Ông bà thông gia nhà em dâu đến chơi lúc tôi đang rửa bát, không ngờ họ buông một lời cay nghiệt khiến tôi nghẹn đắng muốn đập tan mâm
Trong tình cảnh này tôi có nên chiến đấu lại những kẻ vô đạo đức và chà đạp lên danh dự của mình như thế không?
Nhà chồng tôi chỉ có hai anh em trai. Chồng tôi sinh năm 90 còn tôi sinh năm 93 – bằng tuổi với em trai của chồng. Hồi tôi lấy chồng cũng là gần lúc chú út kết hôn cùng một người phụ nữ trẻ tuổi, mới chỉ sinh năm 95 thôi.
Tất cả 4 người chúng tôi còn trẻ, tuy đã ổn định về công việc song khoản tiền dành dụm chưa được bao nhiêu nên hẵng còn phải ở nhờ nhà của bố mẹ chồng. Tất nhiên việc này chẳng dễ chịu chút nào, bởi lẽ vợ chồng tôi, vợ chồng chú út còn sống cùng với hai phụ huynh khiến cho cuộc sống đôi lúc hơi ngột ngạt.
Lấy chồng tính tới nay là 3 năm rồi nhưng tôi vẫn chưa có thai. Nhiều lần thử que hụt, tưởng là tin hỷ đến nào ngờ cuối cùng vẫn là gương mặt thất vọng của cả tôi và chồng. Ấy vậy, em dâu chỉ lấy chồng hơn một năm là đã có con, thậm chí là con trai.
Nói đến đây, chắc mọi người cũng không bất ngờ khi tôi thú nhận là tôi phải làm hết mọi việc nhà đúng không? Thật ngang trái và phũ phàng, nhưng đó là sự thật. Người chưa có con trong cái nhà này lúc nào cũng khổ hơn. Tôi cũng có đi làm ở công ty nhưng cứ hễ về nhà là lại lao ngay vào bếp. Một ngày của tôi sẽ là như thế này: Sáng dậy sớm mua đồ ăn sáng cho cả nhà rồi giặt quần áo thì mới đi làm. Buổi trưa lại về sớm một chút (công ty tôi ở gần nhà), nấu cái gì đó qua loa cho bố mẹ chồng ăn thôi vì chồng tôi và hai em ăn luôn ở cơ quan. Đến chiều 4 rưỡi tan ca ghé qua chợ mua đồ ăn thức uống và về nhà lại lao vào bếp. Tối cũng chỉ có một mình tôi lau dọn, rửa bát.
Nhiều lúc chạy đôn chạy đáo việc nhà, quả thực tôi cũng mệt lắm chứ. Nhưng em dâu cũng là phụ nữ mà chẳng biết san sẻ cho tôi chút nào. Hồi cô ấy chưa có con thì lấy lý do tăng ca mệt mỏi, tới lúc sinh rồi thì lại viện cớ chăm con vất vả không có thời gian đụng tay đụng chân vào dăm ba việc lặt vặt. Tôi cũng chẳng dám nhờ chồng tôi phụ giúp vì sống cùng bố mẹ anh ấy, nhỡ đâu ông bà bảo tôi vô dụng và hàn h hạ chồng thì còn tệ hơn nữa.
Sống trong nhà mà chẳng khác gì ô sin, tôi thực sự rất mệt mỏi! Nhưng mọi người biết sao không, điều tuyệt vọng hơn là chẳng ai hiểu cho tôi, thậm chí sau lưng còn mưu tính với tôi…
Video đang HOT
Hôm trước, khi đang rửa bát ở trong bếp, cả nhà ra ngoài phòng khách uống trà ăn hoa quả. Một mình tôi vật lộn với nồi lẩu to đùng và một đống bát đũa. Lúc đó hai ông bà thông gia bố mẹ của em dâu tới chơi. Họ có cầm theo một túi quà và chào hỏi niềm nở, tới nỗi tôi ở tận trong bếp mà vẫn nghe thấy tiếng.
Tôi có nghe thấy hai ông bà ấy nói nhớ cháu nên sang thăm. Chuyện cũng chẳng có gì đáng nói cho tới lúc bà thông gia vừa bồng cháu vừa cất lời:
“Ôi thằng cún con của bà nhìn cưng quá. Mai này lớn lên giỏi giang giàu có rồi cho ba mẹ ông bà nội ngoại được nhờ nhé! Chưa biết chừng cháu bà còn làm đích tôn của dòng họ này luôn ấy chứ nhỉ!”
Tới đây thì tôi đã rùng mình, nhưng chưa hết, bà ta còn nói với mẹ chồng tôi: “Ơ thế con H. chưa có thai à, chết dở. Lấy chồng 3 năm rồi chứ còn ít gì đâu? Anh chị xem thế nào bảo cháu đi khám bệnh viện xem nguyên nhân là gì để còn tìm cách chứ. Nhỡ vô sinh thì sau này chắc phải hối hận lắm đấy… Hay là bận công bận việc gì ghê gớm mà chưa đẻ nhỉ, bọn trẻ thời nay lạ thật đấy.”
Đứng ở trong bếp, dù tiếng nước xè xè to nhưng tôi vẫn nghe được từng lời bà ấy nói. Chồng tôi chẳng lên tiếng chút nào. Anh ấy hiền lắm nên chắc không dám cãi lại người lớn tuổi. Nhưng tôi thì cực kỳ phẫn nộ. Tôi muốn đập tan mâm bát đũa bên cạnh. Tôi cay cú, ghen tỵ với em dâu. Và tại sao đang yên đang lành bà thông gia lại phải chọc ngoáy như thế cơ chứ? Chẳng nhẽ ở nhà này tôi chưa đủ khổ sao, hay bà ấy muốn nhân cơ hội này nâng con gái mình lên tận mây xanh?
Mọi người thử xem, giờ tôi nên xử trí như thế nào đây?
Con gái trách mẹ chỉ thích đi chơi, không chịu trông cháu
"Bà nhà em chán lắm, chỉ mải chơi. Từ lúc em đẻ bà chẳng trông cháu nổi một ngày", đó là lời nhận xét của một cô con gái về mẹ.
Không ít người trẻ tuổi ngày càng trở nên ích kỷ, họ sinh con ra rồi đùn đẩy trách nhiệm chăm sóc con cái cho ông bà. Khi không nhờ được ông bà thì họ buông lời nặng nhẹ, chê trách, hờn giận. Cha mẹ đã một đời vất vả, tới tuổi già phải được nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống. Họ đã nuôi con mình, sao còn phải chăm cả cháu?
Chị C.T., 28 tuổi, làm việc tại Q. Tân Bình (TPHCM) mang thai gần tới ngày sinh nở. Chị hay than thở khi ngồi với bạn bè "mẹ mình chán lắm". Hôm vừa rồi, vợ chồng chị ngỏ ý muốn mẹ sang ở chung mấy tháng để trông bé, nhưng bà từ chối.
Trách nhiệm trông cháu đâu phải của ông bà, con ai đẻ ra người ấy tự chăm sóc mới là thuận theo lẽ thường. (Ảnh minh họa).
"Có ai như mẹ em không? Người ta ở cữ còn về ở luôn nhà mẹ đẻ để mẹ đỡ đần cho. Thế mà mẹ em không đồng ý. Bà bảo bà sang chơi một lúc thì được, chứ bà không ngủ lại, bà không thức đêm trông cháu hay cho cháu ăn.", chị T. thở dài.
T. nghĩ sức khoẻ mình yếu, nếu thức trông con sẽ mất sữa. Còn chồng chị đêm mà thức với em bé thì sao sáng dậy đi làm nổi. Mẹ chị tuy về hưu, nhưng mới 60 tuổi, bà rất khỏe khoắn và đi du lịch với bạn bè suốt. Vậy mà bà không trông con giùm chị vài tháng. Chị T. nói với mọi người rằng mẹ chị ham vui, chỉ thích đi chơi, không thương con cháu.
Đâu phải riêng chị T. có suy nghĩ như vậy, cô con dâu tên Duyên, 27 tuổi, đang làm du lịch khẳng định: "Em nói với chồng rồi, em đẻ con ra thì bố mẹ anh phải trông cháu. Ông bà chỉ ở nhà, đỡ đần cho con cái là bình thường. Tiền lẽ ra đem thuê giúp việc thì vợ chồng em tiết kiệm, lấy vốn làm ăn. Ông bà không cho được vợ chồng em vốn khởi nghiệp thì phải giúp lại bằng cách ấy chứ".
Cứ tưởng chỉ những cặp vợ chồng sinh con đầu lòng mới nhờ ông bà trợ giúp, nhưng không ít đôi con cái đã lớn vẫn giao trách nhiệm cho ông bà để mình rảnh rang đi cà phê, du lịch, giao du.
Nhiều cặp vợ chồng giao luôn con cái cho ông bà, quan niệm đó là trách nhiệm của ông bà. (Ảnh minh họa).
Chị Bình, 38 tuổi, kể lể với đồng nghiệp rằng chị đang rất stress. Nguyên nhân vì mẹ chị bao lâu nay ở chung trông nhà, cơm nước, để mắt con cái, thì nay lại nhất quyết về quê.
Chị buồn bã: "Bà thay đổi làm gia đình chị xáo trộn hết cả. Hai vợ chồng đều đi làm về trễ, có hôm tối mịt về tới nhà mới bắt đầu cơm cơm nước nước. Bây giờ chị đi đâu cũng khó, vì chẳng dám để con gái 6 tuổi ở nhà một mình".
"Ở thành phố mưa không tới mặt nắng không tới đầu. Đồ ăn chị mua đầy tủ lạnh, con bé cũng lớn rồi, chỉ cần có người lớn để mắt sau giờ học thôi. Thế mà bà lại nằng nặc đòi về quê, ở quê có ai trông nom đâu, điều kiện sống thì thiếu thốn", chị Bình rầu rĩ.
Nước mắt chảy xuôi, cha mẹ lo cho con cái cả đời, vậy mà khi con cái trưởng thành lẽ ra họ phải được nghỉ ngơi thì bị gắn vào nhiệm vụ chăm cháu. Lớn tuổi rồi, chân tay không còn linh hoạt, đầu óc chẳng còn minh mẫn như xưa, chẳng may làm té ngã cháu thì liền bị con cái trách móc. Thế nhưng không nhận nhiệm vụ trông trẻ liền bị nói là già nhưng ham vui, lớn tuổi nên tính tình trở chứng.
Bà P. T. H., 60 tuổi, ngụ tại Q. Đống Đa, Hà Nội đã bày tỏ quan điểm của mình khi được giao trách nhiệm trông cháu. Con gái bà H. vừa sinh con, hai vợ chồng bà H. lên bệnh viện thăm con và cháu, gặp bố mẹ chồng của con dâu. Chồng bà lập tức "khoán" luôn việc cho vợ, hứa với ông bà thông gia là từ nay bà ngoại sẽ lên ở chăm cháu và con gái cho tới khi em bé đầy tháng.
"Nghe ông ấy "phân nhiệm vụ", tôi sững sờ. Tại sao tôi lại phải sang nhà thông gia ở chăm cháu hẳn một tháng? Con ai nấy chăm, tôi lớn tuổi rồi làm sao mà thức đêm hôm trông trẻ được. Tôi làm lụng vất vả cả đời nuôi con, chăm chồng, bây giờ tuổi hưu trí rồi tôi không sống vì ai nữa, tôi xứng đáng được nghỉ ngơi, đi du lịch", bà H. bày tỏ.
Nhiều người trẻ tuổi quen dựa vào cha mẹ mà quên rằng cha mẹ đã quá già yếu. Thói ỷ lại khiến họ không rành rọt được trách nhiệm với chính cuộc đời mình, con cái mình. Nếu kinh tế chưa ổn thì đừng vội kết hôn. Trước khi quyết định sinh con cần học hỏi kinh nghiệm chăm sóc trẻ và có kế hoạch nuôi dạy con mình. Không làm được điều này họ chỉ mãi là những đứa trẻ chưa lớn, ích kỷ và luôn đổ lỗi cho người khác.
Thông gia khẩu chiến tại bệnh viện vì muốn đón cháu về nhà chăm Tôi mới sinh con, ngày xuất viện, bố mẹ hai bên tranh cãi nảy lửa vì ai cũng muốn đón cháu về nhà chăm. Tôi năm nay 30 tuổi, mới sinh con đầu lòng. Quãng thời gian tôi tổ chức cưới, tình cảm hai bên thông gia khá tốt đẹp. Tính cách bố mẹ chồng tôi có phần khó tính, khắt khe hơn....