Omicron lây nhiễm qua đường mũi ở trẻ em nhanh hơn biến thể khác
Một nghiên cứu cho thấy biến thể Omicron có thể lây nhiễm qua đường mũi ở trẻ em nhanh chóng hơn so với các phiên bản trước đó của virus SARS-CoV-2.
Trẻ nhỏ đeo khẩu trang khi chơi đùa tại công viên Bryant Park, New York, Mỹ tháng 1/2022. Ảnh: Reuters
Trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19 khi biến thể Omicron chưa xuất hiện, virus SARS-CoV-2 ít có khả năng tấn công qua đường mũi của trẻ em hơn so với mũi của người lớn.
Cụ thể, những nghiên cứu trước đây về chủng virus SARS-CoV-2 gốc cho thấy tế bào niêm mạc trong mũi trẻ nhỏ đã tạo được phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, khiến virus này khó tái tạo tại đây.
Tuy nhiên, gần đây, các nhà nghiên cứu đã thử trộn trong ống nghiệm các chủng virus khác nhau của SARS-CoV-2 và tế bào mũi của 23 trẻ em khỏe mạnh và 15 người lớn khỏe mạnh. Kết quả cho thấy khả năng chống lại virus trong mũi của trẻ em đã giảm đi đối với biến thể Omicron.
Nhóm nghiên cứu đã công bố phát hiện này trên tạp chí PLOS Biology hôm 1/8. Họ cũng cảnh báo rằng Omicron đã nhân bản hiệu quả hơn trong các tế bào niêm mạc mũi của trẻ em so với biến thể Delta và chủng virus gốc.
Nhóm nghiên cứu giải thích những dữ liệu này hoàn toàn phù hợp với thực trạng gia tăng các ca mắc COVID-19 ở trẻ em trong làn sóng bùng phát do biến thể Omicron gây ra.
Cũng giống như các biến thể khác của SARS-CoV-2, biến thể Omicron gồm nhiều dòng và dòng phụ. Ba dòng phổ biến nhất đang thống trị số ca mắc mới COVID-19 trên thế giới của Omicron hiện nay là BA.2, BA.4 và BA.5.
Italy liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 ở mức trên 100.000 ca
Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn thông báo của Bộ Y tế Italy cho biết ngày 6/7, Italy ghi nhận 107.786 ca mắc mới COVID-19.
Đây là ngày thứ 2 liên tiếp nước này có số ca mắc mới COVID-19 ở mức trên 100.000 ca trong bối cảnh biến thể phụ Omicron BA.5 tiếp tục lây lan rộng.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Rome, Italy. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Cụ thể, theo bộ trên, Italy ghi nhận thêm 107.786 ca mắc mới COVID-19, giảm gần 30.000 ca so với 1 ngày trước đó, đưa tổng số người đang phải điều trị COVID-19 lên gần 1,15 triệu. Trước đó, ngày 5/7, nước này thông báo 132.274 ca mắc mới - lần đầu tiên vượt mốc 100.000 ca kể từ đầu tháng 2.
Số liệu cùng ngày của Liên đoàn Các cơ quan y tế và bệnh viện Italy (FIASO) cho thấy số trẻ em phải nhập viện điều trị COVID-19 trong 1 tuần đã tăng 84%, từ 51 trẻ trong ngày 28/6 lên 94 trẻ vào ngày 5/7. Theo FIASO, 78% số ca phải nằm viện là trẻ em dưới 5 tuổi do tại Italy chưa có vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em trong độ tuổi này.
Cùng thời gian trên, tỷ lệ nhập viện chung do COVID-19 đã tăng 19%, với số ca nhập viện với các triệu chứng hô hấp điển hình tăng 24,5%.
Mỹ phê duyệt tiêm vaccine mRNA ngừa COVID-19 cho trẻ 6 tháng đến 5 tuổi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 18/6 thông báo các vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và Moderna đã được phép tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trở xuống. Động thái này đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng vaccine công nghệ mRNA cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Vaccine ngừa...