Ở nơi con tin là “thượng khách”
Những người thân của Ibrahim đều giàu có và quyền lực. Gia đình Ibrahim là một trong những gia tộc người Shiite lớn nhất nước và “nghề” của họ là bắt cóc đòi tiền chuộc. Hai năm trở lại đây, kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra ở nước láng giềng Syria, các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc trở nên phổ biến ở Lebanon.
Trẻ em Lebanon là một trong những đối tượng mà các nhóm bắt cóc nhắm đến (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Hàng trăm nghìn USD tiền chuộc
Lái xe taxi trẻ người Lebanon, Ibrahim cho biết, công việc bán thời gian của anh là lái xe cho các anh em họ – những kẻ bắt cóc chuyên nghiệp. Theo Ibrahim, anh phải miễn cưỡng làm công việc này vì không biết làm gì để sống. Bởi với Ibrahim, chở khách du lịch ngoại quốc giúp anh kiếm được nhiều tiền hơn so với chở các nạn nhân bị bắt cóc, nhưng do ngành công nghiệp du lịch Lebanon gặp nhiều khó khăn và ít du khách ngoại quốc lui tới, cho nên anh phải chật vật kiếm tiền. Lần cuối cùng Ibrahim nhận được số tiền công lớn là vào năm ngoái khi một người đàn ông Arập Xêút thuê anh chở trong một tuần với số tiền 3.000USD.
Do tình trạng an ninh bất ổn, bắt cóc đòi tiền chuộc đang là một trong số ít những “nghề” đang phất tại Lebanon. Mới đây, một cậu bé 12 tuổi trở thành nạn nhân mới nhất của bọn tội phạm. Giữa ban ngày, các tay súng đã bắt cóc đứa trẻ, con của một doanh nhân giàu có, khi cậu bé đang chờ xe tới trường ở khu dân cư cao cấp của Thủ đô Beirut. Sau 5 ngày bị giam giữ, cậu bé đã được thả sau khi gia đình trả khoản tiền chuộc 250.000USD.
Trong năm qua, hàng chục doanh nhân Lebanon cũng bị bắt cóc đòi tiền chuộc. “Đây là một nghề”, một người có tên Hassan, anh họ của Ibrahim nói. Theo Hassan, họ thường nhắm đến những doanh nhân giàu có. Mọi sinh hoạt, đi lại của doanh nhân này bị theo dõi trong thời gian khoảng 2 tuần. Khi “con mồi” mất cảnh giác, chúng liền ra tay, bắt cóc đưa lên xe ô tô rồi đưa về giam giữ tại phía nam Beirut hay ở thung lũng Bekaa. Hassan khẳng định không nạn nhân nào bị hãm hại, mà đều được đối xử tử tế như “một vị khách” bởi chúng biết rõ gia đình nạn nhân rất giàu và sẵn sàng nộp khoản tiền chuộc lớn lên tới hàng trăm nghìn USD.
Kịch bản giống nhau
Trong những năm 1980, động cơ chính trị đã dẫn đến làn sóng các vụ bắt cóc người phương Tây ở Lebanon. Nạn bắt cóc diễn ra thường xuyên trong thời gian này và nhiều nạn nhân không bao giờ được tìm thấy. Nhưng hai năm trở lại đây, các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc trở lên phổ biến ở quốc gia Trung Đông này. Nó bắt đầu đồng thời với cuộc khủng hoảng kéo dài 2 năm qua tại Syria và trong thời gian gần đây đã trở thành một làn sóng tội phạm đáng lo ngại.
Báo cáo của Bộ Nội vụ Lebanon cho biết, lực lượng an ninh nước này đã bắt giữ 47 đối tượng tình nghi tham gia vào các vụ bắt cóc. Mới đây, hồi tháng 2 vừa qua, họ cũng phá hai âm mưu bắt cóc đòi tiền chuộc tại Beirut, đồng thời bắt giữ hai kẻ chủ mưu Musa Ali Harb và Ziyad Abdeen al-Jamal. Các vụ bắt cóc thường có kịch bản giống nhau: đó là sau khi bắt cóc, bọn tội phạm thường liên lạc với gia đình nạn nhân đòi tiền chuộc từ vài nghìn đến hàng trăm USD. Theo một quan chức an ninh Lebanon, một số vụ bắt cóc đã được giấu kín, vì gia đình nạn nhân muốn bí mật đàm phán với những kẻ bắt cóc và không thông báo cho chính quyền. Những hành động này xuất phát từ sự thất bại của lực lượng an ninh trong hầu hết các vụ giải cứu con tin và bắt giữ kẻ bắt cóc thậm chí khi tiền chuộc đã được trả. Trong nhiều trường hợp, danh tính cũng như nơi ẩn náu của kẻ bắt cóc đã được báo chí đăng tải nhưng chúng vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
“Lửa” Syria lan sang Lebanon
Cuộc khủng hoảng kéo dài 2 năm qua tại Syria với mức độ bạo lực ngày càng leo thang dường như đã lan sang Lebanon. Hồi mùa hè năm ngoái, có ít nhất 20 người bị bắt cóc tại Thủ đô Beirut của Lebanon, trong số đó có 1 nạn nhân người Thổ Nhĩ Kỳ, 1 người Arập Xêút cùng một số người Syria. Các thành viên thị tộc Meqdad, một trong những dòng họ Shiite quyền lực nhất Lebanon cho biết, các vụ bắt cóc trên nhằm đáp trả việc một thành viên Meqdad bị “Quân đội Syria tự do” (FSA) bắt giữ ở Thủ đô Damascus của Syria. Theo FSA, nhân vật này có liên hệ với phong trào Hezbollah, nhưng Hezbollah và thị tộc Meqdad đều ra tuyên bố phủ nhận. Thị tộc này cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ, Arập Xêút và Qatar phải chịu trách nhiệm vì những nước này hỗ trợ quân nổi dậy ở Syria và tuyên bố số vụ bắt cóc sẽ còn tiếp tục tăng.
Lebanon là điểm đến du lịch được yêu thích ở vùng Vịnh trong mùa hè do khí hậu Địa Trung Hải mát mẻ. Nhưng do lo ngại bạo lực ở Syria đang lan sang Lebanon, nhiều quốc gia vùng Vịnh yêu cầu công dân các nước này rời khỏi Lebanon.
Theo ANTD
Quân nổi dậy Syria ra tối hậu thư cho Hezbollah
Lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA) vừa tuyên bố sẽ đáp trả nếu phong trào Hồi giáo Hezbollah ở Li Băng "trong vòng 48 giờ" không chấm dứt các hành động khiêu khích.
Ngày 21.2, AFP dẫn lời lãnh đạo FSA Selim Idriss khẳng định Hezbollah đứng sau các vụ nã đạn từ phía Li Băng vào những ngôi làng do phe nổi dậy kiểm soát ở thành phố Qousseir, miền tây Syria. Đến nay, phong trào trên vẫn ủng hộ Tổng thống Syira Bashar al-Assad. Từ năm 2012, lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah thừa nhận việc các tay súng dưới quyền tham gia chống lại phe nổi dậy Syria nhưng "chỉ là quyết định cá nhân". Ngày 18.2, phong trào này thông báo có 3 người Hồi giáo Shiite Li Băng thiệt mạng trong một vụ giao tranh ở Syria. Diễn biến mới tiếp tục khiến giới quan sát lo ngại khủng hoảng tại Syria sẽ lan rộng ra khu vực. Trước đó, Israel đã gián tiếp thừa nhận thực hiện vụ không kích hồi cuối tháng 1 vào khu vực ngoại vi thủ đô Damascus vì nghi ngờ đây là nơi chứa vũ khí hóa học.
Hiện trường vụ nổ bom ở trung tâm Damascus vào ngày 21.2 - Ảnh: Reuters
Trong khi đó, tình hình giao tranh tại Syria vẫn rất phức tạp. Ngày 21.2, ít nhất 31 người thiệt mạng sau khi một chiếc xe bị gài bom phát nổ ngay gần trụ sở của đảng cầm quyền Baath ở trung tâm Damascus. Theo Đài truyền hình Al Akhbariya, trong số nạn nhân có nhiều trẻ em là học sinh của một trường học gần đó. Chỉ 3 giờ sau, trụ sở của Bộ Tư lệnh quân đội Syria ở Damascus cũng bị tấn công bằng 2 loạt đạn cối. Hiện chưa rõ con số thương vong, thiệt hại. Những vụ tấn công trên xảy ra chỉ một ngày sau khi FSA nã pháo vào dinh thự Tishreen của Tổng thống al-Assad ở Damascus. Trong một diễn biến liên quan, RIA-Novosti ngày 21.2 dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết lãnh đạo các lực lượng nổi dậy Syria Moaz al-Khatib có thể sẽ đến nước này vào đầu tháng 3. Trước đó, Moscow cũng thông báo sẽ đón tiếp Ngoại trưởng Syria Walid Muallem vào ngày 25.2.
Theo TNO
Syria từng tính tấn công thánh địa Mecca? Người hành hương làm lễ cầu nguyện bên ngoài một thánh đường Hồi giáo ở Mecca vào ngày 25.10.2012 - Ảnh: AFP Chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị cáo buộc dự định thực hiện một vụ "tấn công khủng bố" tại thánh địa Mecca ở Ả Rập Xê Út cách đây vài tháng, theo tin tức từ trang Arutz Sheva...