Ôn thi Vật lý tốt nghiệp: Tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số
Để giúp thí sinh làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Vật lý, TS. Trần Quốc Tuấn, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải thực hiện bài giảng: “Tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số”.
Ảnh minh họa
Bài giảng về Tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số của TS. Trần Quốc Tuấn – Bộ môn Vật lý, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải được chia làm ba phần:
Phần I giới thiệu về Phương pháp tổng hợp hai dao động cùng phương cùng tần số bằng phương pháp lượng giác và phương pháp tổng hợp véc tơ cùng các ví dụ minh họa.
Phần II về phương pháp tổng hợp dao động bằng số phức và dạng toán xác định khoảng cách giữa hai vật dao động điều hòa.
Phần III về dạng toán cực trị trong tổng hợp dao động và các bài toán đặc biệt, nâng cao về tổng hợp dao động.
Ngoài các nội dung chính, bài giảng còn cung cấp các kiến thức toán học bổ trợ về lượng giác và tổng hợp véc tơ, giúp học sinh hiểu và vận dụng tốt các phương pháp tổng hợp dao động.
Theo thầy Tuấn, giảng viên Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải thì khi làm các bài tập về tổng hợp dao động, học sinh cần vận dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau, trong đó cố gắng sử dụng phương pháp tổng hợp véc tơ để hiểu rõ bản chất bài toán, tránh lạm dụng phương pháp sử dụng máy tính cầm tay.
Ngoài ra, kiến thức về tổng hợp dao động còn được sử dụng trong các chương tiếp theo như chương Sóng cơ và sóng âm hay chương Dòng điện xoay chiều nên qua lý thuyết và các bài tập vận dụng phần tổng hợp dao động, học sinh cần khái quát thành phương pháp tổng quát để sử dụng trong các phần kiến thức tiếp theo.
Dưới đây là bài giảng về: “Tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số” của TS. Trần Quốc Tuấn:
Ôn tập Vật lý thi tốt nghiệp THPT 2020: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số
Hướng dẫn ôn thi THPT môn Vật lý: Chuyên đề sóng dừng, sóng âm
Sóng dừng và sóng âm là hai nội dung chính thường xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia và thi tốt nghiệp THPT ở phân khúc điểm thông hiểu và vận dụng cơ bản
Ảnh minh họa
Khi phân tích cấu trúc đề thi THPT những năm gần đây và hai đề minh họa Vật lý của Bộ GD&ĐT năm 2020, Th.S Nguyễn Thành Vinh, Giảng viên Bộ môn Vật lý, trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải cho biết: "Thông thường chương sóng cơ có khoảng 5-6 câu, trong đó chia thành bốn phần quan trọng. Sóng dừng và sóng âm là hai nội dung chính thường xuất hiện trong đề thi ở phân khúc điểm thông hiểu và vận dụng cơ bản".
Đối với nội dung sóng dừng sẽ tập trung khai thác nhiều vào các bài toán đơn giản là xác định số nút số bụng của sợi dây hai đầu cố định và sợi dây một đầu cố định, một đầu tự do. Để giải quyết các bài tập dạng này các em cần nắm chắc điều kiện để có sóng dừng trên dây. Đối với nội dung sóng âm kiến thức lý thuyết là một trong những trọng tâm được hỏi đến nhiều. Trong đó đặc biệt là các câu hỏi về đặc trưng vật lý, đặc trưng sinh lý của sóng âm và liên hệ giữa các đặc trưng vật lý và sinh lý.
Nội dung bài giảng hôm nay của thầy Vinh sẽ giúp các em hệ thống lại hai nội dung kiến thức chính. Một là, các kiến thức về sóng dừng trên dây hai đầu cố định và dây một đầu cố định, một đầu tự do. Hai là, các đặc trưng vật lý - sinh lý của âm và liên hệ giữa các đặc trưng này.
Hướng dẫn ôn thi THPT môn Vật lý: Chuyên đề đại cương về dao động điều hòa (phần 1) Dao động cơ là một trong 2 chương quan trọng chiếm tỷ lệ số câu nhiều nhất trong các đề, trung bình chương Dao động cơ có khoảng 6 - 7 câu trong mỗi đề. Trong đó bao gồm cả các câu nhận biết, thông hiểu, vận dụng cơ bản và vận dụng nâng cao. Ảnh minh họa Qua nhiều năm theo dõi...