Ổn định đường huyết nhờ thảo mộc
Lượng đường trong máu được quyết định thông qua chế độ ăn uống nên bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng của mình để ngừa bệnh tiểu đường.
Các loại thảo mộc tự nhiên có tác dụng ổn định đường huyết – SHUTTERSTOCK
Các loại thảo mộc tự nhiên sau có tác dụng ổn định đường huyết, theo Steptohealth.
Nước quế. Quế là một loại gia vị thơm giúp ổn định lượng đường trong máu nhờ giàu chất chống ô xy hóa, có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn nên giúp cải thiện độ nhạy insulin. Bổ sung nước quế giúp cơ thể phản ứng tốt hơn với insulin và giảm lượng đường trong máu.
Thành phần gồm 1 thanh quế và 1 chén nước (250 ml). Đun sôi nước, rồi nhúng thanh quế vào, để vậy trong vài phút. Sau đó tắt bếp, để nguội, lấy thanh quế ra và uống nước này 2 lần/ngày.
Một điều cần lưu ý, bạn có thể sử dụng cùng một thanh quế nhiều lần vì quế thực sự thơm và không mất hương vị hoặc dược tính một cách nhanh chóng.
Trà nhân sâm. Nhân sâm giúp tăng độ nhạy insulin và uống trà nhân sâm giảm đáng kể lượng đường trong máu.
Chuẩn bị 1 chén nước (250 ml) và 1 rễ nhân sâm. Bạn lấy nhân sâm rửa sạch và cắt mỏng, rồi đặt vào một tách trà. Châm nước nóng vào và để vậy trong 5 phút. Bạn có thể thêm mật ong tùy thích. Uống trà nhân sâm tối đa 2 lần/ngày.
Nước ép với hạt lanh. Hạt lanh có đặc tính chống ô xy hóa, kháng viêm và giải độc nên cải thiện tiêu hóa, điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, hạt lanh cũng chứa rất nhiều a xít béo omega-3, chất sắt, kali, phốt pho, vitamin E. Bạn chuẩn bị 2 muỗng canh hạt lanh (30 gr), 1 ly nước (250 ml), nước trái cây (theo sở thích).
Thêm hạt lanh đã xay vào ly nước. Nếu muốn, bạn có thể sử dụng hạt lanh nguyên hạt. Để ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, chuẩn bị nước ép theo sở thích và trộn hạt lanh với nước. Đừng thêm đường, hoặc ít nhất đối với bệnh nhân tiểu đường, chỉ sử dụng chất làm ngọt nhân tạo.
Lá xoài có đặc tính chữa bệnh cao huyết áp, hen suyễn, tiểu đường và tiêu chảy. Chúng có thể kích thích việc sản sinh insulin và giúp ổn định lượng đường trong máu. Lá xoài cũng chứa flavonoid, a xít galic, a xít caffeic, vitamin A, B và C. Uống hỗn hợp này khi bụng đói giúp điều chỉnh lượng đường huyết.
Chuẩn bị 10 lá xoài và 4 chén nước (1 lít). Đun sôi nước, sau đó thêm lá xoài và đun thêm vài phút. Tắt bếp và để nước nguội. Vớt lá ra và uống hết nước.
Video đang HOT
Giấm táo giúp thanh lọc và tái tạo cơ thể nhờ giàu vitamin A và B, các enzyme, can xi, kali, chất sắt và các khoáng chất khác tốt cho cơ thể. Uống hai muỗng giấm táo pha loãng trong một ly nước sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu. Chuẩn bị 10 quả táo hữu cơ chín và 2 ly nước (500 ml). Rửa, gọt vỏ và cắt lát táo.
Sử dụng máy xay sinh tố để làm nước ép táo và thêm nước vào. Đổ nước ép vào nửa tô thủy tinh. Dùng bao kính bọc lại và để từ 4 – 5 tuần ở nhiệt độ từ 18 – 20C sao cho lên men. Đổ hỗn hợp này vào một tô sạch, đậy bằng một miếng vải và để ở nơi ấm trong 3 ngày.
Cuối cùng, lọc lấy giấm táo đổ vào chai sẫm màu để giấm không bị hỏng và lấy dùng dần.
Theo thanhnien
5 loại thảo mộc giúp ổn định đường huyết
Lượng đường trong máu được xác định bởi chế độ ăn uống, nghĩa là cần chú ý đến khẩu phần ăn hằng ngày nếu không muốn phát triển bệnh tiểu đường, ổn định lượng đường trong máu là một vấn đề của chế độ ăn, theo Steptohealth.
Shutterstock
Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không thể điều chỉnh lượng đường trong máu một cách chính xác do kháng insulin hoặc thiếu insulin.
Mặc dù bệnh nhân tiểu đường cần được chữa trị, có một số biện pháp thảo dược có thể giúp ổn định lượng đường trong máu. Chúng giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu một cách tự nhiên.
Các loại thảo mộc tự nhiên có thể ổn định lượng đường trong máu, theo Steptohealth.
Trà quế
Quế là một loại gia vị thơm, giúp ổn định lượng đường trong máu. Nó có tính chất chống ô xy hóa, chống viêm, kháng vi khuẩn và cải thiện độ nhạy insulin.
Uống nước nấu từ quế sẽ giúp cơ thể phản ứng tốt hơn với insulin và giảm lượng đường trong máu.
Thành phần: 1 miếng quế bằng 2 ngón tay, 250 ml nước.
Chuẩn bị: Đun sôi nước rồi thả miếng quế vào. Tiếp tục đun trong vài phút. Tắt lửa và để nguội.
Có thể uống nước quế hai lần một ngày.
Trà sâm
Củ sâm có tác dụng làm tăng độ nhạy insulin và giúp cơ thể hấp thu insulin hiệu quả hơn. Uống trà nhân sâm sẽ làm giảm đáng kể lượng đường trong máu.
Thành phần: 250 ml nước sôi, 1 củ sâm.
Chuẩn bị: Rửa sạch củ sâm, cắt mỏng. Cho vào tách trà. Thêm nước sôi và để yên trong 5 phút. Nếu thích có thể thêm ít mật ong.
Nên uống nhiều nhất hai lần một ngày.
Nước hạt lanh
Hạt lanh có đặc tính chống ô xy hóa, chống viêm và giải độc, cải thiện tiêu hóa, điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu, và có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, nó chứa rất nhiều omega-3, sắt, kali, phốt pho và vitamin E.
Thành phần: 2 muỗng canh hạt lanh (30 g), 250 ml nước lọc, nước trái cây (theo sở thích).
Chuẩn bị: Lấy cốc nước và thêm hạt lanh đã được xay hoặc để nguyên hạt. Ngâm qua đêm.
Sáng hôm sau, chuẩn bị nước trái cây theo sở thích và pha nước nhạt lanh vào.
Trà lá xoài
Lá xoài có đặc tính chữa bệnh cao huyết áp, hen suyễn, tiểu đường và tiêu chảy. Có thể kích thích việc sản sinh insulin và giúp ổn định lượng đường trong máu. Lá xoài cũng chứa flavonoid, a xít galic, a xít caffeic và vitamin A, B và C.
Uống nước lá xoài lúc đói sẽ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Thành phần: 10 lá xoài, 1 lít nước,
Chuẩn bị: Đun sôi nước, sau đó thêm lá xoài và để sôi vài phút. Tắt bếp và để nguội. Bỏ lá và uống.
Giấm táo
Giấm táo giúp làm sạch và tái tạo cơ thể. Nó chứa các vitamin A, B, các enzym, canxi, kali, sắt và các khoáng chất khác tốt cho cơ thể.
Lấy hai muỗng canh giấm táo pha loãng trong một cốc nước sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu.
Dưới đây là cách làm giấm táo.
Thành phần: 10 quả táo chín, 500 ml nước lọc để nguội.
Chuẩn bị: Rửa, gọt vỏ và cắt nhỏ táo. Xay táo với nước, lọc bỏ bã. Cho nước táo xay vào hũ thủy tinh có miệng rộng, chú ý chỉ cho đến nửa hũ. Đậy nắp và để trong 4-5 tuần ở nhiệt độ từ 18-20C cho lên men.
Sau đó, mở nắp hũ rồi đậy bằng một miếng vải và để ở chỗ ấm trong ba ngày.
Cuối cùng, lọc giấm và giữ trong một chai tối màu để uống dần.
Những biện pháp đơn giản này có thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu đã bị tiểu đường, những biện pháp này chỉ là hỗ trợ, không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh, người bệnh cần thường xuyên đi bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh.
Theo thanhnien
4 cách giúp bạn cười vui vẻ và chế ngự bệnh tiểu đường Lợi ích sức khỏe của tiếng cười là rất nhiều và tiếng cười có vai trò lớn trong việc dẫn đến một kết quả kiểm tra bệnh tiểu đường thật lý tưởng, theo The Health Site. Ảnh: Shutterstock Không phải tốn gì cả để có được tiếng cười sảng khoái. Vậy làm thế nào tiếng cười giúp giữ cơ thể khỏe mạnh và...