Obama liên tục chế giễu Romney trong “trận chiến cuối cùng”
Một Tổng thống Obama hăng hái đã chế giễu chính sách của đối thủ đảng Cộng hòa Romney “toàn nằm trên bản đồ” trong cuộc tranh luận về chính sách ngoại giao ngày hôm nay, cáo buộc ông nói những điều không đúng và ủng hộ những chính sách “sai trái”.
Obama và Romney trong “trận chiến” cuối cùng
Obama và ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa đã “đấu khẩu” về chương trình hạt nhân Iran, Mùa Xuân Ả rập, Libya và Syria, và thỉnh thoảng trong cuộc tranh luận đề cập đến cả kinh tế trong nước khi cả hai cùng muốn phá vỡ thế sít sao trong chặng đua nước rút vào Nhà Trắng.
Tổng thống Obama, được đánh giá là nhà lãnh đạo mạnh mẽ trong các cuộc thăm dò gần đây, cho biết Romney đã thay đổi quan điểm về chính sách đối ngoại liên tục và cảnh báo đối thủ thiếu kiên định cần có của một vị tổng tư lệnh của nước Mỹ.
“Về hàng loạt vấn đề, Trung Đông, Afghanistan, hay Iraq, Iran, ông đều chỉ đặt trên bản đồ”, Obama cho biết trong cuộc tranh luận với chủ đề chính sách ngoại giao tại Florida.
Và ông công khai giễu Romney trước những tuyên bố mà ông cho rằng đưa lực lượng vũ trang Mỹ tới mức không được thấy từ đầu thế kỷ 20.
“Ngài đã đề cập đến hải quân, và chúng ta có ít tàu hơn chúng ta đã có vào năm 1916. Ồ, thống đốc, chúng ta có ít ngựa và lưỡi lê hơn bởi bản chất quân đội của chúng ta đã thay đôi”, Obama cho biết, với khản giả cười ồ.
“Chúng ta có những thứ được gọi là tàu sân bay, nơi máy bay có thể hạ cánh. Chúng ta có những tàu có thể đi dưới nước, tàu ngầm hạt nhân.
Vì vậy câu hỏi không phải là trận chiến của chiến hạm, nơi chúng ta có thể đếm được tàu. Đó là khả năng của chúng ta là gì”.
Trước đó, ông Remney mở màn cuộc tranh luận với cáo buộc nước Mỹ dưới lãnh đạo của Tổng thống Obama đã cho phép “thủy triều hỗn loạn dâng lên” quét khắp Trung Đông.
Romney nhấn mạnh đến số thường dân thiệt mạng ở Syria, tổ chức Anh em Hồi giáo nắm quyền ở Ai Cập, sự trỗi dậy của các chi nhánh al-Qaeda tại Bắc Phi, chương trình hạt nhân Iran và cuộc tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Libya vào tháng trước là những ví dụ về sự “hỗn loạn” mà chính quyền Obama cho phép bao trùm khắp khu vực.
Tuy nhiên ông Obama đáp lại với cáo buộc chính sách không thống nhất vềIraq và Afghanistan của Romney, sẽ mang đến “sự lãnh đạo sai lầm và bất cẩn”.
Nhập khẩu chính sách thời Chiến tranh Lạnh
Video đang HOT
Tổng thống Obama mỉa mai ông vui mừng vì Romney đã nhận ra mối đe dọa do al-Qaeda gây ra, và nhắc đối thủ nhớ rằng hồi đầu năm nay thống đốc bang Massachusetts đã coi Nga là đối thủ địa chính trị số một của Mỹ. Ông Obama cho rằng ứng cử viên đảng Cộng hòa đang tìm cách đưa Mỹ trở lại quan điểm Chiến Tranh Lạnh đã bị từ bỏ từ lâu khi cho rằng Nga là đối thủ địa chính trị số một của Mỹ.
“Chiến Tranh Lạnh đã đi qua 20 năm qua”, Obama cho biết và nhìn thẳng vào Romney khi họ ngồi cùng bàn với người dẫn dắt cuộc tranh luận Bob Schieffer. “Khi nói về chính sách đối ngoại của ngài, ngài dường như muốn nhập khẩu chính sách đối ngoại của những năm 1980.”
Trong khi đó ông Romney, không muốn tạo sai lầm để làm hỏng những gì ông đã đạt được gần đây khi thu hút thêm được người ủng hộ sau cuộc tranh luận vòng 1, cho biết chính sách của Obama đối với Trung Đông và Bắc Phi không ngăn chặn được đe dọa trỗi dậy của al-Qaeda tại khu vực.
“Tấn công tôi không nằm trong chương trình nghị sự. Tấn công tôi không phải là cách tôi đối phó với các thách thức ở Trung Đông”, ông cho hay.
Ông nhấn mạnh ông cũng đã gọi thách thức hạt nhân của Iran là mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất của Mỹ.
Khi nói về Nga, Romney chỉ trích Obama vì bình luận ông đã đưa ra đối với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ở cuối nhiệm kỳ của ông khi micro vẫn bật rằng ông sẽ “linh hoạt hơn” sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào 6/11 tới. Ông Romney cho biết thay vì thể hiện “linh hoạt” với Tổng thống Nga Putin hiện nay, “Tôi sẽ trao ông ấy thêm áp lực”.
Đấu khẩu về “đe dọa lớn nhất” của nước Mỹ
Hai đối thủ Nhà Trắng đã bất đồng về mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ, khi ông Obama chọn các mạng lưới củng bố, trong khi Romney chọn chương trình hạt nhân của Iran.
Tuy nhiên, ngay sau khi gọi tên mối đe dọa lớn nhất, cả hai ứng viên đều nhanh chóng chuyển sang chủ đề Trung Quốc, nhấn mạnh hành động họ sẽ đưa ra để cân bằng “cuộc chơi” cạnh tranh trước đối thủ kinh tế ngày càng lớn mạnh.
“Về Trung Quốc, Trung Quốc vừa là đối thủ và cũng là một đối tác tiềm năng trên trường quốc tế, nếu họ tuân thủ theo luật”, ông Obama tuyên bố sau khi nhận được cái gật đầu nhanh của người dẫn dắt.
“Vì vậy quan điểm của tôi khi nắm quyền là chúng ta sẽ thuyết phục Trung Quốc chơi cùng luật chơi như mọi người khác”, ông Obama cho biết thêm và cáo buộc Romney đã không phản đối việc xuất khẩu việc làm của Mỹ sang các trung tâm sản xuất của Trung Quốc.
Trong khi đó, Romney hầu như không trả lời câu hỏi liên quan đến mối đe dọa lớn nhất, mà bắt đầu bằng câu trả lời về kinh tế, sau đó chuyển nhanh qua Iran trước khi tuyên bố “Chúng ta hãy nói về Trung Quốc”.
Romney nhắc lại cam kết rằng nếu ông đắc cử, ông sẽ tuyên bố Trung Quốc là kẻ lưu manh tiền tệ trong ngày đầu tiên nhậm chức, cáo buộc Bắc Kinh cho đồng Tệ thấp giả tạo để ồ ạt nhập khẩu hàng hóa rẻ.
Khi được Bob Schieffer hỏi liệu động thái đó có gây ra một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Romney chỉ đến thâm thủng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đã đứng ở mức gần 300 tỷ USD vào năm ngoái.
“Đã rõ là ai không muốn một cuộc chiến thương mại. Đó là bên yên lặng. Họ đang chiến thắng”.
Ông Romney cho rằng tranh chấp thương mại với Trung Quốc không chỉ nằm ở tỉ giá tiền tệ. Song ông Romney cho rằng Mỹ và Trung “không phải nhất thiết là đối thủ dưới mọi hình thức”. “Tôi muốn một mối quan hệ tốt với Trung Quốc. Trung có thể là đối tác của chúng ta. Nhưng đó không có nghĩa là họ có thể lấn lướt chúng ta, ăn cắt việc làm của chúng ta trên những cơ sở không công bằng”, Romney nhấn mạnh.
“Trận chiến” cuối cùng kéo dài 90 phút, diễn ra tại đại học Lynn ở Boca Raton, Florida. Khi còn 15 ngày nữa là tới ngày bầu cử, Florida là một trong những bang giao động chính (bang chưa quyết định bầu cho ứng cử viên nào), với 29 phiếu cử tri đoàn, nên Florida đóng vai trò quan trọng cho chiến thắng của các ứng cử viên.
Người dẫn chương trình TV kỳ cựu Bob Schieffer của đài CBS News dẫn dắt cuộc tranh luận và giới bình luận cho biết việc dẫn dắt của ông ngày hôm nay cũng được theo dõi sát. Hai người dẫn dắt trước là Candy Crowley của CNN và Jim Lehrer của PBS đều bị chỉ trích hoặc can thiệp quá nhiều hoặc quá ít vào cuộc tranh luận.
Hai đối thủ đã bám đuổi sát nút trong các cuộc thăm dò trên cả nước Mỹ sau khi ông Romney bật lên nhờ thể hiện tốt hơn ông Obama tại cuộc tranh luận đầu tiên vào đầu tháng 10. Sau cuộc tranh luận lần hai, ông Obama giành lại được lợi thế hơn so với Romney và giờ đây kết quả cuộc tranh cử sắp tới sẽ phụ thuộc vào các bang giao động.
Theo Dantri
Điểm lập trường đối ngoại của Obama và Romney trước giờ "G"
Trong lần tranh luận thứ ba và cũng là lần cuối cùng trước khi bước vào cuộc bầu cử ngày 6/11 tới, hai ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ sẽ có màn "tỷ thí" về chính sách ngoại giao.
Tổng thống Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney có quan điểm khá đối lập trong nhiều vấn đề đối ngoại.
Theo dự kiến, các vấn đề chính sẽ được đề cập trong lần tranh cử thứ ba là chương trình hạt nhân của Iran, cuộc chiến chống khủng bố, vấn đề Trung Đông và quan hệ với Trung Quốc.
Dưới đây là một số quan điểm của hai ứng cử viên trong từng vấn đề dựa trên trích dẫn những câu nói của hai ứng viên này:
- Chương trình hạt nhân của Iran: Nguy cơ Iran phát triển vũ khí hạt nhân và khả năng tấn công Iran:
Quan điểm của ông Obama là "Iran không được phép có vũ khí hạt nhân". Phương án lựa chọn của ông là không sử dụng biện pháp can thiệp quân sự (ít nhất trong thời điểm hiện tại), mà thay vào đó là đẩy mạnh thương thuyết thông qua đối thoại và/hoặc cấm vận. Mặc dù những nỗ lực ban đầu trong việc đối thoại với Iran đã thất bại, song những lệnh cấm vận quốc tế dường như đã bắt đầu đem lại những tác dụng mà chính quyền của ông mong muốn.
Trong vấn đề này, ông Romney cũng có chung quan điểm với Tổng thống Obama nhưng với cách tiếp cận cứng rắn hơn. Ông nói: "Nếu quý vị bầu chọn tôi là Tổng thống kế nhiệm, Iran sẽ không có vũ khí hạt nhân".
Theo ứng cử viên của đảng Cộng hòa, nước Mỹ cần duy trì đường lối cứng rắn, không để cho Iran có năng lực hạt nhân và cũng kiên quyết không cho nước này với tay chạm tới kỹ thuật chế tạo vũ khí hạt nhân. Ông khẳng định nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông sẽ không có chuyện đối thoại với Tehran, sẽ gây áp lực mạnh hơn trong việc đưa ra các đòn trừng phạt mạnh tay với Nhà nước Hồi giáo và thậm chí nếu cần thiết có thể phát động hành động quân sự chống Tehran.
- Vấn đề Trung Đông: Hòa đàm Palestine - Israel, khu định cư của người Do Thái ở vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, quy chế nhà nước cho Palestine.
Về vấn đề này, ông Obama nói: "Cam kết của chúng ta đối với an ninh của Israel nhất quyết không lay chuyển và cả việc theo đuổi hòa bình Trung Đông cũng vậy". Từ câu nói này, có thể hiểu quan điểm của Tổng thống Obama là ông ủng hộ giải pháp hai nhà nước Palestine và Israel cùng chung sống hòa bình.
Trước đó, ông chủ Nhà Trắng từng yêu cầu phong trào Hamas ở dải Gaza chấp nhận quyền tồn tại của người Israel. Ông cũng phản đối các khu định cư của người Do Thái tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, điều khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vô cùng tức giận. Trong suốt 4 năm kể từkhi chuyển đến Nhà Trắng, ông Obama chưa một lần đặt chân đến Israel dù bề ngoài ông luôn khẳng định luôn ưu tiên quan hệ với đồng minh thân cận ởTrung Đông..
Trong khi đó, ông Romney thì nói rằng: "Mấu chốt để thương thuyết cho một nền hòa bình lâu dài là xây dựng một nước Israel được bảo đảm an ninh". Đối với ông Romney, Israel là đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Vì vậy, ông chỉ trích việc Tổng thống Obama đã giữ khoảng cách với Israel trong suốt 4 năm cầm quyền.
Ông Romney cũng có quan điểm cởi mở hơn về các khu định cư của người Do Thái, đồng thời muốn tập trung vào việc cải thiện kinh tế ở các vùng lãnh thổ Palestin hơn là cho phép họ có vị thế chính trị cao hơn. Ông nghi ngờ khả năng tồn tại của giải pháp hai nhà nước và đã chủ ý thực hiện chuyến công du tới Israel trong thời gian vận động tranh cử để ghi điểm với các cử tri Do Thái cả trong và ngoài nước.
- Tình hình Trung Đông - Bắc Phi: Các vấn đề hậu Mùa Xuân Ảrập, nội chiến tại Syria và bộ phim phỉ báng đạo Hồi sản xuất tại Mỹ đã thổi bùng làn sóng biểu tình rầm rộ phản đối các cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ ở thế giới Ảrập.
Ông Obama nói: "Nước Mỹ và Hồi giáo không cần cạnh tranh với nhau". Ngay từ khi mới lên cầm quyền, ông Obama đã tìm cách thiết lập lại mối quan hệ hữu nghị với thế giới Ảrập và Hồi giáo. Ông ủng hộ các cải cách dân chủ trong khu vực và đặt kế hoạch tăng đầu tư, cho vay đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo việc làm.
Trong làn sóng chính biến ở Trung Đông - Bắc Phi, ông Obama đã quyết định tham gia liên minh NATO phát động cuộc chiến tại Libya để lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đồng thời ủng hộ các biện pháp trừng phạt cứng rắn chống chính quyền Syria và kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Về bộ phim báng bổ đạo Hồi, quan điểm của ông là bảo vệ tự do ngôn luận và lên án tình trạng bạo lực quá khích tại các nước Hồi giáo với cái cớ biểu tình phản đối bộ phim.
Trong các vấn đề này, ông Romney lại có quan điểm khác hẳn khi nói rằng: "Chính quyền Romney sẽ tìm mọi cách để bảo đảm không có một Mùa Đông Ảrập theo sau Mùa Xuân Ảrập". Quan điểm của ông Romney coi Mùa Xuân Ảrập là một cơ hội tích cực để thay đổi, nhưng lo ngại nó có thể mở cánh cửa cho những thế lực thù nghịch chống lại Mỹ tại khu vực này. Ông đồng ý với quyết định tham chiến cùng NATO trong chiến dịch quân sự tại Libya nhưng không đồng ý về thời điểm tiến hành cuộc chiến.
Ngoài ra, Thống đốc bang Massachusetts cũng chỉ trích Tổng thống Obama về việc "đã không hành động" tại Syria. Ông muốn chính phủ Mỹ phải phối hợp với các đồng minh trang bị cho các phe nhóm đối lập ở quốc gia TrungĐông này. Mặc dù khẳng định không ủng hộ hành động quân sự tức thì tại Syria nhưng ông cho rằng cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp can thiệp cần thiết nhằm tránh để vũ khí hóa học rơi vào tay các lực lượng khủng bố. Ông cũng chỉ trích phản ứng chậm chạp của Tổng thống Obama trong các vụ tấn công nhằm vào các cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ ở nước ngoài.
- Về quan hệ với Trung Quốc: Chống lại sự trỗi dậy cả về quân sự, chính trị và kinh tế của Trung Quốc, điều chỉnh thâm hụt thương mại song phương, kiểm soát các hoạt động tiền tệ và thương mại và thúc đẩy nhân quyền ở Trung Quốc.
Về vấn đề này, ông Obama từng nói: "Mỹ không tìm cách kiềm chế Trung Quốc... Một đất nước Trung Quốc giàu mạnh có thể là một nguồn lực cho cộng đồng các quốc gia". Quan điểm của ông Obama là tìm kiếm mối quan hệ hợp tác, tin vào cách tiếp cận hòa giải và thực tiễn hơn. Tuy nhiên, ông cũng chỉ trích Bắc Kinh cố tình thao túng đồng nhân dân tệ và tham gia những hoạt động thương mại không công bằng.
Trái ngược lại, ông Romney nói: "Nếu quý vị không sẵn sàng đứng lên chống Trung Quốc, quý vị sẽ bị Trung Quốc đè bẹp". Quan điểm của Romney là cần có cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc, bao gồm cả việc tăng cường sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương, hợp tác sâu rộng hơn với Ấn Độ và các đồng minh khác trong khu vực, bảo vệ nhân quyền và gây sức ép để Trung Quốc phải chấp thuận theo đuổi các chính sách tự do thương mại công bằng.
Ông bác bỏ cách thức tìm kiếm tài phán từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, cho rằng chính quyềnObama phản ứng quá chậm và nương nhẹ với Bắc Kinh. Ông công khai nói về tình trạng thao túng tiền tệ của Trung Quốc, các vụ tấn công bất hợp pháp nhằm vào hệ thống máy tính các công ty và cơ quan chính phủ Mỹ. Mặc dù công nhận Trung Quốc là một cường quốc kinh tế trong làm ăn thương mại, nhưng ông Romney cũng không ngần ngại gọi Trung Quốc là "kẻ thù nguy hiểm của nước Mỹ", đồng thời cho rằng Bắc Kinh phải tuân thủ chặt chẽ các quy định quốc tế.
Theo Dantri
TT Obama ăn gì trước trận quyết đấu? Tổng thống Barack Obama chuẩn bị cho cuộc tranh luận cuối cùng Tổng thống Barack Obama sẽ lựa chọn món thịt bò nướng và khoai tây cho bữa tối của mình trước khi tham gia vòng tranh luận cuối cùng với đối thủ Mitt Rommey vào tối 22/10 (theo giờ địa phương). Với hy vọng sẽ lặp lại thành công trong vòng tranh...