Ôn thi online đến 2h sáng, trẻ cuối cấp nổi cáu, khóc giận vô cớ
Từ lúc lên lớp 9, con trai chị Thanh Hiền (Hoàng Mai, Hà Nội) hầu như chưa hôm nào ngủ trước 2h sáng.
Con căng thẳng vì lịch ôn thi dày đặc với mục tiêu đỗ trường chuyên.
Một ngày học của con chị Thanh Hiền bắt đầu từ lúc 7h15, kết thúc vào khoảng 2h sáng hôm sau. Tình trạng này kéo dài từ đầu tháng 6 đến nay và cũng khó cải thiện khi càng đến gần kỳ thi tuyển sinh lớp 10, áp lực càng lớn.
Con vất vả, phụ huynh lo lắng nhưng họ cố động viên nhau nỗ lực trong năm cuối cấp để đạt mục tiêu vào trường chuyên.
Đặt mục tiêu vào trường chuyên, học sinh cuối cấp học tập rất vất vả. Ảnh minh họa: Báo Khánh Hòa.
Ngày chỉ ngủ hơn 4 tiếng
Chị Thanh Hiền chia sẻ hết lớp 8, cường độ học tập của con tăng vọt. Năm ngoái, mỗi tuần, con chỉ học thêm 3 buổi. Khoảng 23h, con hoàn thành bài vở rồi đi ngủ.
Năm nay, gia đình lên lộ trình để con ôn thi vào trường chuyên. Từ tháng 6, các lớp luyện thi đã tuyển sinh. Chị cùng con tìm lớp, học thử, chốt theo các lớp Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.
Kể từ đó, hàng ngày, dù tối qua thức khuya đến đâu, sáng 6h30, con đã dậy để chuẩn bị, ăn uống, ngồi vào bàn, mở máy tính lúc 7h15, chính thức học từ 7h30.
Chương trình học chính ở trường kéo dài đến 11h35, học thêm từ 14h đến 17h. Buổi tối, con ăn uống, tắm rửa, tranh thủ ôn bài trước khi vào ca một luyện thi từ 17h30 đến 19h30 và ca 2 từ 19h30 đến 21h30. Sau 22h, con dành thời gian làm bài tập, tự học đến khoảng 2h sáng. Cứ như vậy, mỗi ngày, con chỉ ngủ hơn 4 tiếng đồng hồ.
Gần nửa năm trôi qua, dù đang ở giai đoạn phát triển, con trai chị Thanh Hiền chững lại, không cao thêm, cân nặng cũng sụt giảm, người gầy gò, mắt tăng độ cận, thần kinh căng thẳng.
Video đang HOT
“Về mặt tâm lý, gia đình chưa phát hiện điều gì nghiêm trọng nhưng thỉnh thoảng, con nổi cáu, khóc giận vô cớ. Con cũng tâm sự gặp khó khăn do thi chuyên, đề khó, kiến thức rộng lớn, phải học nhiều để nạp thêm kiến thức. Tuy nhiên, trình độ nhận thức mỗi bạn khác nhau, người thông minh học ít, bạn bình thường muốn giỏi, phải học nhiều”, chị Hiền cho hay.
Cũng đặt mục tiêu vào trường chuyên, con trai chị Mai Liên (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trải qua lịch học căng thẳng không kém. Tự đánh giá thành tích học tập của con tương đối ổn định, con có thời gian chuẩn bị lâu ngày song nữ phụ huynh vẫn lo lắng nhiều khi con nghỉ ngơi quá ít.
Ngoài việc học ở trường, con tự mày mò tìm lớp luyện thi online, học tiếng Anh, Toán qua các phần mềm. Cả ngày, con gần như giam mình trong phòng để học bài.
Mấy tháng nay, con trầm tính hẳn, không muốn trò chuyện với ba mẹ, thường nổi cáu nếu em trai vào phòng mình. Việc thức đến 1-2h sáng làm bài diễn ra thường xuyên. Hôm nào mệt quá, con đi ngủ sớm hơn. Sáng mai, 4h30, con đã bật đèn ngồi vào bàn học.
“Con ngủ rất ít. Vợ chồng tôi lo lắng nhưng không thể bảo con học ít đi. Nhắc nhở con ngủ sớm, con cáu gắt nên đành để vậy, chỉ có thể chăm lo hơn ở bữa ăn để con đủ sức học”, chị Mai Liên tâm sự.
Phụ huynh kỳ vọng con sớm được trở lại trường để giảm bớt áp lực tâm lý khi học online lâu ngày với cường độ lớn. Ảnh minh họa: Nhật Sinh.
Theo sát con để dừng lại khi cần thiết
Chị cũng từng nỗ lực kéo con ra khỏi màn hình, sách vở, cho con sang nhà ông bà ngoại để có không gian thoải mái, anh em họ chơi cùng. Nhưng lúc đó, con vẫn mang theo máy tính, vùi đầu học bài, chỉ đơn giản đổi địa điểm.
Vào thời điểm dịch bệnh không quá căng thẳng, gia đình lên kế hoạch ra ngoại thành nghỉ ngơi cuối tuần, con từ chối tham gia. Do vậy, gia đình chiều ý, để con sinh hoạt thoải mái, tránh tạo thêm áp lực tâm lý lên học trò cuối cấp.
Tương tự, chị Thanh Hiền tìm thêm các việc khác cho con làm để đỡ căng thẳng như rủ con cùng nấu cơm, chơi thể thao. Những lần như vậy, con đồng ý rời bàn học nhưng thực sự rất khó duy trì khi đến cả việc ăn uống, tắm rửa, con còn phải tranh thủ giờ nghỉ giữa các ca học để thực hiện.
Nữ phụ huynh nói thêm việc con bước vào năm cuối cấp ở thời điểm dịch bệnh căng thẳng, phải học online vừa có mặt tốt mặt xấu. Ở khía cạnh tích cực, con đỡ phải di chuyển đến các lớp học thêm khác nhau. Ba mẹ dễ dàng chăm lo từng bữa ăn hơn.
Dù vậy, ở tuổi dậy thì, còn lại chịu thiệt thòi khi thiếu hoạt động thể chất, tương tác trực tiếp với bạn bè. Vì vậy, suy xét nhiều mặt, chị Hiền hy vọng tình hình sớm ổn định để con trở lại trường, gặp gỡ thầy cô, bạn cùng tuổi, giảm bớt thời gian ngồi trước máy tính, thoải mái tinh thần hơn.
Còn hiện tại, gia đình vẫn tạo điều kiện để con học tập trong khả năng chịu đựng và ý nguyện của con. Hai mẹ con tự động viên còn một năm phấn đấu vì mục tiêu vào trường chuyên nên cố gắng học tập.
Chị nói thêm khi con đặt mục tiêu vào chuyên Tiếng Anh, hai mẹ con đánh giá điều này vừa sức. Nhưng trong cuộc cạnh tranh đó, nhiều khi, sơ suất xảy ra dẫn đến kết quả không như ý. Vì thế, ngoài những lo lắng con chịu ảnh hưởng về mặt thể chất, tâm lý do học online lâu ngày, cường độ cao, chị còn sợ nếu trong kỳ thi sắp tới, nếu không đạt nguyện vọng, không biết tâm lý con có đủ vững vàng để chấp nhận thất bại không.
Hiểu rõ con chịu nhiều áp lực, chị thường chia sẻ để con hiểu học tập chỉ là một mục tiêu trong nhiều mục tiêu con cần hướng tới để trưởng thành.
“Tôi thường nói với con quan trọng nhất, con đã cố gắng, ngày hôm nay tiến bộ hơn ngày hôm qua. Kết quả như nào, mẹ con mình cũng vui vẻ. Nếu căng thẳng quá, con có thể ngừng mục tiêu thi chuyên, chuyển sang mục tiêu vừa sức, miễn con thấy hài lòng, hạnh phúc”, nữ phụ huynh ở Hoàng Mai tâm sự.
Học trực tiếp: Cẩn trọng, an toàn
Trong ngày đầu TP HCM tổ chức dạy học trực tiếp, hơn 140.000 học sinh khối lớp 9 và 12 đã đến trường, đạt tỉ lệ trên 90% - cao hơn số đăng ký qua khảo sát trước đó
Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, trong ngày đầu tiên dạy học trực tiếp không phát hiện trường hợp nào nhiễm bệnh; học sinh (HS) đến trường cẩn trọng, an toàn.
Yên tâm học tập trung
Được phụ huynh đưa đến trường từ sáng sớm, Nguyễn Diệu Thùy Linh (lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4), cho biết em mong muốn được học tập trực tiếp với thầy cô và bạn bè. Năm nay là năm cuối cấp nên gia đình cũng mong muốn em được học trực tiếp tại trường vì sẽ hiệu quả hơn học trực tuyến.
Theo ghi nhận trong ngày học trực tiếp đầu tiên của HS khối lớp 9 và 12, đa số phụ huynh đều an tâm khi đưa con tới trường. Bà Hoàng Thị Mai Hương, phụ huynh HS lớp 9 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1), cho biết HS được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nên gia đình khá yên tâm. Hiện nay, các lĩnh vực khác đều "thích ứng an toàn" thì giáo dục cũng nên vậy.
Tại Trường THCS Lý Phong (quận 5), ngay từ sáng sớm, 366 học sinh lớp 9 đã có mặt. Theo ông Trần Tấn Tài, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Phong, trong 2 tuần đầu tiên học thí điểm, trường sẽ không tổ chức bán trú và căng-tin. HS sẽ tự mang theo đồ ăn, thức uống để sử dụng. Trong giờ ra chơi, các em không ra sân mà tập trung chơi ở trong lớp.
"Trong 2 tuần học thí điểm, các em chỉ học 4 tiết/ngày (1 buổi). Trường bố trí xen kẽ 1 lớp học và 1 phòng trống để có vấn đề gì xảy ra thì xử lý kịp thời" - ông Tài nói.
Theo ông Tài, trong tình huống nếu phát hiện trường hợp HS trong lớp có biểu hiện ho, sốt... thì giáo viên sẽ báo cho y tế nhà trường, đưa HS về phòng cách ly để test nhanh. Nếu kết quả dương tính thì phải báo về cơ sở y tế địa phương để cùng phối hợp xử lý. Nếu phát hiện trường hợp HS là F1 tại nhà thì khuyến khích phụ huynh nên cho các em nghỉ 1 tuần để theo dõi, test âm tính mới được trở lại trường học.
Ông Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4), cho biết trong ngày đầu trở lại trường, 483/511 HS lớp 12 đã có mặt. Trường đã chuẩn bị đủ các yêu cầu theo quy định phòng chống dịch bệnh tại trường học, như phân luồng HS; phòng chống dịch ngay tại cổng trường học, vệ sinh trường lớp và cả việc chuẩn bị khẩu trang dự phòng cho các em...
Đại diện Sở GD-ĐT và Sở Y tế TP HCM kiểm tra việc tổ chức học trực tuyến vào ngày 13-12. (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)
Tạo nề nếp đến lớp
Trong ngày 13-12, chỉ có huyện Củ Chi xin lùi thời gian học trực tiếp sau 1 tuần. Theo lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Củ Chi, nguyên nhân là do tỉ lệ phụ huynh đồng thuận còn thấp, có khối lớp chỉ khoảng 30% phụ huynh đồng ý. Các cơ sở giáo dục đã chuẩn bị chu đáo những điều kiện cho HS quay trở lại trường theo hướng dẫn của ngành GD-ĐT và ngành y tế nhưng để phụ huynh an tâm hơn, huyện đề xuất mở cửa trường học vào ngày 20-12.
Thông tin từ Sở GD-ĐT TP HCM cho thấy trong ngày đầu tiên HS lớp 9, 12 đến trường học tập trực tiếp, tỉ lệ HS đến trường cao hơn số đăng ký trước đó. Cụ thể, khối lớp 9 đạt 90,69%, tương đương 80.927 em; khối lớp 12 đạt 90,62%, tương đương 60.566 em. Ở khối GDTX, số HS lớp 9 đến trường đạt 73,6%, khối 12 là trên 91%. Trong quá trình khảo sát trước đó, tỉ lệ HS đăng ký đến trường chỉ đạt 79%.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, nhấn mạnh để HS lớp 9, 12 an tâm đến trường, thành phố đã có quá trình chuẩn bị rất kỹ càng. Không phải tất cả HS ở 2 khối này đều đi học mà Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của TP Thủ Đức và các quận, huyện đánh giá kế hoạch thực hiện của nhà trường đủ bảo đảm an toàn, các em mới đên trường.
"Hiện nay, các trường chỉ tổ chức thích ứng với các tình huống nên 2 tuần thí điểm sẽ không đặt nặng việc triển khai kiến thức, mà chủ yếu là tạo nề nếp, an toàn để phụ huynh yên tâm" - ông Hiếu nhìn nhận.
Trong 2 tuần thí điểm, mỗi ngày, ngành giáo dục và ngành y tế sẽ thu nhận thông tin báo cáo từ các trường để có tham mưu cho lãnh đạo UBND TP HCM. Mỗi cuối tuần, lãnh đạo 2 sở sẽ họp để báo cáo UBND TP. "Sau 2 tuần thí điểm, tùy điều kiện thực tế, sở sẽ có đánh giá và đề xuất kế hoạch mở dần các lớp học hay cho toàn bộ HS đi học trở lại" - ông Hiếu cho biết.
Tăng dần tỉ lệ học trực tiếp
Tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn, ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết ngành GD-ĐT sẽ tiếp tục làm công tác tư tưởng, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của giáo viên và HS. Ngành GD-ĐT sẽ đẩy mạnh vận động, làm công tác tư tưởng để phụ huynh hiểu rằng học trực tiếp là quyền lợi của HS, tăng dần tỉ lệ HS học trực tiếp.
Sở GD-ĐT cũng đã kiến nghị Thường trực UBND TP HCM cung cấp bộ sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho ngành y tế địa phương để tầm soát F1 khi có F0 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Trường học sẵn sàng đón học sinh Hơn 1.500 trường học được trưng dụng trong công tác chống dịch đã được bàn giao. Hiện các trường đang gấp rút vệ sinh, sửa chữa, lên kế hoạch đón học sinh trở lại khi được cho phép. Ngày 16-11, UBND TP.HCM đã ra quyết định quy định tạm thời các biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả...