Ông bố “đè nặng” các con chăm sóc người cô tàn tật bằng bản di chúc không ngờ
Biết nếu chỉ nói miệng, sẽ không có ai tình nguyện chăm sóc người em gái tàn tật của mình, ông bố đã để lại bản di chúc sâu cay khiến các con không thể không tuân theo.
Bản chi chúc của ông bố khiến các con sững sờ. Ảnh minh họa
Mới đây, một người phụ nữ đã gửi thắc mắc của mình về bản di chúc của bố chồng đến một tòa soạn báo với nội dung như sau:
“Bố chồng tôi mất, cả nhà nhốn nháo vì ông đi quá bất ngờ. Nhưng vài ngày sau đó, chúng tôi tìm được tờ di chúc của bố. Đọc xong, ai cũng bất ngờ.
Bố mẹ chồng tôi vốn sống và làm việc ở Hà Nội. Sau khi nghỉ hưu, ông bà chuyển về quê, xây một căn nhà rộng rãi để ở.
Hàng ngày, mẹ tôi trồng rau, nuôi gà. Bố tôi chăm sóc vườn lan, ao cá và tiếp chuyện bạn bè hưu trí. Sức khỏe của bố mẹ rất tốt. Bố tôi còn nói, từ khi về quê, bố chưa phải uống viên thuốc nào.
Thế mà đùng 1 cái, bố tôi kêu chán ăn. 1 tuần sau thì ông mất sau giấc ngủ trưa. Mấy anh chị em tôi nhận điện của mẹ mà rụng rời chân tay. Ai nấy đều bất ngờ và thương xót bố.
Lo đám tang cho bố xong, anh trai cả sắp xếp lại phòng đọc sách của bố thì phát hiện một tờ di chúc, bố mới viết cách đó không lâu.
Video đang HOT
Bố viết, khi 3 con lập gia đình, xây nhà, bố đã cho tiền nên không được chia chác gì nữa. Hiện bố còn 1 cuốn sổ tiết kiệm, 2 căn nhà ở Hà Nội và căn nhà này ở quê.
Cuốn sổ tiết kiệm và căn nhà 3 tầng, rộng 70 m2 ở Hà Nội mang tên bố mẹ, nếu bố đi trước, bố để lại cho mẹ, mọi việc liên quan đến căn nhà, sau này do mẹ quyết.
Căn nhà ở quê sẽ làm nơi hương hỏa và chốn đi về cho con cháu nên không ai được bán.
Còn lại 1 căn nhà 2 tầng, rộng 50m2 mang tên bố ở Hà Nội, bố để lại cho cô Miền. Sau này, bất cứ ai chăm sóc tuổi già cho cô Miền thì người đó sẽ được thừa hưởng.
Chúng tôi nghe xong cứ tròn xoe mắt, không hiểu vì sao bố lại làm như thế.
Bố tôi và cô Miền là 2 anh em ruột thịt. Nhưng trong khi bố tôi học hành giỏi giang, sự nghiệp thành đạt, con cái cháu chắt đề huề thì cô thất học, bị tàn tật và sống cùng bố mẹ. Khi các cụ khuất núi, cô sống một mình trong căn nhà hương hỏa.
Tôi chợt nhớ ra, cách đây mấy năm, trước khi quyết định dọn về quê sống, bố tôi khoe, khi về sẽ xây căn nhà đầy đủ tiện nghi trên phần đất còn lại của ông bà rồi sống cùng với cô Miền.
Nhưng sau đó, không biết vì chuyện gì, bố tôi không xây nhà ở đó, cũng không đón cô đến ở cùng nữa. Mỗi lần chúng tôi từ Hà Nội về cũng chỉ chạy qua loa, biếu cô chút quà bánh chứ không thân thiết vì cô khá khó tính.
Bây giờ, đọc di nguyện của bố, tôi càng thấy khó hiểu hơn. Tôi hỏi mẹ thì mẹ chỉ chép miệng. Bà nói, tài sản của bố, bố cho ai thì tùy, mẹ không muốn nói ra nói vào.
Có lẽ bố muốn chúng tôi quan tâm đến cô, chăm sóc và lo cho cô lúc tuổi già. Thế nhưng, nếu như vậy, bố chỉ cần dặn dò các con, đâu nhất thiết phải chia cho cô một tài sản lớn như vậy?
Hay bố tôi có suy nghĩ sâu xa gì mà chúng tôi không hiểu. Hoặc có điều gì đó mà bố mẹ còn giấu chúng tôi?”.
Tiền tài không mua được hạnh phúc nhưng thời này không có tiền, gia đình cũng không hạnh phúc được.
Đến đây chắc bạn đọc đều có thể thể hội ý tứ của ông bố chồng quá cố ở trên. Chuyện ngụ ngôn của phương Tây có kể rằng, để con lừa chịu đi không ngừng, người ta treo một củ cà rốt phía trước mặt nó. Thế là con vật sẽ luôn đi về phía trước để mong muốn ăn được củ cà rốt đó. Khi nào đến đích, cần dừng lại, củ cà rốt sẽ làm phần thưởng cho con vật ngoan ngoãn.
Thiết nghĩ, với “củ cà rốt” lớn 50m2, nằm tại thủ đô thì chắc bà cô tàn tật, thất học ở trên sẽ được con cháu hiếu kính chu đáo đến suốt đời.
Minh Khôi (T/h)
Khốn đốn vì ra ở riêng giữa mùa dịch corona
Vợ chồng tôi đã ở chung với bố mẹ được 4 năm, không khí nhà chồng và nàng dâu có những lúc ngột ngạt, nhất là từ khi chúng tôi sinh con, có nhiều bất đồng giữa hai thế hệ về cách chăm trẻ.
Nửa năm trở lại đây mẹ và vợ tôi gần như lúc nào cũng bằng mặt không bằng lòng. Vợ cứ đòi chuyển ra riêng vì con trai tôi cũng đã gần 2 tuổi đủ cứng cáp để đi nhà trẻ.
Bố mẹ tôi dù không hoàn toàn hài lòng về con dâu nhưng không hề muốn xa con cháu. Ông bà đều đã về hưu, tận tình lo miếng ăn giấc ngủ hằng ngày của cháu nội, giờ để cháu theo bố mẹ ra ngoài sống sợ không được chăm sóc cẩn thận.
Tuy vậy trước áp lực của vợ, tôi cuối cùng cũng quyết định chuyển ra riêng. Chúng tôi âm thầm đặt cọc thuê nhà, đăng ký trường mẫu giáo cho con từ trước Tết. Vừa qua mồng 4 Tết, bố mẹ tôi đã phải nhận tin sốc, ông bà rất tức giận, bảo rằng nếu đã bước chân đi thì đừng bao giờ nghĩ đến chuyện quay lại.
Vợ tôi cũng không vừa, cả gan nói: "Ở nhà bố mẹ bao lâu nay con cũng chịu nhiều ấm ức lắm, giờ đã đi chúng con sẽ không để bố mẹ phải phiền nữa". Bố mẹ tôi có vẻ rất thất vọng khi vợ chồng tôi tự tiện chuyển ra mà không bàn bạc trước. Đã thế vợ tôi còn chả có chút trân trọng gì những công sức của ông bà trong suốt mấy năm chăm sóc con cháu.
Vậy là chúng tôi ra riêng trong không khí chẳng mấy vui vẻ. Mồng 5 Tết tôi chuyển đi, ông bà chỉ ôm hôn mỗi cháu nội, phớt lời lời chào của hai vợ chồng.
Vừa chuyển đến nhà mới, chưa kịp ổn định cuộc sống mới, chưa kịp tận hưởng sự độc lập tự do như vợ tôi hằng ao ước, thì cả nhà tôi đã vỡ trận vì dịch corona. Chúng tôi không lường trước được sự bùng phát nguy hiểm của nó.
Con tôi vừa nhập học được mấy hôm chưa kịp quen cô, quen lớp thì giờ phải nghỉ ở nhà, chưa rõ ngày đi học lại.
Sếp của vợ tôi khá khó tính, còn tôi lại vừa được thăng chức, đảm nhiệm thêm nhiều công việc. Ai trong hai người xin nghỉ phép cũng đều là việc khó khăn. Nhưng bất đắc dĩ chúng tôi phải thay phiên nhau nghỉ để trông con.
Ông bà ngoại còn bận đi làm. Giúp việc thì thuê không ra. Tôi thấy tình hình dịch bệnh còn căng thẳng, không biết lúc nào mới có thể yên tâm cho con nhập học lại, nên tỉ tê bảo vợ hay là về xin lỗi ông bà nội rồi gửi con cho ông bà.
Nhưng vợ tôi không chịu, cô ấy vẫn bướng bỉnh bảo nếu tôi không sắp xếp được cô ấy sẵn sàng nghỉ phép hoặc làm việc ở nhà để trông con cho đến khi hết dịch.
Nói là nói vậy nhưng tôi biết thừa cuộc sống gia đình tôi sẽ đảo lộn vì vợ tôi không phải là người giỏi quán xuyến nhiều việc một lúc. Cô ấy chắc sẽ nổ tung nếu vừa chăm con mọn, vừa làm việc công ty, vừa phải nấu ăn, dọn dẹp vì giờ gọi đồ ăn hay đi ăn ngoài rất sợ mất vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm virus corona. Tôi quả thật bó tay với cô vợ cứng đầu.
Theo N.C.T/Dân trí
28 Tết thấy con dâu chưa làm đẹp, mẹ chồng liền dắt đi làm tóc, làm móng còn trả hết chi phí rồi đợi từ trưa tới chiều Mẹ chồng em năm nào cũng gửi bao lễ lạt, tiền mừng tuổi cho thông gia nữa khiến mẹ đẻ em cũng rất quý mến và trân trọng bố mẹ chồng. Nhiều khi em thấy đúng mọi người ạ, phụ nữ không phải hơn nhau ở tấm chồng mà ở chính người mẹ chồng tốt. Từ ngày chưa để mắt đến chồng em,...