứ đau đớn, dằn vặt mãi cũng chẳng giải quyết được gì. Sống khép kín, còn trẻ đẹp nên Sương vẫn có đàn ông săn đón. Đến năm 2009, Sương chung sống như vợ chồng với Võ Văn Tung (SN 1976, quê ở ấp Phú Hữu 1, xã Lê Chánh, TX.Tân Châu) tại Bình Dương.
Sương phải giấu thân phận thật của mình, giấu cả căn bệnh mang tên “thần chết” đang có trong người. Anh Tung không biết gì về Sương, chỉ nghe tâm sự rằng tình duyên lỡ dở. Quá trình chung sống, hai người khá hạnh phúc, có một con chung. Đến ngày 30/5/2014, Sương bị bắt theo lệnh truy nã về tội “Giết người” thì anh Tung mới té ngửa.
Mới đây, TAND tỉnh An Giang đã đã vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, mặc dù vụ án đã xảy ra gần chục năm nhưng dư luận vẫn tỏ ra bức xúc trước hành vi của người mẹ táng tận lương tâm. Đã thế, sau khi phạm tội, Sương đã trốn tránh pháp luật, rồi thản nhiên lấy chồng, sinh con ở nơi khác.
Càng bức xúc hơn khi trước vành móng ngựa, Sương tỏ thái độ bất cần đời, không gợn chút ăn năn, vẫn cố tình đổ lỗi cho hoàn cảnh quẫn bách nên mới “giải thoát” cho con. Sương còn công khai nói rằng bản thân bị cáo đã mắc căn bệnh thế kỷ nên chẳng còn gì để mất.
Hội đồng xét xử nhận định hành vi phạm tội của bị cáo Lâm Thị Ngọc Sương là đặc biệt nghiêm trọng; đã trực tiếp tước đi sinh mạng con ruột của mình, gây tâm lý hoang mang trong dư luận nhân dân, làm mất an ninh trật tự tại địa phương nên cần có mức án nghiêm mới đủ sức răn đe, giáo dục bị cáo, góp phần phòng ngừa chung cho xã hội.
Tuy nhiên, nhân thân bị cáo chưa có tiền án, tiền sự; thuộc thành phần lao động nghèo, trình độ học vấn thấp, hiểu biết pháp luật có phần hạn chế, nên đã tuyên phạt Sương 7 năm tù về tội “Giết người”. /.
Theo Duy Bình
Pháp luật Việt Nam
Vỡ đê đầu mùa lũ, trên 200ha lúa bị nước lũ tấn công
Tính đến 14 giờ chiều 10/8, chính quyền địa phương đã huy động nhiều lực lượng và phương tiện đến giúp bà con nông dân ở ấp 2, xã Thường Phước 1 (huyện Hồng Ngự) thu hoạch xong 200ha lúa vụ 3 trong đoạn đê bao lửng bị vỡ vào rạng sáng ngày 9/8.
Hiện tại trên cánh đồng khu vực ấp 2 xã Thường Phước 1 nước đã tràn mặt ruộng. Ngoài diện tích bị mất trắng, hiện tại tất cả diện tích lúa vụ 3 còn lại của bà con đều được người dân và các chiến sĩ bộ đội thu hoạch xong. Với phần lúa hột đã được bà con và các lực lượng "cứu hộ" lúa chạy lũ vận chuyển về các sân phơi của xã hoặc nhà dân để phơi, sấy.
Bà Nguyễn Thị Mẫn, ấp 2 xã Thường Phước 1 vừa thu hoạch xong 6 công lúa, năng suất khá thấp, bà Mẫn cho biết: "Do lúa chưa chín hết bông (hơn 70 ngày), cộng với việc thu hoạch chạy nước lũ nên 6 công đất thu hoạch chỉ có 50 bao lúa, tổn thất hơn 30 bao lúa so với mọi năm. Đáng nói lúa vụ này thất bát, đã vậy giá lúa hiện tại chỉ có 3.500 đồng/kg lúa tươi. Cũng vì giá lúa thấp quá nên gia đình tôi mang lúa về phơi, chờ được giá rồi mới bán để trả tiền phân thuốc".
Những diện tích ruộng bị ngập sâu, người dân phải nhờ đến "máy trâu" kéo lúa hột về nhà
Nông dân Trần Văn Bên kể lại vụ vỡ đê: "Khoảng 4h sáng tôi thức dậy đi uống cà phê như mọi khi thì nghe xã thông tin trên loa là đê bị vỡ nên tôi chạy về kêu máy vào gặt lúa đến 15 giờ chiều mới xong. Do lúa chín mới nửa bông và một số diện tích bị ngập sâu nên máy gặt không được, tổng thiệt hại khoảng 70%. Bởi vậy, vụ lúa của bà con trong diện tích bị vỡ đê bị lỗ nặng lắm, chỉ đủ trả tiền công thu hoạch lúa, còn tiền phần thuốc là phải nợ lại vụ sau rồi".
Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Hồng Ngự, trong tổng số 280ha lúa xuống giống trong đê bao này có 78ha bị mất trắng, khoảng 80ha thu hoạch năng suất 5 tấn/ha, 61ha thu hoạch năng suất giảm 30 - 60%, ước mức độ thiệt hại khoảng 1,7 tỷ đồng.
Ngoài lực lượng tại chỗ, còn có hơn 700 cán bộ chiến sĩ thuộc Trung đoàn 320 - Bộ chỉ huy quân sự Đồng Tháp đến hỗ trợ người dân thu hoạch lúa
Tổng diện tích trong khu đê bao ấp 2 xã Thường Phước 1 là 1.200ha. Song, do vụ 3 năm nay, địa phương khuyến cáo người dân không sản xuất tại những khu vực không ăn chắc, trong đó có diện tích này, đồng thời sợ ảnh hưởng nước lũ đe dọa nên đa số nông dân không xuống giống. Riêng diện tích bị thiệt hại do bà con sản xuất theo tập quán không theo khuyến cáo của ngành chức năng.
Nguyễn Hành - U. D
Theo dantri
Vỡ đê tại Đồng Tháp: Nước lũ lên, người dân không thu hoạch được lúa Sáng nay (11/8), nước lũ tiếp tục tràn vào ruộng lúa của người dân xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp. Nhiều hộ dân đã mất trắng diện tích do nước quá sâu, máy gặt đập liên hợp không thể vào được. Dùng xe trâu chở lúa ở Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (Ảnh: Báo Nhân dân) Nếu không kịp...