Ông Biden nói phiên tòa xét xử luận tội ông Trump “phải diễn ra”
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, xét xử luận tội người tiền nhiệm Donald Trump phải diễn ra, dù điều đó sẽ ảnh hưởng đến chương trình nghị sự của ông cũng như việc phê chuẩn nhân sự nội các.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và cựu Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Getty)
Theo Sputnik , Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25/1 đã trả lời phỏng vấn hãng tin CNN ở cánh Tây của Nhà Trắng về việc xét xử luận tội cựu Tổng thống Donald Trump ở Thượng viện dự kiến vào đầu tháng tới.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ việc đó phải diễn ra”, ông Biden nói. Ông thừa nhận tiến trình luận tội sẽ ảnh hưởng đến chương trình nghị sự và phê chuẩn nhân sự của ông nhưng cũng nhấn mạnh nếu không diễn ra, tác động sẽ còn tồi tệ hơn.
Ông Biden cho rằng, có thể ông Trump sẽ không bị kết tội tại Thượng viện vì kịch bản ít nhất 17 thượng nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ kết tội khó xảy ra. Bình luận trên được đưa ra khi Hạ viện chính thức gửi lên Thượng viện bản luận tội ông Trump “kích động bạo loạn”. Lãnh đạo Thượng viện Mỹ tuần trước thông báo sẽ bắt đầu quá trình xét xử vào ngày 8/2. Quá trình xét xử có thể kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần.
Nhiều người lo ngại rằng, quá trình xét xử có thể ảnh hưởng đến các ưu tiên của chính quyền Tổng thống Biden do việc phê chuẩn nhân sự nội các có thể bị trì hoãn.
Ông Trump bị luận tội kích động bạo lực do bị cáo buộc có vai trò trong vụ biểu tình bạo loạn ở trụ sở quốc hội hôm 6/1, chỉ 2 tuần trước khi ông mãn nhiệm. Để kết tội ông Trump, Thượng viện cần ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ, nghĩa là phải có ít nhất 17 thượng nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu kết tội cựu Tổng thống.
Đảng Cộng hòa chia sẻ quyền lực ở Thượng viện trước phiên xét xử ông Trump
Quyết định chia sẻ quyền lực sẽ cho phép đảng Dân chủ Mỹ nắm quyền kiểm soát các ủy ban chủ chốt trong Thượng viện.
Lãnh đạo thiểu số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell (Ảnh: Reuters)
Lãnh đạo thiểu số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell ngày 25/1 cho biết, ông chấp thuận việc Thượng viện chính thức tái tổ chức để đảng Dân chủ có thể kiểm soát các ủy ban chủ chốt của Thượng viện. Thỏa thuận được đưa ra sau một tuần đàm phán giữa ông McConnell và Lãnh đạo đa số của Thượng viện Chuck Schumer.
Sở dĩ phải có thỏa thuận chia sẻ quyền lực là bởi sau cuộc bầu cử vừa qua, cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều giành được 50 ghế ở Thượng viện. Trong khi ông McConnell yêu cầu giữa quy tắc lâu đời của Thượng viện là cần đa số 60 phiếu tán thành để thông qua một dự luật, ông Schumer của đảng Dân chủ phản đối và cho rằng Thượng viện nên sử dụng thỏa thuận chia sẻ quyền lực 50-50 từng sử dụng năm 2001. Bất đồng này khiến Thượng viện chưa thể tái tổ chức, nghĩa là đảng Cộng hòa vẫn nắm quyền kiểm soát các ủy ban chủ chốt của Thượng viện.
Ông McConnell chỉ chấp nhận thỏa thuận sau khi hai nghị sĩ Dân chủ khẳng định rằng việc chia sẻ quyền lực đó không làm thay đổi quy tắc điều hành của Thượng viện.
Quyết định của ông McConnell đưa ra khi chưa đầy hai tuần nữa Thượng viện sẽ bắt đầu xét xử luận tội cựu Tổng thống Donald Trump. Các chuyên gia nhận định, khả năng ông Trump bị kết tội là rất thấp bởi kịch bản đó chỉ xảy ra khi có ít nhất 17 thượng nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ. Đến nay, mới chỉ có thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitt Romney công khai ủng hộ bỏ phiếu luận tội ông Trump.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ xét xử Trump Thượng nghị sĩ Cộng hòa Romney cho biết tổ chức phiên tòa xét xử cựu tổng thống Trump sau khi ông rời nhiệm sở là hoàn toàn đúng hiến pháp. "Tất nhiên tôi sẽ nghe hết những luận điểm của các luật sư đưa ra cho mỗi bên. Tuy nhiên, tôi nghĩ đây rõ ràng là một nỗ lực hợp hiến", Thượng nghị...