Obama rơi từ đỉnh cao xuống vực thẳm?
Sau 5 cầm quyền, từ ở vị thế “sáng chói”, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang phải đối mặt với vực thẳm trước mắt khi uy tín của ông liên tục sụt giảm một cách thảm hại. Mặc dù khác biệt mọi thứ nhưng ông Obama hiện tại đang có chung một điểm khá đồng nhất với người tiền nhiệm Bush – đó là con số tỉ lệ ủng hộ của người dân.
Tổng thống Obama (bên phải) và người tiền nhiệm Bush
Khi Tổng thống Obama lần đầu tiên bước vào Nhà Trắng năm 2008, ông đem theo lời cam kết được người dân Mỹ kỳ vọng rất lớn, đó là lật giở qua “trang sử” đáng buồn của thời Tổng thống George W. Bush. Nhưng 5 năm trôi qua, những kỳ vọng dường đã tan vỡ và cuối cùng, đến thời điểm này, hóa ra là người dân Mỹ có cách nhìn nhận về Tổng thống Obama giống như với người tiền nhiệm đã gây thất vọng cho họ.
Chắc hẳn, ông Obama và nhiều người dân Mỹ đến giờ vẫn chưa quên được thời khắc lịch sử vào một ngày đầu năm 2009 khi một vị Tổng thống da màu đầu tiên bước vào Nhà Trắng đem theo ánh sáng rực rỡ của sự cuồng nhiệt, kỳ vọng và niềm tin lớn lao từ hàng triệu triệu con người.
Ông Obama đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ trước biển người nghìn nghịt ở phía dưới đang phát cuồng vì nhà lãnh đạo mới của họ dù thời tiết lúc đó vô cùng giá lạnh, có lúc xuống mức -7 độ C. Ước tính, có khoảng 2 triệu người đổ về thủ đô Washington D.C để được chứng kiến thời khắc lịch sử mà họ chưa bao giờ tin là có thể xảy ra – đó là sự kiện nước Mỹ lần đầu tiên có một Tổng thống da màu.
Không chỉ người dân Mỹ “phát sốt” vì Tổng thống Obama mà người dân khắp thế giới cũng háo hức, cũng vui mừng, nô nức chào đón, mở tiệc ăn mừng sự kiện ông Obama nhậm chức.
Tuy nhiên, 5 năm sau đó, trái với hào quang sáng chói của những ngày đầu nhậm chức, Tổng thống Obama đang phải đối mặt với sự thất vọng của người dân – điều đáng sợ nhất đối với bất kỳ vị lãnh đạo nào.
Tỉ lệ ủng hộ Obama đang “lao dốc”?
Theo một cuộc thăm dò dư luận của Gallup, tỉ lệ ủng hộ ông Obama trong tuần đầu của tháng 11 trong năm thứ 5 ở trên cương vị Tổng thống Mỹ rất giống với người tiền nhiệm Bush – người bị đánh giá là một trong những Nhà lãnh đạo kém cỏi nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Thực tế còn đáng thất vọng hơn bởi vào thời điểm này, ông Bush vẫn còn vượt người kế nhiệm Obama 1% điểm. Cụ thể, cựu tổng thống Bush được 40% người dân ủng hộ trong khi con số dành cho ông Obama chỉ là 39%.
Theo kết quả cuộc thăm dò của Gallup vừa được công bố ngày hôm qua (5/11), Tổng thống Obama chỉ nhận được sự ủng hộ của 39% người dân trong khi có tới 53% người được hỏi phản đối cách điều hành của ông chủ Nhà Trắng.
Video đang HOT
So sánh với tỉ lệ ủng hộ của người dân trong thời kỳ tuần đầu tiên hồi tháng 11 năm 2005 của cựu Tổng thống Bush, ông này nhận được 40% lá phiếu ủng hộ, 55% là phiếu phản đối.
Việc so sánh tỉ lệ ủng hộ ông Obama với những con số của cựu Tổng thống Bush có thể sẽ là một điều tồi tệ cho ông chủ Nhà Trắng hơn là chỉ một cái tít tin khó chịu. Như cựu cố vấn của ông Bush – ông Matthew Dowd cho biết trên chương trình “This Week” của đài ABC mới đây, “tổn thất thực sự nằm ở thực tế là những con số ủng hộ thấp kỷ lục thường hạn chế khả năng hồi phục của một vị tổng thống”.
Nhấn mạnh đến việc tỉ lệ ủng hộ ông Bush rơi tự do “không phải hoàn toàn vì cơn bão Katrina”, ông Dowd cho rằng, Tổng thống Obama cũng đang đối mặt với một cuộc tấn công tương tự từ nhiều mặt trận.
Vào mùa thu năm 2005, Tổng thống Bush khi đó phải đối mặt với cơn khủng hoảng về uy tín do thất bại của ông trong cách xử lý cơn bão Katrina cũng như cuộc chiến ở Iraq. Và dù ông này tái đắc cử nhiệm kỳ hai, uy tín của ông cũng đã sụt giảm 13% điểm, từ mức 53% xuống 40% kể từ cuộc bầu cử tháng 11 năm 2004.
Ngược lại, Tổng thống Obama đang phải đối mặt với tình trạng trì trệ kéo dài của nền kinh tế, sự mâu thuẫn gay gắt giữa hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ khiến chính phủ phải đóng cửa dài ngày, làn sóng chỉ trích về chương trình do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia cùng với những thất bại gần đây liên quan đến dự luật về y tế.
Kết quả của một loạt thách thức trên là ông Obama đang phải trải qua một sự sụt giảm uy tín tương tự như của người tiền nhiệm Bush, cũng mất 13% điểm so với tỉ lệ ủng hộ 52% trong Ngày Bầu cử tháng 11 năm 2012 .
Tất nhiên, chẳng có gì được ấn định trước là không thay đổi và những con số đáng buồn trên không đồng nghĩa với việc nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama phải kết thúc đúng như của ông Bush trước đó – nghĩa là các con số tiếp tục sụt giảm liên tiếp xuống 25% trong 3 lần thăm dò dư luận riêng rẽ trước khi ông này kết thúc nhiệm kỳ hai. Vẫn có những nhân tố có thể giúp ông chủ Nhà Trắng khôi phục lại uy tín trong mắt dân chúng Mỹ. Nền kinh tế có thể hồi phục và cải thiện, các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới có thể củng cố vị thế cho ông Obama và những cản trở ban đầu đối với sự luật về y tế có thể sẽ biến mất.
Tuy nhiên, nếu lịch sử gần đây có thể là một dấu hiệu thì Tổng thống Obama có thể sẽ nhận thấy mình đang rơi vào một tình huống không mong muốn và không chờ đợi – đó là vị trí của một vị tổng thống không được lòng dân mà ông được bầu chọn để thay thế.
So sánh rộng hơn thì hiện tại Tổng thống Obama đang được xếp ở vị trí thứ 5 trong số 8 vị tổng thống gần đây nhất của nước Mỹ. Tất nhiên, đây vẫn là cuộc so sánh uy tín trong quý thứ 19 của nhiệm kỳ tổng thống.
Theo cuộc thăm dò của Gallup, Tổng thống Obama nhận được 44,5% lá phiếu và đang đứng trước ba người tiền nhiệm gồm các ông Bush (43,9%), Lyndon Johnson (41,8%) và Richard Nixon (31,8%). Tuy nhiên, ông Obama lại đứng sau cựu Tổng thống Bill Clinton (58,8%), Ronald Reagan (61,3%), Dwight Eisenhower (59,5%) và thậm chí là cả ông Harry Truman (45%).
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ hứa hẹn không tái diễn trò nghe lén
Malaysia đã triệu tập người đứng đầu phái đoàn ngoại giao của cả Mỹ và Australia tại nước này đến để phản đối về những cáo buộc liên quan đến hoạt động gián điệp, nghe lén điện thoại, Ngoại trưởng Malaysia hôm qua (2/11) cho biết.
Ảnh minh họa
Trước đó, Indonesia cũng đã triệu tập Đại sứ Australia đến để yêu cầu một lời giải thích rõ ràng cho thông tin đại sứ quán của Australia tại một loạt các nước Châu Á đang thực hiện hoạt động nghe lén điện thoại và thu thập dữ liệu tình báo trong khu vực cho Mỹ.
Scandal liên quan đến mạng lưới do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đang lan từ Châu Âu sang Châu Á và những bước đi của các nước Đông Nam Á trong mấy ngày qua cho thấy cuộc khủng hoảng này đang diễn ra khá nghiêm trọng.
Cuộc tranh cãi trên bắt đầu bùng lên trong khu vực hồi tuần này sau khi tờ Sydney Morning Herald của Australia bất ngờ tiết lộ một thông tin gây rúng động do nhà phân tích tình báo đang chạy trốn Edward Snowden cung cấp, theo đó có đến 90 các cơ sở do thám của Mỹ được đặt tại các cơ quan đại diện ngoại giao trên khắp thế giới trong đó có Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Thái Lan. Thông tin này được đưa ra giữa lúc các nước Châu Âu đang rất tức giận trước việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ nghe lén điện thoại của tới 35 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman hôm 1/11 đã triệu tập trưởng phái đoàn ngoại giao của Mỹ và Australia đến để "trao một văn bản phán đối trước những hoạt động gián điệp mà hai đại sứ quán của Mỹ và Australia ở Kuala Lumpur được cho là đã thực hiện" trong suốt thời gian qua.
Phó Đại sứ Mỹ tại Malaysia - ông Lee McClenny đã đến gặp Ngoại trưởng Malaysia bởi Đại sứ nước này hiện đang không có mặt ở thành phố Kuala Lumpur . Tuy nhiên, thông tin chi tiết về cuộc gặp này không được tiết lộ.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Anifah cũng đã có cuộc gặp với người đồng cấp Australia Julie Bishop bên lề một cuộc họp khu vực ở Perth . Ông Anifah đã bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc trước những thông tin về việc Australia được cho là đang thực hiện các hoạt động do thám ở Malaysia. Vụ việc này đang gây ra một làn sóng nổi giận khá lớn trong công chúng Malaysia ".
"Ông Anifah cũng nói thêm rằng, những hoạt động như thế không nên được thực hiện giữa những người bạn thân thiết với nhau bởi điều đó có thể làm tổn hai nghiêm trọng mối quan hệ đang tồn tại giữa hai nước", Ngoại trưởng Malaysia cho biết đồng thời khẳng định Ngoại trưởng hai nước Malaysia và Australia sẽ hợp tác với nhau để "quản lý tình hình và tránh để vụ scandal do thám làm ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương gắn bó".
Trước Malaysia, Indonesia cũng đã triệu tập Đại sứ Australia đến để yêu cầu một lời giải thích cho việc Đại sứ quán của nước này ở thủ đô Jakarta đang được sử dụng để nghe lén, thu thập thông tin ở quốc gia lớn nhất Đông Nam Á như một phần của mang lưới do thám toàn cầu của Mỹ.
Vụscandal do thám trên đang đe dọa phá hỏng quan hệ giữa Australia và Indonesia . Indonesia vốn là nước láng giềng Châu Á gần nhất cũng là một đối tác chiến lược quan trọng của Australia .
"Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã yêu cầu Đại sứ Australia tại Jakarta đưa ra một lời giải thích về thông tin có sự tồn tại cũng như việc sử dụng các cơ sở do thám ở Đại sứ quán Australia tại đây", Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết trong một tuyên bố.
"Những hoạt động được thông tin trên báo chí chắc chắn không phản ánh tinh thần của một mối quan hệ thân thiện và gắn bó giữa hai nước láng giềng và đó là những hành động mà chính phủ Indonesia không thể chấp nhận được", Bộ Ngoại giao Indonesia nhấn mạnh.
Australia xác nhận việc Đại sứ của họ tại Indonesia đã được triệu tập đến để "thảo luận về những quan ngại của Indonesia đối với những cáo buộc được đưa trên báo chí gần đây về hoạt động tình báo của Australia ".
Mỹ thừa nhận chương trình do thám "đang đi quá xa"
Liên quan đến scandal trên, báo chí Mỹ hôm 1/11 đưa tin, Ngoại trưởng John Kerry đã lên tiếng thừa nhận, một số hành động trong chương trình do thám của nước Mỹ đang "đi quá xa". Lời thừa nhận này được đưa ra khi mà Washington đang đối diện với làn sóng chỉ trích dữ dội từ nước ngoài, đặc biệt là từ một số đồng minh thân thiết nhất ở Châu Âu.
Trả lời một câu hỏi về scandal do thám trong một cuộc họp mở của chính phủ Mỹ ở thủ đô London , ông Kerry đã nói rằng, trong một số trường hợp, các hoạt động do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ "đã đến mức đi quá xa".
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ rõ ràng đang ám chỉ đến thông tin về việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã giám sát các cuộc điện thoại của 35 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel và thu thập thông tin từ hàng triệu cuộc gọi điện khác ở các nước Châu Âu.
Ông Kerry cam kết "chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chuyện đó không tái diễn trong tương lai".
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Kerry vẫn đưa ra những phát biểu nhằm biện hộ cho chương trình do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ. Ông này nói rằng, chương trình đó là "một công cụ chống khủng bố hiệu quả" bởi nó đã giúp ngăn chặn các lực lượng khủng bố thực hiện một loạt vụ tấn công nhằm làm nổ tung các tòa nhà, làm rơi máy bay hay giết hại người dân nhờ vào việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ "biết trước về kế hoạch của những vụ tấn công khủng bố đó".
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Bí ẩn hộp trắng 'do thám' tại các đại sứ quán Mỹ Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tiến hành các chương trình do thám, nghe lén điện thoại bằng những hộp trắng "bí ẩn" đặt trên nóc các tòa nhà đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ ở khắp thế giới. Những hộp trắng do thám tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Moscow (Nga),...