Ở nhà giãn cách nghe “anh chồng đảm” Sài Gòn mách cách trồng nấm bào ngư xám cho năng suất khủng
Trong những ngày giãn cách, anh Hoàng Lương đã trồng thành công loại nấm bào ngư xám khiến cả chị em cũng phải khen ngợi vì độ mát tay.
Có thể nói so với các loại nấm khác thì nấm bào ngư xám rất dễ trồng và nhanh thu hoạch. Do đó, rất nhiều người chọn cách tự trồng nấm bào ngư xám tại nhà để cung cấp nguồn lương thực an toàn cho các thành viên trong gia đình.
Anh Hoàng Lương (hiện đang sống tại quận 9, Sài Gòn) cũng vậy. Ở nhà giãn cách, anh tự trồng nấm còn mát tay đến nỗi được thu liên tục.
Cùng lắng nghe những kinh nghiệm của anh Hoàng Lương để học cách trồng loại nấm này tại nhà.
Anh Hoàng Lương với nấm bào ngư xám thu hoạch được trên sân thượng của gia đình.
1. Chọn bịch phôi nấm bào ngư
Bịch phôi nấm là gì?
Đây là các túi nguyên liệu đã được cấy meo. Những túi phôi này bán rất nhiều ở trên mạng, các website, fanpage chuyên về nấm bào ngư.
Nếu bạn ở quận 9, Hồ Chí Minh như anh Hoàng Lương thì có thể tìm đến các trại nấm ở đây hoặc gọi điện trực tiếp để được giao hàng tận nơi.
Có rất nhiều bịch phôi nấm để lựa chọn. Chúng được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như mùn cưa, xác mía, rơm rạ và bã cà phê.
Giá các bịch phôi cũng rất khác nhau. Đối với các bịch phôi làm từ các trại nấm thì giá bán sỉ dao động từ 3.500 đồng đến 5.000 đồng cho một bịch phôi.
Một số bịch phôi cao cấp có thể có giá trên 25.000 đồng/bịch phôi.
2. Thiết kế không gian và sắp xếp trồng nấm bào ngư tại nhà
Khi trồng nấm bào ngư không nên quá bận tâm vào kỹ thuật tạo phôi. Mà quan trọng là cách chăm sóc.
Nấm bào ngư cũng như nhiều loại nấm khác không cần quá nhiều ánh sáng, do vậy có thể tận dụng những không gian kém ánh sáng như ban công, phòng làm việc, phòng bếp. Thậm chí nhiều gia đình còn tận dụng cả phòng vệ sinh… Miễn sao môi trường không nhiều bụi bẩn, không có gió mạnh là được.
Với gia đình anh Hoàng Lương thì có khoảng sân thượng rộng nên anh tận dụng để trồng tại đây.
Video đang HOT
Có rất nhiều cách để sắp xếp các túi phôi. Có thể kết thành chuỗi và treo lên trên móc hoặc gác trên các kệ trong nhà.
Dù bằng cách nào thì nên để cổ túi hướng lên phía trên, để các tơ nấm có thể phát triển mạnh.
3. Chăm sóc và thu hoạch bịch phôi nấm bào ngư
- Bạn cần tưới phun sương cho phôi từ 4-6 lần trên ngày. Lưu ý chỉ tưới phun sương, không tưới trực tiếp vào phôi và tai nấm non sẽ gây đọng ứ nước dẫn đến úng.
- Sau một thời gian từ 15-20 ngày kể từ lúc đem phôi về nhà, các tơ nấm sẽ mọc lan rất nhanh. Khi đó bạn cần tiến hành mở nút bông, rạch các đường trên túi phôi từ 4-6 đoạn cách đều nhau.
- Khi thấy tai nấm có đường kính khoảng 3 – 5cm là bạn có thể bắt đầu thu hoạch. Bạn sẽ tiến hành thu hoạch bằng cách vặn sát gốc. Bởi nếu còn sót gốc thì rất dễ nhiễm bệnh.
- Khi hái nấm nên hái từng chùm nấm, gốc nấm phải được cắt sạch sẽ trước khi xếp vào giỏ.
4. Chăm sóc sau khi thu hoạch
- Sau khi hái nấm xong, bạn không nên tưới nước ngay vào thùng xốp mà phải đợi vài tiếng sau mới tưới. Bởi nếu bạn tưới ngay sau khi thu hoạch thì sẽ dễ khiến các phôi nấm dễ bị chết thối.
- Sau khi thu hoạch đợt nấm đầu tiên, bạn hãy ngừng tưới nước khoảng 5 – 7 ngày để nấm mọc ra tán mới. Khi hết đợt ra nấm thì bạn hãy tưới nước lên nền và xung quanh để giữ ẩm mỗi ngày.
- Một bịch phôi nấm bào ngư có thể cho từ 5-6 lần hái, tùy theo điều kiện chăm sóc, chất lượng con giống và cách làm phôi nấm bào ngư.
Ảnh: NVCC
Cách trồng cây chanh từ hạt tại nhà cho quả căng tròn mọng nước vượt mong đợi
Cây chanh có nhiều tác dụng, cách trồng lại đơn giản.
Nghỉ dịch dài ngày khiến mọi người nghĩ ra đủ thứ để giải tỏa stress, từ bếp núc, đọc sách cho đến trồng cây... Hoạt động nào cũng đều nhộn nhịp.
Nói qua một chút về thú vui trồng cây để thấy hoạt động này phong phú và sôi nổi hơn khi các loại cây từ cây kiểng cho tới các loại rau theo mùa, thậm chí đến cây gia vị đều có đủ cả - ngay cả khi không phải cây nào cũng dễ trồng và cho kết quả như mong đợi. Một trong số đó chính là cây chanh.
Tuy nhiên, với những gợi ý dưới đây, mong rằng bạn sẽ "thu hoạch" được một kết quả như mơ nhé!
Cây chanh dùng để decor nhà cũng rất đẹp.
Chanh có thể trồng quanh năm nhưng thời điểm tháng 2, 3 hoặc tháng 7, 8 là lúc thích hợp nhất để trồng chanh và giúp cây sai quả cũng như phát triển tốt nhất.
Trong thời gian giãn cách hạn chế ra ngoài, các chị em còn đợi gì nữa mà chưa trồng một cây chanh cho nhà mình?
Chuẩn bị
Hạt giống: Khi trồng chanh bạn không cần phải mua hạt giống ở ngoài mà có thể tận dụng chính hạt chanh ở những quả chanh bạn mua về. Bạn chỉ cần lấy 2 quả chanh to tròn, căng mọng và giữ lấy hạt sau khi sử dụng.
Đất trồng: Chanh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau tuy nhiên tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn. Nếu đất không đủ xốp bạn có thể trộn thêm trấu cho đất thoáng và thoát nước tốt. Trước khi trồng chanh, cần tưới nước để cho đất đủ ẩm nhưng không được tưới nhiều làm cho đất bị úng nước.
Chậu cây: Bạn nên chọn chậu cây làm bằng đất nung bởi loại chậu này có độ xốp và giúp thoát hơi nước cao hơn so với việc sử dụng chậu nhựa.
Nên chọn chậu gốm sẽ tốt hơn chậu nhựa, đường kính chậu tầm 40cm là hợp lý còn chiều cao chậu khoảng 30cm.
Cách trồng cây chanh
Bước 1: Chọn những hạt chanh còn nguyên vẹn và đem đi ngâm vào nước trong 2 đến 3 tiếng. Sau đó, vớt hạt chanh ra để vào giấy, thấm cho khô nước.
Bước 2: Bóc vỏ bọc bên ngoài của hạt chanh một cách cẩn thận.
Bước 3: Cho đất đã chuẩn bị sẵn vào chậu cây, xếp các hạt chanh thành vòng tròn men theo thành chậu, sau đó đổ 1 lớp đất mỏng phía trên và tưới ẩm đất. Các bạn nên trồng ít nhất 5 - 10 hạt cùng một lúc phòng trường hợp hạt không nảy mầm.
Sau khoảng 3 - 5 ngày, hạt chanh sẽ bắt đầu nảy mầm. Khoảng 1 tháng cây sẽ phát triển chiều cao tầm 10cm, lúc này cây trông rất xinh xắn và hương thơm cũng dễ chịu.
Nên trộn thêm trấu hun cho thoáng và thoát nước tốt.
Lưu ý khi chăm sóc cây chanh
Đem chậu cây ra đặt ở nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát. Vị trí đặt chậu cây chanh tốt nhất là có hai mặt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như phía Đông và Nam hoặc Tây và Nam.
Khi cây còn nhỏ bạn có thể dùng cây để trang trí như này, đừng quên để ở chỗ nắng có thể chiếu vào nhé!
Chanh đòi hỏi lượng nước phù hợp vì nhiều hay ít đều có thể làm chết cây. Hàng ngày dùng bình phun sương xịt nước để giữ độ ẩm cho đất. Bạn có thể kiểm tra xem đất đã đủ độ ẩm chưa bằng cách ấn ngón tay sâu vào đất khoảng 2 - 3cm. Trong những ngày nắng và nhiều gió, cần tưới nước thường xuyên. Nhớ che chắn cây khi trời gió nhiều.
Khi những cây con khỏe mạnh bạn nên mang chúng sang một nơi mới rộng rãi hơn. Để giúp cây phát triển mạnh, cần định kỳ tỉa cành, ngắt ngọn. Tuy nhiên việc tỉa cành cũng không nên làm quá nhiều. Khi những cây còn nhỏ và yếu thì tránh việc tỉa cành. Chanh lưu giữ chất dinh dưỡng trong lá nên nếu tỉa cành quá nhiều có thể khiến cây bị còi cọc, chậm lớn.
Hoa chanh vừa đẹp lại vừa thơm.
Bạn có thể bón phân định kỳ khoảng 2 tháng/ lần để cây chanh lớn nhanh. Thời gian cây đang ra hoa không nên bón phân. Sau khi đậu quả tiếp tục bón để cây có thêm dinh dưỡng nuôi quả.
Khi cây lớn bạn có thể mang cây ra ban công hoặc sân vườn trồng.
Ngoài ra, đối với những nhà nào đang sinh sống tại các chung cư cao tầng, mọi người có thể dùng tăm bông để tự thụ phấn cho cây, vì nhà cao tầng thì điều kiện ong bướm thụ phấn cho cây mùa hoa là vô cùng hạn chế.
Công dụng của cây chanh
Một chậu chanh nhỏ xinh không chỉ giúp cho ban công hay khu vườn nhà bạn trở nên xinh xắn hơn mà nó còn lan tỏa hương thơm nhè nhẹ. Mùi hương của chanh mang đến cảm giác phấn chấn, giúp tinh thần sảng khoái.
Công dụng của quả chanh thì ai cũng biết rồi nhưng đừng quên lá chanh cũng là một nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp đấy nhé! Nhà có gà luộc mà quên mua lá chanh thì cũng chẳng phải lo nữa.
Nếu bạn đang tìm một loại cây vừa đẹp lại vừa có mùi hương dễ chịu, chưa kể có cả quả nữa? Cây chanh chính là gợi ý tuyệt vời cho bạn.
Chúc các bạn trồng thành công cây chanh tại nhà nhé!
Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong chuỗi ngày giãn cách theo Chỉ thị 16 bằng những cuốn sách hay và nhiều hoạt động khác. Nếu bạn đã trồng được những chiếc cây xinh xắn trong thời gian này, hãy chia sẻ cùng chúng tôi qua hashtag #GianCach2TuanNgonNgay để lan tỏa năng lượng tích cực đến những người khác nhé!
Sài Gòn ơi! Ở nhà tránh dịch hãy tận dụng vỏ bịch sữa, chai nước, rổ nhựa để trồng giá đỗ thay thế rau xanh nhé! Trồng giá đỗ tại nhà để tự cung cấp thực phẩm là 1 lựa chọn rất được lòng các chị em trong mùa dịch! Rau xanh là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, để góp phần chung tay phòng chống dịch Covid-19, người Sài Gòn luôn hạn chế tối đa việc ra đường khi không...