NY Times: Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông buộc các nước từ bỏ chủ quyền lãnh hải
Việc chính quyền Trung Quốc tiến hành xây dựng công trình nhân tạo quy mô lớn trên một rạn san hô cách đất liền 800km là nhằm tạo điều kiện cho máy bay quân dụng Trung Quốc cất hạ cánh, ý đồ chiếm trọn Biển Đông, theo các nhà phân tích.
Hiệp hội Khoa học Quân sự Trung Quốc, một cơ quan trực thuộc quân đội Trung Quốc (PLA) ngày 20 và 21/11/2014 đã tổ chức một hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh dưới tên gọi Diễn đàn Hương Sơn, hội nghị này dựa trên khái niệm “Châu Á của người Á Châu” của Tập Cận Bình, đề ra các sáng kiến về việc thiết lập một cấu trúc an ninh khu vực mới. Cấu trúc này sẽ làm suy yếu đến mức tối thiểu vai trò của Mỹ trong khu vực.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Lưu Chấn Minh tại Diễn đàn Hương Sơn đã cho biết: “Các nước trong khu vực nên chịu trách nhiệm đầu tiên cho việc quy trì an ninh trong khu vực”.
Trung Quốc đang xây dựng một hòn đảo nhỏ dài khoảng 3.000m và rộng từ 200-300m tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Hòn đảo mới có thể sẽ cung cấp một đường băng hoặc một sân đỗ máy bay.
Tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weekly ngày 21/11/2014 công bố hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang tiến hành xây dựng một hòn đảo nhỏ dài khoảng 3.000m và rộng từ 200-300m tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Tạp chí này cho rằng, hòn đảo mới có thể sẽ cung cấp một đường băng hoặc một sân đỗ máy bay.
Video đang HOT
Bài viết của Jane’s cũng cho biết, Trung Quốc đã dùng tàu hút bùn để xây dựng một bến cảng ở phía Đông Đá Chữ Thập đủ lớn để cho phép các tàu chiến lớn cập bến.
Theo đó, Trung Quốc đã tiêu tốn nhiều sức lực cho việc tăng cường sự hiện diện tại quần đảo Trường Sa, thông qua cách tiếp cận là cho vận chuyển cát và vật liệu xây dựng đến các bãi đá, tiến hành xây dựng ít nhất ba hòn đảo. Những hòn đảo này có thể được sử dụng như là cơ sở giám sát của Trung Quốc, cũng có thể là trạm tiếp tế cho tàu hải quân.
Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện trên quần đảo Trường Sa, thông qua việc xây dựng ít nhất ba hòn đảo có thể được sử dụng như là cơ sở giám sát hoặc trạm tiếp tế cho tàu hải quân.
Báo cáo của Jane’s cũng nhấn mạnh, quy mô hoạt động nạo vét bùn của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa là lớn nhất từ trước đến nay, mục đích của nó là buộc các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này như Việt Nam và Philippines phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền của họ.
Tại diễn đàn tổ chức tại Bắc Kinh, người rất ít khi công khai phát biểu là Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn trong bài diễn văn của mình cho biết, Trung Quốc hy vọng các nước”vượt trên lối tư duy của thời Chiến tranh Lạnh”, ám chỉ những liên minh của Mỹ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, mà Trung Quốc cho rằng các liên mình này có ý đồ kiềm chế Trung Quốc.
Phát biểu của Thường Vạn Toàn tất nhiên là không loại trừ Mỹ. Mặc dù thừa nhận là Tập Cận Bình và Obama thời gian gần đây đã đạt được thỏa thuận thống nhất về quan hệ quân sự song phương, Thường Vạn Toàn cho rằng Trung Quốc hy vọng có thể củng cố các thủ tục để ứng phó với các cuộc khủng hoảng.
Tham gia hội thảo quốc tế này có các chuyên gia an ninh phương Tây, và một số tham tán quân sự, kể cả từ Mỹ, nhưng các giới chức cao cấp nhất trong chính phủ của Tổng Thống Obama đã từ chối lời mời.
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Gary Roughead đã thẳng thừng lên tiếng yêu cầu Trung Quốc giải thích việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông. Ông cũng yêu cầu Trung Quốc phải bảo đảm tuyên bố này tuân thủ luật pháp quốc tế cho phép tự do hàng hải.
Biển Đông là một trong những tuyến đường thương mại sầm uất nhất trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên 90% khu vực Biển Đông, tuyến đường này bao gồm khu vực biển phía Nam, xung quanh Malaysia, Philippines và phía Bắc. Các quốc gia khác đương nhiên không thừa nhận đường chữ U bao trọn quần đảo Trường Sa và bãi Đá Chữ Thập.
Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn nhấn mạnh, Trung Quốc hy vọng các nước “vượt trên lối tư duy của thời Chiến tranh Lạnh”, ám chỉ những liên minh của Mỹ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang có ý đồ kiềm chế Trung Quốc.
Cố vấn cấp cao về Châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) – Bonnie S. Glaser cho biết, Trung Quốc đang xây dựng đường sân bay trên bãi đá Chữ Thập, có khả năng là để máy bay quân sự có thể hạ cánh tại đây, vì Trung Quốc trong tương lai muốn thành lập một Vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông, đồng thời triển khai máu bay quân sự giám sát vùng nhận dạng này.
Bà nói rằng: “Để xây dựng Vùng nhận dạng phòng không họ cần phải có khả năng giám sát không phận. Để làm được điều này, họ có thể cần nhiều hơn một đường băng sân bay”.
Tháng 11/2013, Trung Quốc đơn phương tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, trong đó Vùng nhận dạng này bao gồm cả một số đảo mà nước này có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản. Theo đó, các quan chức phương Tây thảo luận và cho rằng Trung Quốc có khả năng sẽ sớm công bố một tuyên bố tương tự đối với Biển Đông.
Nhiều nhà phân tích thì lại cho rằng, Trung Quốc không có nhiều khả năng đưa ra tuyên bố như vậy trong thời gian này, nhưng lại cho biết Trung Quốc đang trong quá trình chuẩn bị,chẳng hạn như mở rộng các đảo nhỏ để xây dựng các kiến trúc quy mô lớn các trang thiết bị giám sát, đến một ngày nào đó sẽ giúp hải quân và không quân Trung Quốc thành lập một Vùng nhận dạng phòng không cách xa đại lục.
Giáo sư chính trị học M. Taylor Fravel của Học viện Massachusetts Institute of Technology cho biết, nhìn từ hình ảnh từ vệ tinh có thể thấy, đường băng sân bay sau khi hoàn thành xây dựng của Trung Quốc sẽ tiên tiến hơn so với đường sân bay khác của Philippines tại Trường Sa, đường sân bay này chỉ cho phép máy bay cánh quạt cất hạ cánh.
Jane’s nhận định rằng: “Với chất lượng và số lượng vật tư lớn như vậy, Trung Quốc so với các nước có tuyên bố chủ quyền khác đã có một lợi thế quân sự lớn hơn rất nhiều, mà căn cứ quân sự này rõ ràng là được xây dựng nhằm một mục đích cụ thể, là buộc các nước phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ của mình”.
Hà Thanh (dịch từ NYTimes)
Theo NTD