OCHA cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng tại Gaza
Ngày 28/3, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết hơn 1,1 triệu người tại Gaza đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực vô cùng nghiêm trọng khi Israel ngăn cản hoạt động viện trợ từ các khu vực lân cận vào vùng lãnh thổ này.
Trẻ em chờ lấy nước sinh hoạt tại thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 22/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong tuyên bố đăng trên mạng xã hội X, OCHA nhấn mạnh sự cần thiết phải phân phối đủ viện trợ lương thực thông qua các tuyến đường bộ để cứu mạng nhiều người, đặc biệt ở các khu vực phía Bắc Dải Gaza.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Palestine cảnh báo nguy cơ Israel liên tục từ chối thực thi nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo. Tuyên bố kêu gọi HĐBA LHQ thực hiện các biện pháp cần thiết để Israel tuân thủ nghị quyết và đạt được lệnh ngừng bắn ngay lập tức, bảo vệ dân thường và đảm bảo hàng viện trợ nhân đạo được phân phối tới tất cả các khu vực ở Gaza bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 28/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Christophe Lemoine cho biết nước này sẽ hỗ trợ 30 triệu USD cho Cơ quan Cứu trợ của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) nếu cơ quan này cam kết trung lập, không kích động thù hận hoặc bạo lực. Mặc dù không nêu mốc thời gian cung cấp khoản hỗ trợ, song ông Lemoine nhấn mạnh rằng Pháp luôn đánh giá UNRWA đóng vai trò quan trọng ở Gaza cũng như trong khu vực, do đó phải duy trì được các công việc của tổ chức này.
Năm ngoái, Pháp đã tài trợ gần 65 triệu USD cho UNRWA.
UNRWA, cơ quan điều phối gần như toàn bộ viện trợ cho Gaza, đã rơi vào khủng hoảng kể từ khi Israel cáo buộc khoảng 12 trong số 13.000 nhân viên của tổ chức này ở Gaza liên quan đến cuộc tấn công của lực lượng Hamas vào Israel ngày 7/10/2023. Tổng thư ký LHQ (LHQ) Antonio Guterres mới đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của UNRWA đối với người tị nạn trong khu vực và kêu gọi đẩy mạnh viện trợ vào Dải Gaza. Ông tái khẳng định UNRWA là giải pháp cho niềm hy vọng và cuộc sống của người Palestine.
Israel lên kế hoạch đưa người Gaza tới 'đảo nhân đạo' trước khi tấn công Rafah
Quân đội Israel cho biết họ có kế hoạch đưa nhiều người Palestine tại thành phố Rafah ở phía Nam tới "các hòn đảo nhân đạo" ở trung tâm Gaza trước khi tấn công vào thành phố này.
Một trẻ em bị thương sau cuộc oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 1/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trang Yahoo News dẫn thông tin từ các hãng tin phương Tây cho biết, số phận của người dân ở Rafah là điều khiến các tổ chức nhân đạo và đồng minh của Israel quan ngại nhất. Họ lo ngại rằng tấn công vào khu vực đông đúc này sẽ gây ra thảm họa. Rafah là nơi sống tạm của khoảng 1,4 triệu người Palestine phải di dời và cũng là điểm tiếp nhận hàng viện trợ của Gaza.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng cuộc tấn công ở Rafah là rất quan trọng để nước này đạt được mục tiêu đã nêu là tiêu diệt Hamas.
Người phát ngôn quân đội Israel, Chuẩn Đô đốc Daniel Hagari, cho biết việc đưa những người ở Rafah đến các khu vực nhân đạo sẽ diễn ra dưới sự phối hợp của các tổ chức quốc tế. Đây là một phần quan trọng trong quá trình quân đội Israel chuẩn bị cho cuộc tấn công Rafah mà họ lên kế hoạch từ lâu. Israel cho rằng Hamas đang có bốn tiểu đoàn ở Rafah.
Ông Hagari nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo: "Chúng ta cần đảm bảo rằng 1,4 triệu người hoặc ít nhất một lượng đáng kể trong số 1,4 triệu người sẽ di chuyển. Tới đâu? Tới những hòn đảo nhân đạo mà chúng tôi sẽ thiết lập cùng với cộng đồng quốc tế".
Theo ông Hagari, những khu vực này sẽ có nhà ở tạm thời, thực phẩm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người Palestine sơ tán. Ông không cho biết khi nào cuộc sơ tán ở Rafah sẽ diễn ra, cũng như khi nào cuộc tấn công Rafah sẽ bắt đầu. Ông nói rằng Israel muốn có thời điểm phù hợp để hoạt động và phối hợp với Ai Cập - quốc gia không muốn dòng người Palestine di tản tràn vào.
Rafah đã đông lên nhiều trong những tháng qua khi người Palestine chạy khỏi các khu vực có giao tranh ở hầu hết các nơi khác.
Trong khi đó, Mỹ lo ngại về tình hình ở Rafah và tỏ ra cứng rắn với Israel. Ngày 13/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định Mỹ vẫn chưa nhận được kế hoạch di dời dân thường mà Israel nói ở trên. Ông nói: "Chúng ta cần xem xét một kế hoạch giúp dân thường thoát khỏi nguy hiểm nếu có hoạt động quân sự ở Rafah. Chúng tôi chưa thấy kế hoạch nào".
Khi bắt đầu cuộc chiến với Hamas, Israel đã yêu cầu người Palestine sơ tán đến một vùng đất dọc theo bờ biển Địa Trung Hải ở Gaza mà nước này nói là vùng an toàn. Tuy nhiên, các nhóm viện trợ cho biết không có kế hoạch nào về tiếp nhận số lượng lớn người tới đó. Các cuộc tấn công của Israel cũng nhằm vào khu vực này.
Về phần mình, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi cảnh báo về kế hoạch tấn công Rafah, nêu rõ Israel phải có trách nhiệm bảo vệ người Palestine ở Gaza theo luật pháp quốc tế, đồng thời tuyên bố Ai Cập đã nhiều lần cảnh báo các kế hoạch của Israel nhằm hủy hoại cuộc sống ở Dải Gaza.
Ông El-Sisi khẳng định lại rằng cần phải đạt được lệnh ngừng bắn ngay lập tức và yêu cầu Israel chấm dứt các hành động quân sự.
LHQ cảnh báo cuộc tấn công vào Rafah sẽ cắt đứt hoạt động viện trợ cho Gaza Ngày 26/2, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo chiến dịch quân sự quy mô toàn diện vào thành phố Rafah sẽ cắt đứt hoạt động viện trợ cho Dải Gaza trong khi các chương trình viện trợ nhân đạo "hoàn toàn không đủ" cho người dân tại đây. Trẻ em tại trại tị nạn Maghazi ở Dải Gaza ngày...