Ở cương vị nào, cô giáo Nguyệt cũng dành hết tình yêu thương cho học trò
Xuất thân từ một cô giáo vùng cao, khi được điều về làm công tác chỉ đạo chuyên môn, cô giáo Nguyệt đem tình yêu với nghề lan tỏa đến các ngôi trường khác.
Cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống trong ngành giáo dục, bố mẹ đều là giáo viên ở xã Sơn Dương (huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh).
Vì vậy, ngay từ nhỏ, cô Nguyệt đã ấp ủ trong lòng tình yêu nghề sư phạm và ước mơ trở thành cô giáo.
Theo cô Nguyệt chia sẻ, khi vào học cấp 2, bố cô Nguyệt đột ngột ra đi. Đến năm cô học năm thứ 2 đại học thì mẹ lại mất.
Gia đình cô có hoàn cảnh khó khăn nên khi còn là sinh viên năm thứ 2, cô Nguyệt đã phải thay bố mẹ chăm sóc 3 đứa em nhỏ.
Thương các em, cô Nguyệt đã vươn lên học giỏi, cùng với tình yêu thương của bạn bè, thầy cô, Nguyệt đã tốt nghiệp loại giỏi và viết đơn xin được lên vùng cao dạy học.
Được phân công về Trường Trung học cơ sở Hòa Bình của huyện miền núi Hoành Bồ, Nguyệt được giao làm giáo viên chủ nhiệm một lớp 6.
Điều đặc biệt là, lớp cô Nguyệt chủ nhiệm có học sinh ở nhiều độ tuổi, nhiều đối tượng khác nhau, nhiều học sinh cá tính mạnh, nghịch ngợm, sĩ số học sinh đi học luôn biến động.
Cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt luôn dành hết tình yêu thương cho học trò (Ảnh: CTV)
Xã Hòa Bình thời điểm ấy còn nghèo, để vận động học sinh đến lớp, có những hôm cô Nguyệt phải đi bộ gần chục cây số đường rừng, qua lò than, khe suối, ruộng đồng.
Nhưng 9 năm bám trường, bám lớp, miệt mài tới từng thôn xóm vận động học sinh đến lớp, lại là một trong những tháng ngày đáng nhớ nhất đối với cô giáo.
Cô giáo Nguyệt kể lại: “Để vận động được phụ huynh dân tộc ít người cho con em đi học thì phải sống gần họ, hiểu được văn hóa, tập quán của bà con thì mới thuyết phục được họ.
Em đã phải học ngôn ngữ địa phương để tiếp cận với học sinh và người dân, chỉ cho họ thấy tầm quan trọng của việc học chữ, đến trường.
Video đang HOT
Nhiều hôm, học sinh ốm đau, chán bỏ học, là lúc em phải tới thăm và động viên kịp thời.
Em nhớ có lần trúng cảm phải vào viện, chưa khỏi nhưng em đã xin bác sĩ cho về vì sợ học sinh…. bỏ học”.
Cô Nguyệt luôn canh cánh trong lòng, lý do học sinh bỏ học phần lớn là do người dân còn nghèo, trình độ văn hóa còn thấp quá.
Làm thế nào để động viên học sinh của mình đến lớn, cô giáo Nguyệt đã xin bạn bè sách giáo khoa cũ để hỗ trợ cho học sinh, cô thực hiện phương châm “vừa dạy vừa dỗ”, tránh ở học sinh tư tưởng chán học, sợ học.
Cô Nguyệt đã có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm để mỗi giờ lên lớp đối với học sinh thật sự thú vị, vì chỉ có cách đó mới lôi cuốn học sinh, khơi gợi ham thích việc học trước khi muốn các em học tốt.
Cô Nguyệt cũng động viên các đồng nghiệp của mình đăng kí và phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể.Với tất cả tình yêu nghề, cô giáo Nguyệt đã không ngừng trau dồi kiến thức từ sách, đồng nghiệp, cô giáo đã vận dụng hài hòa những kiến thức, kỹ năng sư phạm.
Được giao phụ trách tổ chuyên môn, cô giáo Nguyệt đã đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên khách quan, chặt chẽ, công bằng trên nhiều mặt.
Xây dựng và thực hiện thành công các chuyên đề gắn với nhiệm vụ và chủ đề năm học của trường, của ngành.
“Ngày còn ở trường, năm học nào tổ em cũng có ít nhất 1/2 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp cơ sở và tỉnh, 100% lao động tiên tiến và đạt tổ lao động tiên tiến nhiều năm liền”, cô Nguyệt tâm sự.
Với những nỗ lực, cố gắng không ngừng, nhiều năm liền, cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.
Năm học 2009 – 2010, cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen.
Đặc biệt, tại Giải thưởng và học bổng Kova lần thứ 8 năm 2010 đã được trao cho 3 tập thể và 5 cá nhân có công trình nghiên cứu khoa học và là những tấm gương tiêu biểu trong đời sống xã hội.
Cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt là cá nhân duy nhất của Quảng Ninh đoạt giải thưởng này dành cho tấm gương tiêu biểu trong đời sống xã hội.
Trưởng thành từ một ngôi trường miền núi, cô giáo Nguyệt được điều về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoành Bồ để tăng cường công tác chỉ đạo chuyên môn.
Ý thức với nhiệm vụ được giao, cô giáo Nguyệt đã tích cực dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm cho giáo viên.
Đặc biệt ngành Giáo dục huyện đang đứng trước yêu cầu đổi mới, cô giáo đã động viên các tổ viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy;
Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy – học lấy học sinh làm trung tâm, trong đó tính đến đặc thù của học sinh vùng cao nhưng vẫn đảm bảo chương trình.
Đánh giá về công tác chỉ đạo chuyên môn ở các nhà trường, từ Ban giám hiệu đến giáo viên ở các nhà trường đều rất quý và nể cô Nguyệt bởi sự tỉ mẩn, chu đáo, nhiệt thành, sự tích cực trau dồi và thái độ cầu thị, hướng dẫn, tư vấn sát sao cho đồng nghiệp.
Lên làm công tác chuyên môn trên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoành Bồ, nhưng cô Nguyệt vẫn gắn bó với học sinh.
Hàng năm, cô giáo Nguyệt đều xuống trường ôn luyện cho đội tuyển đi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Văn.
TUẤN KIỆT
Theo giaoduc.net
Chủ tịch Quốc hội dự Lễ trao tặng trường học tại Quảng Ninh
Ngôi trường được xây dựng với tổng kinh phí 8,3 tỷ đồng ở xã vùng cao Đồng Sơn và sẽ được đưa vào sử dụng trước thềm năm học mới 2019-2020.
Sáng 22/8, tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ trao tặng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng Sơn và trao tặng sữa của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh Quảng Ninh tham dự lễ trao tặng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các em học sinh trường Tiểu học và THCS Đồng Sơn.
Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao tặng trường Tiểu học và THCS Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh do Chủ tịch Quốc hội vận động tài trợ thông qua việc trao tặng quả bóng và áo thi đấu với chữ ký của các thành viên đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam.
Ngôi trường được xây dựng với tổng kinh phí 8,3 tỷ đồng ở xã vùng cao Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh và được bàn giao đưa vào sử dụng trước thềm năm học mới 2019-2020 sẽ giúp con em đồng bào dân tộc Dao nơi đây có môi trường học tập thuận lợi hơn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Tổng thư ký Quốc hội-Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc và các đại biểu cũng đã trao 50 suất học bổng tặng 50 cháu có hoàn cảnh khó khăn và trao tượng trưng 71.330 ly sữa với tổng kinh phí 500 triệu đồng tặng 800 trẻ em và do Quỹ Sữa vươn cao Việt Nam và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tài trợ; trao gần 500 phần quà là đồng phục với tổng trị giá 600 triệu đồng do lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tặng giáo viên, học sinh Trường Tiểu học-THCS Đồng Sơn.
Chủ tịch Quốc hội tặng quà cho các em học sinh.
Quỹ Sữa vươn cao Việt Nam đã mang hàng triệu ly sữa ấm áp tình thương đến khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc đến điểm cực Nam đất mũi Cà Mau. Với 1.631.000 ly sữa tương đương 10,5 tỷ đồng Quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam dành cho gần 18.000 trẻ em của 25 tỉnh thành trên cả nước vào năm 2019, tổng số ly sữa mà chương trình đã trao trong chặng đường 11 năm là hơn 35 triệu ly sữa (tương đương 150 tỷ đồng) cho gần 441.000 trẻ em khó khăn trên khắp Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ trao tặng Trường Tiểu học-THCS Đồng Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng cho biết, đây là mang nhiều ý nghĩa trong việc phát triển nguồn nhân lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
Xã Đồng Sơn vẫn thiếu lớp học, nên phải tổ chức cho học sinh học bán trú ở nhà văn hóa. Vì vậy, công trình Trường Tiểu học-THCS Đồng Sơn sẽ giúp học sinh nơi đây có nơi học tập khang trang, tập trung, tạo điều kiện cho thầy và trò nhà trường dạy tốt, học tốt.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng nhấn mạnh, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em có hoàn cảnh nghèo, cận nghèo chưa được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng. Theo báo cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi ở Việt Nam còn cao, cứ 4-5 em dưới 5 tuổi thì có 1 em suy dinh dưỡng, chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam còn trong nhóm thấp nhất thế giới.
Ông Lê Tấn Dũng mong muốn, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội, nhà trường, doanh nghiệp, doanh nhân và mỗi gia đình, mỗi người dân tiếp tục quan tâm đến việc cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam, đặc biệt các em sống ở vùng sâu, vùng xa.
Trường Tiểu học-THCS Đồng Sơn có 6 điểm trường lẻ và 1 điểm trường trung tâm, mỗi điểm trường cách điểm trường trung tâm 3,5 đến 18km. Năm học này, trường có 28 lớp và 456 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9. Công trình Trường Tiểu học-THCS Đồng Sơn do Chủ tịch Quốc hội vận động xây tặng có tổng số 18 phòng học, 21 phòng nội trú phục vụ 36 thầy cô giáo và 115 em học sinh ở xa. Nhờ vậy đã dồn ghép được 2 điểm trường ở xa về điểm trường trung tâm.
Đây là điều kiện thuận lợi để con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa có điều kiện học tập tập trung, thụ hưởng cơ sở vật chất trường học khang trang, hiện đại, các em có cơ hội được học tập, rèn luyện tốt hơn, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng của địa phương.
Chủ tịch Quốc hội tặng quà gia đình ông Đặng Tằng Giềnh.
Sau khi dự Lễ trao tặng Trường Tiểu học và THCS Đồng Sơn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới thăm, tặng quà các gia đình ông Đặng Tằng Giềnh, thuộc diện hộ nghèo ở Thôn Tân Ốc I.
Thăm gia đình ông Đặng Đức Quý, người có công với cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Đảng, nhà nước luôn ghi nhớ công lao các các anh hùng liệt sỹ, người có công với cách mạng; mong muốn gia đình luôn gương mẫu, vận động bà con hàng xóm chấp hành chủ trương chính sách của địa phương, của nhà nước và phát triển sản xuất để góp phần vào việc xây dựng Hoàng Bồ ngày càng tươi đẹp hơn.
Xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ có 98% là người dân tộc Dao đang sinh sống./.
Lê Tuyết/VOV.VN
Úc: Chứng trầm cảm và lo lắng ở giáo viên cao gấp 3 lần mức trung bình Học sinh nghịch ngợm và những bậc phụ huynh nóng tính đang đẩy các giáo viên Úc tới những thói quen đáng báo động. Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Bond, cho thấy chứng trầm cảm và lo lắng trong giáo viên cao gấp ba lần so với mức trung bình của dân số Úc. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng...