Nvidia kêu gọi hàng triệu game thủ PC cho các nhà khoa học ‘mượn’ máy tính để nghiên cứu thuốc chữa COVID-19
Trong bối cảnh COVID-19 đang lây lan nhanh trên toàn cầu, bạn có thể hỗ trợ một phần cho quá trình nghiên cứu thuốc chữa nếu đang sở hữu một chiếc PC có cấu hình cao
Hãng sản xuất card đồ họa nổi tiếng Nvidia mới đây đã kêu gọi game thủ PC trên toàn cầu cho các nhà khoa học ‘mượn’ tài nguyên máy tình của mình, giúp sức trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về loại virus SARS-CoV-2 đang lây lan trên toàn cầu, từ đó đẩy nhanh quá trình phát triển thuốc chữa.
Theo TechRadar, lời kêu gọi của Nvidia được đưa ra nhằm hỗ trợ Folding@home – một trong những dự án tính toán phân bố lớn nhất trên thế giới.
Lời kêu gọi của Nvidia gửi tới game thủ PC
Được khởi xướng bởi đại học danh tiếng Stanford (Mỹ) từ năm 2001, Folding@home là dự án sử dụng công nghệ để nghiên cứu sự xoắn lại và hình thành các dạng protein, qua đó tìm ra các trường hợp xoắn lại không chính xác của chúng và các bệnh có liên quan, bao gồm cả ung thư.
Thông thường, các nhà nghiên cứu sẽ cần một siêu máy tính để thực hiện mô phỏng và tính toán hoạt động của các protein. Tuy nhiên, chi phí để mua và vận hành một siêu máy tính là rất lớn. Do đó, Folding@home quyết định kết hợp sức mạnh của nhiều máy tính kết nối qua internet (hay còn gọi là xử lý song song) dưới dạng hệ thống phân tán. Nói cách khác, Folding@home cho phép mọi người dùng mọi người dùng máy tính đều có thể tham gia vào hệ thống này để góp sức cho quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học.
Video đang HOT
Giao diện phần mềm FAH do các nhà khoa học thuộc dự án Folding@home tạo ra
Theo đó, nếu đang sở hữu một chiếc PC có cấu hình cao, bạn có thể tải phần mềm có tên gọi FAH do các nhà khoa học thuộc dự án Folding@home tạo ra. Các đoạn dữ liệu sẽ được chia nhỏ và gửi qua Internet đến máy tính người tham gia dự án thông qua phần mềm này,
Sau đó, dữ liệu sẽ được phân tích, xử lý trên chính máy tính của người dùng và kết quả sẽ được gửi trả ngược lại tới cơ sở dữ liệu của Folding@home. Theo tuyên bố của Folding@home, càng nhiều người tham gia, sức mạnh tính toán của hệ thống mạng phân tán này càng thêm mạnh mẽ, giúp đẩy nhanh quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về virus SARS-CoV-2.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên Folding@home kêu gọi sự giúp sức từ cộng đồng game thủ. Vào năm 2007, Sony đã đề nghị giúp đỡ Folding@home bằng cách tung ra một phần mềm add-on tích hợp cho hệ máy PlayStation 3, cho phép dự án mượn sức mạnh của chip xử lý CELL trang bị trên mẫu console này. Theo tính toán của Folding@home, hệ thống kết hợp sức mạnh 10.000 máy PS3 có thể thực hiện tới 1 triệu tỉ phép tính trong 1 giây, ngang với tốc độ của những siêu máy tính hiện đại nhất thời điểm cách đây hơn chục năm.
Sự giúp đỡ của Sony và cộng đồng game thủ PS3 đã kết thúc vào ngày 6/11/2012. Trong quãng thời gian hơn 5 năm, đã có tổng cộng 15 triệu game thủ PS3 tham gia vào dự án, đóng góp 100 triệu giờ tính toán cho dự án Folding@home.
Theo GenK
Ngày xưa khi chưa có máy tính và đây là cách các nhà khoa học NASA tính toán, nhìn chất và ngầu quá
Không biết thời ấy nếu những bộ óc thiên tài ấy mà có thêm sự trợ giúp đắc lực của máy tính, thì các nhà khoa học NASA có thể phát triển nghiên cứu đến mức nào.
Đối với các cô cậu học trò thì dụng cụ không thể thiếu trong suốt thời gian đi học là máy tính. Phép tính đơn giản còn có thể tính nhẩm, nhưng khi làm đến một dãy các con số và phép tính chồng chéo nhau thì hầu hết học trò đều phải bó tay và đành nhờ cậy đến chức năng vi diệu của máy tính.
Tuy nhiên, vào những năm 60, khi máy tính còn thô sơ và chưa thể đạt được trình độ tính toán siêu cấp, các nhà khoa học đã phải hoàn toàn tự tay thực hiện các phép toán. Họ phải tự vẽ nên các hình vẽ, giải các phương trình toán học rắc rối để tự tìm ra đáp số. Dường như cụm từ "tính toán" được dùng để ám chỉ con người chứ không phải các thiết bị công nghệ điện tử.
Vào thời điểm chưa có máy tính, những bộ óc thiên tài trong giới khoa học phải cùng nhau giải quyết các phép tính phức tạp trên bảng viết.
Những bức ảnh chụp khoảnh khắc làm việc của các nhà khoa học tại NASA do nhiếp ảnh gia người Mỹ J.R. Eyerman chụp.
Những bộ óc vĩ đại ấy đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của máy vi tính - loại công nghệ điện tử có khả năng tính toán vượt trội.
Quả nhiên, chỉ khi nhìn những tấm hình thời xa xưa mới giúp cảm nhận rõ được về khả năng tính toán vượt trội cũng như tư duy logic đỉnh cao của những nhà khoa học. Không biết nếu những bộ óc thiên tài ấy mà có thêm sự trợ giúp đắc lực của máy tính, thì họ có thể phát triển những nghiên cứu ấy đến mức nào.
" Đầu óc mình tầm thường nên nhìn vào cái bảng là thấy người ta phi thường thế nào rồi", bạn X.T bình luận.
"Nhìn con số trên bảng bỗng thấy mình quá ngu so với kiến thức. Thật biết ơn các ông đã tạo ra máy tính và khám phá nên các kiến thức khoa học thú vị", bạn B.A bình luận.
"Giảng dạy bằng bảng đen vẫn giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn và giáo viên dạy có hồn hơn. Những đại học lớn trên thế giới vẫn giữ hệ thống bảng lớn như này. Cá nhân mình thấy xem slide trên máy tính không thể nào nhớ được nhiều kiến thức khi học trên bảng được", bạn Q.K chia sẻ.
"Nếu ngày xưa có máy tính, các nhà khoa học đã khám phá ra được tất cả mọi thứ", bạn H.D chia sẻ.
" Nhìn rất ngầu và có cảm giác rất muốn thử luôn á, nhưng với môn Toán thì xin lui", bạn N.T bình luận.
Theo GenK
Ứng dụng thành quả nghiên cứu dịch bệnh trong game từ 15 năm trước, hai nhà khoa học trực tiếp đối đầu với virus cúm SARS-CoV-2 Thế giới giả tưởng của game với số người chơi cấu thành từ nhiều tầng lớp xã hội. Nó chính là một "bản sao thu nhỏ" của xã hội con người. Năm 2005, một căn bệnh lạ lây nhiễm cho cả triệu nhân vật trong game World of WarCraft (WoW), kéo dài cả tháng trời trước khi Blizzard tìm ra được cách ngăn...