Ổ SSD RAIDR Express “siêu cao cấp” của Asus
Sản phẩm mới của ASUS: SSD RAIDR Express là SSD sử dụng giao tiếp PCI Express cho tốc độ cao hơn so với giao tiếp SATA3 hiện nay.
Từ lâu giới công nghệ đã biết thương hiệu ROG (Republic of gamers) của Asus vốn nhắm đến đối tượng người dùng cao cấp. Trước đây, “đại gia đình” ROG chỉ có sự xuất hiện ở bo mạch chủ, card đồ họa, laptop…Nhưng sắp tới, Asus sẽ bổ sung thêm một thành viên mới trong đại gia đình này: SSD.
Sản phẩm mới của Asus có tên gọi RAIDR Express; sử dụng giao tiếp PCI Express cho tốc độ cao hơn so với các SSD dùng giao tiếp SATA3 hiện nay. Sản phẩm này thực chất đã lộ diện hồi tháng Tư tuy nhiên cho tới tận hôm nay nó mới được công bố.
Ổ cứng thể rắn RAIDR Express 240GB PCIe.
- Công nghệ DuoMode
RAIDR Express là SSD đầu tiên trên thế giới có thể hoạt động trong môi trường BIOS UEFI và cả BIOS cũ nhờ công nghệ DuoMode.
Công tắc chuyển đổi.
Một số bo mạch chủ sử dụng đến 2 chip BIOS, vì điều này mà Asus đã trang bị cho SSD một công tắc phần cứng cho phép người dùng dễ dàng chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ khởi động truyền thống và khởi động trên nền UEFI, đảm bảo tương thích với hệ thống PC cũ lẫn mới. Với chế độ khởi động truyền thống, RAIDR Express có thể sử dụng trên các bo mạch cũ sử dụng BIOS truyền thống. Và ngược lại, khi chuyển qua UEFI, người dùng sẽ cảm thấy thời gian khởi động PC được tăng lên một cách rõ rệt.
- Tốc độ siêu nhanh
Thiết bị này được cấu tạo từ 8 con chip (chip của Toshiba được sản xuất trên công nghệ 19nm) và được liên kết với nhau để cấu hình RAID 0. Ngoài ra, SSD còn sử dụng chip điều khiển kép LSI SandForce để đảm bảo tốc độ đọc/ghi tuần tự lần lượt 830/810 MB/s, tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên lên đến 100000 IOPS. Asus còn đảm bảo độ trễ của SSD dưới 0,1s nhằm giúp cho người dùng có thể an tâm tận hưởng tốc độ thực sự.
Mặt trên của SSD.
Mặt sau của SSD.
SSD RAIDR Express này thực chất là hai ổ SSD được sử dụng trên cùng bảng mạch, kết nối theo chuẩn RAID 0 nhằm đạt được hiệu năng tối đa. Bạn dễ dàng nhận thấy 2 ổ SSD này ở trên mạch PCB, mỗi bên SSD có 4 con chip Toshiba và 1 con chip điều khiển SandForce.
Video đang HOT
Chip điều khiển SandForce SF2281.
Chip 16nm Toshiba.
- Công nghệ độc quyền
Không chỉ có hiệu năng cao, thiết bị này còn được ASUS trang bị công nghệ lưu bộ nhớ cache có tên gọi là ROG HybriDisk. Theo ASUS, nhờ công nghệ này mà RAIDR có thể hỗ trợ cho ổ cứng HDD có dung lượng lên tới 4 TB nhằm phá vỡ tốc độ 600MB/s (SATA III).
Ngoài ra, còn Asus còn chăm chút vẻ bề ngoài của sản phẩm bằng cách cho SSD RAIDR Express được mặc “áo giáp” 2 lớp: gồm lớp vỏ EMI mà theo Asus có chống ảnh hưởng của từ trường và lớp vỏ bảo vệ ở sau lưng để ngăn các ảnh hưởng phát sinh từ các thiết bị sử dụng ở trên nó (cụ thể là card đồ họa). Tuổi thọ của RAIDR có thể lên đến 620000 giờ (tức gần 70 năm), có lẽ Asus muốn người dùng thoải mái tận hưởng hiệu năng của sản phẩm mà không phải lo tới chuyện giới hạn độ bền của SSD (tức tỉ lệ chịu ghi trên các con chip mà chúng ta rất hay gặp).
Tấm tản nhiệt mặt sau.
Tấm EMI phía trước.
Người mua còn được tặng sử dụng bản quyền phần mềm Kaspersky Antivirus trong 3 tháng. Giá sản phẩm hiện chưa được tiết lộ, tuy nhiên theo như dự đoán của người viết thì giá ít nhất cũng phải trên 500USD.
Theo VNE
Khám phá "nội tạng" OPPO Find 5
OPPO Find 5 sử dụng nhiều linh kiện của Qualcomm. Mổ bụng một thiết bị điện tử là cách làm khá hữu hiệu để đánh giá chất lượng của thiết bị đó dựa trên những linh kiện được lắp đặt. Mới đây, chiếc smartphone OPPO Find 5 đang được bán tại Việt Nam đã được đặt lên bàn mổ.
Toàn bộ hộp sản phẩm và phụ kiện đi kèm khi mua máy.
Vòng tròn phóng to so sánh độ nét của màn hình Full HD 1080p so với 720p. Được biết,OPPO Find 5 sử dụng màn hình 5 inch Full HD.
Lớp vỏ ở mặt sau sử dụng chất liệu polycarbonate màu trắng tương tự như HTC One X.
OPPO Find 5 sử dụng lớp tản nhiệt làm bằng than chì do chip lõi tứ của Qualcomm tỏa 1 lượng nhiệt không nhỏ.
Miếng che bức xạ và bộ khuếch đại tín hiệu được cố định bằng ốc.
Module NFC trên OPPO Find 5, thông thường có hai cách để sử dụng NFC với điện thoại. 1 là miếng rời liên kết với mạch chủ, 2 là dán vào pin. Ở đây, Oppo Find 5 chọn cách thứ 2 để tích hợp tính năng NFC.
Pin của OPPO Find 5 được nối với thân máy thông qua cáp điện và có thể rút ra khỏi bo mạch chủ cho phép thay đổi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trước khi tháo pin OPPO Find 5 ra phải tháo chip NFC ra trước. OPPO Find 5 sử dụng pin dung lượng 2.500 mAh, 9.5Wh.
Hệ thống loa kép, OPPO sử dụng công nghệ âm thanh Dirac HD cho Find 5.
OPPO Find 5 sử dụng camera 13 MP tích hợp cảm biến Stacked CMOS của Sony. Trong khi các dòng máy hiện nay đa phần đều ứng dụng BSI CMOS, Stacked CMOS cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, đồng thời phần cứng hỗ trợ quay phim chụp ảnh ở chế độ HDR.
Bo mạch chủ của Find 5 với những linh kiện được nối với nhau thông qua cáp điện và các khớp bằng kim loại.
Mặt sau bo mạch chủ Find 5, trong ô phóng lớn là chip nhớ dung lượng 16GB của Samsung.
RAM ELPIDA 2GB giống iPhone 5 và vi xử lý Qualcomm APQ8064 Quad-Core.
Chip tín hiệu Qualcomm MDM8215M, tương thích với các chế độ mạng GSM và WCDMA.
Chip quản lý năng lượng Qualcomm PM8921, giống với LG Nexus 4.
Bộ khuếch đại đa tần TriQuint.
Bộ thu phát tín hiệu không dây đa tần Qualcomm WTR1605.
Chip xử lý âm thanh độc lập Qualcomm WCD9310..
Chip con quay hồi chuyển INVENSENSE.
Ảnh 20 - Module tín hiệu không dây Qualcomm WCN3660, phụ trách quản lý Wi-Fi, Bluetooth, FM,...
Chip quản lý cảm ứng Synaptics giúp tăng độ nhạy khi sử dụng màn hình cảm ứng.
Do sử dụng vi xử lý lõi tứ Qualcomm APQ8064, nên các bộ phận khác cũng đều sử dụng chip của Qualcomm để tạo sự đồng bộ.
Theo GenK
Điện thoại Galaxy Ace 3 màn hình lớn và chip 'khoẻ' hơn trước Samsung vừa giới thiệu "hậu bối" của Galaxy Ace 2 với kích thước màn hình được tăng lên 4 inch cùng chip lõi kép được tăng tốc nhanh hơn so với model cũ. Theo GSM Arena, hãng sản xuất Hàn Quốc giới thiệu Galaxy Ace 3 với ba model lần lượt hỗ trợ 3G, LTE và hai sim. Thiết kế của các mẫu...