Omicron có thể là biến thể gây lo ngại cuối cùng
Giống như tất cả các sinh vật sống, các virus đều có tiến hóa. Thực tế này đã trở nên rất rõ ràng trong thời kỳ đại dịch COVID-19, khi các biến thể mới đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện sau mỗi vài tháng.
Hình ảnh minh họa biến thể Omicron (phải) và Delta (trái). Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trong bài viết có tựa đề: “Omicron có lẽ không phải là biến thể cuối cùng, song có thể là biến thể cuối cùng gây quan ngại” được đăng trên trang theconversation.com, tác giả Ben Krishna cho biết một số biến thể này có khả năng lây lan từ người sang người cao hơn, cuối cùng trở nên chiếm ưu thế khi cạnh tranh với các biến thể khác của SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan kém hơn. Khả năng lây truyền được “nâng cấp” này được cho là do các đột biến trong protein gai (S) trên bề mặt của virus, cho phép virus liên kết mạnh hơn với các thụ thể ACE2. ACE2 là các thụ thể trên bề mặt tế bào của con người mà virus bám vào để xâm nhập và bắt đầu nhân lên trong cơ thể. Những đột biến này đã cho phép biến thể Alpha, và sau đó là biến thể Delta, trở thành những biến thể chủ đạo trong số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu. Giờ đây, các nhà khoa học dự đoán điều tương tự sẽ xảy ra với Omicron.
Tuy nhiên, virus không có khả năng “nâng cấp” vô hạn. Các quy luật sinh hóa có nghĩa là đến một thời điểm cuối cùng nào đó, virus sẽ tiến hóa và sở hữu một protein đột biến liên kết với ACE2 càng mạnh càng tốt. Do đó, khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2 giữa người với người sẽ không chỉ bị giới hạn do mức độ virus có thể bám vào bên ngoài tế bào. Các yếu tố khác sẽ hạn chế sự lây lan của virus như tốc độ sao chép của bộ gen, tốc độ virus có thể xâm nhập vào tế bào thông qua protein TMPRSS2 và lượng virus mà một người bị nhiễm có thể phát ra. Về nguyên tắc, tất cả những thứ này cuối cùng sẽ phát triển đến hiệu suất cao nhất.
Video đang HOT
Sau khi nhiễm bất kỳ loại virus nào, hệ miễn dịch sẽ điều chỉnh bằng cách tạo ra các kháng thể bám vào virus để vô hiệu hóa virus và các tế bào T sát thủ sẽ phụ trách tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh. Kháng thể là những mảnh protein gắn vào hình dạng phân tử của virus và tế bào T sát thủ cũng nhận ra các tế bào bị nhiễm bệnh thông qua hình dạng phân tử. Do đó, virus SARS-CoV-2 có thể “né” hệ miễn dịch bằng cách gây đột biến đủ để hình dạng phân tử của nó thay đổi vượt ngoài khả năng nhận biết của hệ miễn dịch. Đây là lý do tại sao Omicron rõ ràng đã rất thành công trong việc lây nhiễm cho những người có khả năng miễn dịch trước đó, từ vaccine ngừa COVID-19 hoặc từng bị nhiễm các biến thể khác. Các đột biến cho phép protein gai liên kết với ACE2 mạnh hơn cũng làm giảm khả năng của các kháng thể gắn với virus và vô hiệu hóa nó. Tuy nhiên, dữ liệu của hãng dược phẩm Pfizer cho thấy rằng tế bào T sát thủ sẽ phản ứng tương tự với Omicron như các biến thể trước đó. Điều này phù hợp với nhận định rằng Omicron gây tỷ lệ tử vong thấp hơn ở Nam Phi, nơi hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch.
Do đó, điều quan trọng đối với nhân loại đó là việc từng nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine dường như vẫn bảo vệ trước nguy cơ bệnh diễn biến nặng hoặc tử vong. Điều này đồng nghĩa virus SARS-CoV-2 có thể nhân bản và tái nhiễm, nhưng con người sẽ không bị bệnh nặng như khi mắc lần đầu. Tác giả Krishna cho rằng đây là tương lai có thể xảy ra nhất đối với virus SARS-CoV-2. Ngay cả khi xuất hiện một biến thể hoạt động như một “ game thủ chuyên nghiệp” và cuối cùng đạt tối đa sức mạnh, không có lý do gì để bi quan rằng biến thể sẽ không bị hệ miễn dịch kiểm soát và đánh bại. Các đột biến cải thiện khả năng lây lan của virus không làm tăng nguy cơ tử vong quá cao. Loại biến thể này sau đó sẽ chỉ đơn giản là đột biến ngẫu nhiên, thay đổi theo thời gian để trở nên khó nhận biết trước các biện pháp phòng thủ đã được điều chỉnh của hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ tái nhiễm. Thế giới có thể sẽ có mùa COVID vào mỗi mùa đông giống như bệnh cúm hằng năm. Virus gây bệnh cúm cũng có thể có dạng đột biến tương tự theo thời gian dẫn đến tái nhiễm. Có lẽ hình mẫu tiến hóa tốt nhất đối với virus SARS-CoV-2 là 229E, một loại virus corona gây ra cảm lạnh thông thường.
Vì vậy, tác giả cho rằng Omicron sẽ không phải là biến thể cuối cùng, nhưng lại có thể là biến thể cuối cùng gây ra sự quan ngại và đáng được lưu tâm. Nếu may mắn, virus SARS-CoV-2 có thể sẽ trở thành một loại virus đặc hữu, biến đổi từ từ theo thời gian. Khi đó, bệnh COVID-19 sẽ diễn biến nhẹ hơn vì cơ thể đã hình thành miễn dịch trước đó, từ đó làm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong.
Phiên bản 'tàng hình' của Omicron đe dọa làm phức tạp nỗ lực chống dịch COVID-19
Tuần trước, các nhà khoa học đã xác định được phiên bản thứ hai của biến thể Omicron mà xét nghiệm PCR khó có thể phát hiện.
Đây được gọi là phiên bản "tàng hình" của Omicron, đe dọa làm phức tạp nỗ lực theo dõi và giám sát sự lây lan của biến thể này.
Hình ảnh đồ họa của Omicron, biến thể lần đầu tiên báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới từ Nam Phi vào ngày 24/11. Ảnh tư liệu: Getty Images
Sự xuất hiện của phiên bản mới trên đã khiến các nhà nghiên cứu tách biến thể Omicron thành hai dòng gồm Omicron tiêu chuẩn, còn gọi là BA.1, và phiên bản mới BA.2. Cho đến nay, BA.1 là dạng phổ biến nhất và được phát hiện ở 49 quốc gia, đồng thời đang nhanh chóng thay thế Delta trở thành biến thể gây bệnh chủ đạo. Trong khi đó, có chưa tới 10 trường hợp nhiễm BA.2 nhưng lại không chứa đặc điểm di truyền quan trọng vốn tạo điều kiện để các xét nghiệm PCR phát hiện hiệu quả. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc theo dõi tỷ lệ lây lan thực sự của BA.2.
Thông thường, virus SARS-CoV-2 bao gồm 4 gene là N, S, E và ORF. Xét nghiệm PCR hoàn chỉnh có thể chỉ ra toàn bộ những gene này. Biến thể Omicron gốc thiếu đoạn gene S. Như vậy, xét nghiệm PCR vẫn có thể phát hiện người nhiễm Omicron mà không cần giải trình tự gene. Tuy nhiên, "Omicron tàng hình" sở hữu nhiều điểm chung với Omicron tiêu chuẩn song đoạn gene S của nó không biến mất, khiến xét nghiệm PCR khó phân biệt.
Với BA.1, xét nghiệm PCR có thể phát hiện đặc điểm "thiếu đoạn gene S" để phân biệt với Delta, từ đó giúp các nhà khoa học "gắn nhãn" các bệnh phẩm nghi ngờ để thực hiện giải trình tự gen và xác minh chính xác. Do đó, các phòng thí nghiệm có thể xác nhận sự hiện diện của Omicron từ 2 đến 3 ngày sau khi được lấy mẫu xét nghiệm. Ngược lại, phải mất 2-3 tuần để xác định "Omicron tàng hình".
Tiến sĩ Davey Smith, người đứng đầu bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Đại học California San Diego (Mỹ) nhận định sự chậm trễ này có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 bởi các bác sĩ cần phải biết thời điểm nên chuyển hướng sang phương pháp điều trị khác. Một số loại thuốc kháng thể đơn dòng có thể chống lại Delta nhưng lại kém hiệu quả hơn với Omicron. Tuy nhiên, các bác sĩ không có thời gian để xác định biến thể gây bệnh trước khi điều trị và thuốc kháng thể đơn dòng cần được sử dụng ngay trong những ngày xuất hiện các triệu chứng ban đầu.
Hiện "Omicron tàng hình" đã được ghi nhận tại Canada, Australia, Anh và Nam Phi. Các nhà khoa học cho biết còn quá sớm để biết liệu dạng Omicron mới có lây lan theo phương thức cũ hay không, nhưng phiên bản "tàng hình" có khác biệt về mặt di truyền, do đó có thể hoạt động theo cách khác.
Tổng Thư ký LHQ phải cách ly do tiếp xúc gần ca mắc COVID-19 Theo các nguồn tin ngoại giao, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 từ một quan chức LHQ mắc COVID-19 và phải cách ly trong vài ngày tới. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN Nguồn tin cho biết người đứng đầu LHQ phải hủy bỏ một số hoạt động tham gia...