Ở ngay Đông Nam Á cũng có một Kim Tự Tháp, hiện thân của nền văn minh cổ đại cực kỳ tiên tiến nhưng vô cùng bí ẩn
Gunung Padang có vẻ bề ngoài trông không hề giống một Kim Tự Tháp nhưng lại ẩn chứa quá nhiều bí mật. Nhắc đến Kim Tự Tháp, người ta nghĩ ngay đến đất nước Ai Cập với bề dày lịch sử – văn hóa phong phú.
Hình dạng của Kim Tự Tháp Ai Cập được cho là tượng trưng cho mô đất nguyên thủy mà người Ai Cập tin là từ đó Trái Đất được tạo ra, cũng như những tia nắng Mặt Trời chiếu xuống. Đến nay, các nhà khoa học đã tìm ra 138 Kim Tự Tháp ở Ai Cập.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng ở khu vực Đông Nam Á cũng có một Kim Tự Tháp vô cùng đặc biệt. Thậm chí, nó còn được xem là Kim Tự Tháp cổ nhất trên Trái đất mà đến nay các nhà khảo cổ vẫn chưa xác định chính xác được.
Hình vẽ mô phỏng di tích Gunung Padang.
Đó là Gunung Padang – một nơi có thể là bằng chứng của một nền văn minh tiên tiến có trước bất kỳ nền văn minh nào hiện được thế giới biết đến.
Khám phá gây sốc ở núi Padang
Mặc dù ít người biết, nhưng thực sự có một Kim Tự Tháp cổ đại ẩn mình bên dưới một ngọn núi ở Indonesia trong nhiều thiên niên kỷ. Nó được gọi là Gunung Padang, một cái tên có nghĩa là “Ngọn núi ánh sáng”.
Gunung Padang được báo cáo lần đầu vào năm 1914, nằm nép mình giữa những ngọn núi lửa, rừng chuối và vườn chè, ở độ cao 886m so với mực nước biển và cách phía Nam của thủ đô Jakarta khoảng 120km.
Hình ảnh chụp tại Gunung Padang.
Gunung Padang có vẻ bề ngoài trông không hề giống một Kim Tự Tháp. Nó trông như một ngọn đồi lớn được bao phủ bởi những cột đá cổ bị gãy, một kiểu nghĩa địa thời tiền sử, nơi tất cả các bia mộ đã bị đánh sập.
Trong nhiều năm, đó là tất cả những gì mà các nhà khảo cổ học nghĩ về địa điểm này. Tuy nhiên, vào năm 1914, các nhà khảo cổ người Hà Lan đã đến nghiên cứu và xác định đây là một địa điểm cự thạch cổ đại.
Cận cảnh đá núi lửa ở Gunung Padang.
Video đang HOT
Mặc dù đây là địa điểm cự thạch lớn nhất ở Indonesia, nhưng các nhà khoa học cho rằng nó gần như không đáng kể bằng những nơi khác, và đá của nó không phải là lâu đời nhất. Chúng được xem là có niên đại chỉ khoảng 2.500 năm trước. Chính vì vậy di tích khảo cổ này vẫn luôn bị lãng quên cho đến năm 2010, khi Danny Hilman Natawidjaja tìm đến.
Danny Hilman là một nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Indonesia. Ông nghĩ rằng có nhiều điều cần khám phá ở địa điểm này hơn người ta tưởng và ông sẽ chứng minh điều đó.
Sử dụng các kỹ thuật khai quật cẩn thận và viễn thám như radar xuyên đất và chụp cắt lớp sóng địa chấn (seismic tomography), ông và nhóm của mình đã bắt tay vào việc.
Những gì họ tìm thấy đã khiến cộng đồng khảo cổ phải sửng sốt. Phần lớn ngọn đồi dài 100 mét là do con người tạo ra – và nó không thực sự là một ngọn đồi. Đó là một Kim Tự Tháp bậc thang, được xây dựng trong quãng thời gian dài cả thiên niên kỷ, bởi nền văn minh lâu đời nhất mà thế giới vẫn chưa khám phá ra.
Kim Tự Tháp lâu đời nhất thế giới
Cấu trúc bên dưới ngọn đồi có vẻ rất đồ sộ. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng nó lớn hơn gấp 3 lần so với khu phức hợp đền Borobudur nổi tiếng của Java. Nhưng mục đích của nó là gì và liệu có một ngôi mộ trong lòng hay không vẫn là một bí ẩn.
Điều khiến các nhà khoa học bối rối nhất chính là sự phức tạp của Kim Tự Tháp. Người ta cho rằng địa điểm này đã có người ở và được làm lại nhiều lần, bằng chứng là các lớp kết cấu đặc biệt của nó.
Tầng ngay dưới bề mặt quả đồi đầy cỏ hiện nay dường như được xây dựng bởi một tộc người từng cư ngụ ở khu vực vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Nhưng họ không phải là người đầu tiên ở nơi này.
Càng khoan sâu xuống dưới thì bí ẩn này càng trở nên vô cùng khó hiểu. Ban đầu, Gunung Padang được xác định có niên đại ít nhất 5.000 năm tuổi, sau đó lên 10.000 năm tuổi và cuối cùng là 20.000 năm tuổi.
Theo Live Science, “trái tim” của Kim Tự Tháp, lớp sâu nhất, dường như đã được xây dựng từ rất lâu, với những phần lâu đời nhất có từ khoảng 25.000 năm trước Công nguyên.
Nếu niên đại carbon ở phần sâu nhất này là chính xác, thì Gunung Padang không chỉ “đánh bại” các Kim Tự Tháp khác ở Ai Cập về tuổi đời mà nó còn đi trước nền văn minh đầu tiên được công nhận ở Lưỡng Hà.
Cho đến nay, các tài liệu chính thống về Gunung Padang còn khá ít và chưa rõ ràng. Nếu công trình này được khám phá thì có lẽ các nhà khoa học cần phải viết lại lịch sử cho giai đoạn tiền sử. Đồng thời làm sáng tỏ một nền văn minh cổ đại cực kỳ tiên tiến nhưng vô cùng bí ẩn.
Bí ẩn nghìn năm của 3 kim tự tháp thẳng hàng đến mức hoàn hảo ở Ai Cập đã được giải mã?
Bí mật về sự thẳng hàng hoàn hảo của các kim tự tháp Ai Cập nằm ở đâu?
Trong nhiều thế kỷ, các kim tự tháp Giza ở Ai Cập đã khiến các nhà nghiên cứu hiện đại rối bời - không chỉ là những mật thất ngầm cùng những bí ẩn xoay quanh, mà còn là cách làm sao người Ai Cập cổ đại có thể xây dựng những công trình ấn tượng như vậy mà không có công nghệ hiện đại.
Một trong những vấn đề khó hiểu nhất là làm thế nào 3 kim tự tháp lớn nhất quần thể kim tự tháp Giza lại thẳng hàng đến mức hoàn hảo như vậy.
Tại quần thể kim tự tháp Giza, 3 kim tự tháp lớn nhất là Khufu, Khafre và Menkaure không những nằm thẳng hàng tuyệt đối với nhau trên mặt đất, mà chúng còn thẳng hàng với 3 ngôi sao vùng thắt lưng của chòm sao Orion. Và điều đó khiến các nhà khoa học hiện đại điên đầu.
Sơ đồ các kim tự tháp tại quần thể kim tự tháp Giza. Trong đó Khufu, Khafre và Menkaure là 3 kim tự tháp lớn nhất.
Về tổng thể, các cạnh hình vuông của 3 kim tự tháp lớn nhất Giza thẳng hàng gần như hoàn hảo dọc theo hướng Đông-Tây.
Nhà khảo cổ học và kỹ sư người Mỹ Glen Dash giải thích trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Kiến trúc Ai Cập cổ đại vào năm 2017 rằng: "Những người xây dựng kim tự tháp Gize cách đây hàng nghìn năm đã căn chỉnh kim tự tháp vĩ đại theo các điểm chính với độ chính xác hơn 4 phút góc, hay 0,06 độ".
Trên thực tế, ba kim tự tháp lớn nhất Giza của Ai Cập đều thẳng hàng một cách đáng kể, theo cách mà bạn sẽ không nghĩ là mình sẽ thấy từ một thời đại không có máy bay không người lái, bản thiết kế và đồ họa máy tính.
Trong khi nhiều giả thuyết tồn tại về cách người Ai Cập cổ đại đã làm điều này bằng cách sử dụng sao Bắc cực để sắp xếp các kim tự tháp, hoặc bóng của Mặt trời - thì các nhà khoa học hiện đại vẫn chưa bao giờ rõ ràng về cách chúng hoạt động như thế nào.
BÍ MẬT ĐƯỢC GIẢI MÃ?
Glen Dash đã đưa ra một ý tưởng khác, đơn giản hơn. Nghiên cứu của ông cho rằng người Ai Cập khoảng 4.500 năm trước có thể đã sử dụng điểm Thu phân để đạt được sự thẳng hàng hoàn hảo đó.
Điểm Thu phân được coi là thời điểm xuất hiện hai lần trong một năm (Xuân phân và Thu phân), khi mặt phẳng của đường xích đạo của Trái đất đi qua tâm của đĩa Mặt trời, và độ dài của ngày và đêm tương đối bằng nhau.
Các phép đo điểm phân trước đây đã bị coi là một phương pháp căn chỉnh thẳng hàng có thể... bỏ qua, vì người ta cho rằng nó sẽ không cung cấp đủ độ chính xác. Nhưng công trình nghiên cứu của Glen Dash đã chỉ ra rằng có một cách mà việc sử dụng điểm phân có thể hoạt động - đó là sử dụng gnomon - cột đồng hồ Mặt trời.
Để khám phá ra điều này, Glen Dash thực sự đã thực hiện thí nghiệm của riêng mình, bắt đầu vào ngày đầu tiên của điểm Thu phân năm 2016 - rơi vào ngày 22 tháng 9 năm 2016 - và sử dụng một gnomon để tạo ra một cái bóng.
Nhà khảo cổ theo dõi điểm của cái bóng trong những khoảng thời gian đều đặn, tạo thành một đường cong mượt mà nối các điểm với nhau. Và vào cuối ngày, với một đoạn dây căng quấn quanh cây cột, Glen Dash đã chặn được hai điểm của đường cong và tạo ra một đường thẳng gần như hoàn hảo chạy theo hướng Đông - Tây.
Đây còn được gọi là phương pháp vòng tròn Ấn Độ. Hãy xem nó hoạt động qua hình ảnh dưới đây:
Nguồn: Glen Dash, JAEA, 2018
Glen Dash chỉ ra rằng mức độ sai số tương tự như sai số nhỏ được tìm thấy trong sự thẳng hàng của các kim tự tháp Khufu, Khafre và Menkaure ở Giza.
Thử nghiệm được tiến hành ở bang Connecticut, Mỹ nhưng Glen Dash cho biết điều tương tự sẽ có hiệu quả ở Ai Cập.
Trên thực tế, tất cả những người Ai Cập cổ đại đều cần phải căn chỉnh các kim tự tháp vào một ngày nắng, trời quang mây tạnh, Glen Dash giải thích. Ông nói thêm rằng người Ai Cập có thể tính ra điểm Thu phân bằng cách đếm 91 ngày về sau kể từ ngày hạ chí.
Nhà khảo cổ học và kỹ sư người Mỹ Glen Dash, người dành rất nhiều tâm sức cho nghiên cứu bí mật kim tự tháp.
Mặc dù nghiên cứu của nhà khảo cổ người Mỹ hết lòng vì các nghiên cứu kim tự tháp Ai Cập cho thấy rằng kỹ thuật này có thể được sử dụng để căn chỉnh độ thẳng hàng của các kim tự tháp, thì chúng ta vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào cho thấy người Ai Cập cổ đại đã làm như vậy.
"Thật không may, người Ai Cập để lại cho chúng tôi rất ít manh mối. Không có tài liệu kỹ thuật hoặc bản thảo kiến trúc nào đưa ra giải thích kỹ thuật chứng minh cách người Ai Cập cổ đại căn chỉnh bất kỳ ngôi đền hoặc kim tự tháp nào của họ", Glen Dash viết.
Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ biết điều gì thực sự đã xảy ra, nhưng giả thuyết này tạo ra một điểm thú vị - rằng một thứ đơn giản như lập bản đồ bóng đổ trong thời điểm Thu phân có thể đủ tinh vi để sắp xếp một số cấu trúc cổ đại dễ nhận biết nhất của nhân loại.
BÍ ẨN THÁCH THỨC NHÀ KHOA HỌC HIỆN ĐẠI
3 kim tự tháp lớn nhất quần thể kim tự tháp Giza không chỉ thẳng hàng hoàn hảo, quần thể còn có những đặc điểm 'hoàn hảo' với Trái Đất và vũ trụ đến kỳ lạ:
- Đầu tiên, quần thể kim tự tháp Giza nằm chính xác trên tọa độ giao nhau giữa kinh tuyến và vĩ tuyến dài nhất thế giới. Điều này đồng nghĩa, kim tự tháp Giza nằm ở vị trí trung tâm lục địa trên Trái Đất - Theo nhà thần học người Mỹ Joseph Seiss (1823-1904).
- Thứ hai, quần thể kim tự tháp Giza; "Vùng im lặng - Silent Zone" (ở Mexico); và "Tam giác quỷ" Bermuda (Tây Đại tây Dương) nằm trên cùng một đường thẳng trên Trái Đất. Kênh History (Mỹ) gọi đó là 'tam trùng bí ẩn'.
- Thứ ba, tại quần thể kim tự tháp Giza, 3 kim tự tháp lớn nhất là Khufu, Khafre và Menkaure nằm thẳng hàng với 3 ngôi sao vùng thắt lưng của chòm sao Orion.
- Thứ tư, theo các nhà thiên văn, quần thể kim tự tháp Giza hướng về đúng điểm cực Bắc của Trái Đất. Cho đến nay, mặc dù được xây dưng cách đây hàng nghìn năm, nhưng đây là công trình hướng cực Bắc chuẩn nhất trên thế giới.
Nghi vấn người khổng lồ xây kim tự tháp, chuyên gia cũng 'bó tay' Một giả thuyết cho rằng người khổng lồ đã xây các kim tự tháp ở Ai Cập vào hàng ngàn năm trước. Nhờ vậy, những kiến trúc này trường tồn với thời gian. Kim tự tháp là kiệt tác kiến trúc của người Ai Cập cổ đại. Trải qua hàng ngàn năm, những công trình này vẫn còn gần như nguyên vẹn. Trong...