Nuôi dưỡng ước mơ cho trẻ em nghèo ở ‘xóm Việt kiều’
Hơn 10 năm qua, bằng tình thương và trách nhiệm, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuyên Bình, BĐBP Long An đã cần mẫn mang con chữ tới cho trẻ em nghèo ở’ xóm Việt kiều’.
Từ lớp học đó, hàng trăm đứa trẻ đã đọc thông, viết thạo, nhiều cháu học tiếp lên những lớp cao hơn để tiếp tục thắp sáng những ước mơ…
Binh nhất Nguyễn Xuân Lượng hướng dẫn 2 cháu Hồng và Tư ôn bài. Ảnh: Đăng Bảy
“Gieo chữ” ở vùng biên
Tiếng kẻng làm việc buổi sáng ở Đồn Biên phòng Tuyên Bình vừa dứt, đã thấy 2 cháu học sinh đạp xe lên kiếm “thầy” Lượng. Cháu Đỗ Thị Hồng, 10 tuổi, học lớp 4, nhanh nhảu nói: “Hôm qua mưa lớn, con không đi học được nên sáng nay ghé qua nhờ thầy chỉ bài. Con sợ tối nay đi học, không theo được các bạn”. Cháu trai đi cùng tên là Ngô Văn Tư, 11 tuổi nhưng mới vào lớp 1 cũng tới nhờ thầy kèm chữ viết. “Nhà con chật, không có bàn nên lên đây nhờ thầy kèm thêm, lại có chỗ ngồi học thoải mái” – cháu Tư hồn nhiên nói.
Hồng và Tư là 2 trong số 29 học sinh đang theo học tại lớp học tình thương do Đồn Biên phòng Tuyên Bình giảng dạy. “Thầy” Lượng mà các em tìm là Binh nhất Nguyễn Xuân Lượng, chiến sĩ Đội Vũ trang, Đồn Biên phòng Tuyên Bình. “Trước khi nhập ngũ, Lượng đã học chuyên ngành giáo dục tại Trường Đại học Đồng Tháp, nên khi về đơn vị, chúng tôi bố trí Lượng dạy cho các cháu. Lượng rất nhiệt tình và yêu trẻ” – Trung tá Hoàng Văn Dũng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tuyên Bình nói.
Hai cháu học sinh 10-11 tuổi nhưng “bé như cái kẹo”, đã thế lại nhút nhát hơn so với các bạn cùng trang lứa. Theo tìm hiểu của chúng tôi, phần lớn học sinh tham gia lớp học tình thương là con em các gia đình nghèo ở “xóm Việt kiều”. Gọi là “xóm Việt kiều” vì đây là nơi cư ngụ của những gia đình người gốc Việt sinh sống ở Campuchia trở về nước. Lúc mới về, vì không có nhà cửa, đất đai nên họ sống tạm trong những túp lều dựng dọc sông Rạch Chanh, ấp Bình Châu, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Sau này, địa phương đã bố trí cho họ vào ở tại khu dân cư Bình Châu B, xã Vĩnh Bình, cách chỗ ở cũ khoảng 1km. Ban đầu, phần lớn các gia đình đều nghèo, không có công ăn việc làm nên chưa thể lo việc học cho con cái. Cùng với đó, vì không có hộ khẩu nên việc đăng ký cho trẻ em đi học gặp rất nhiều khó khăn.
Video đang HOT
“Thấu hiểu hoàn cảnh của các gia đình “xóm Việt kiều”, năm 2012, Đồn Biên phòng Tuyên Bình phối hợp với địa phương mở lớp dạy chữ cho các cháu. Lúc đầu, phải mượn tạm địa điểm, nhưng sau này, chúng tôi vận động các mạnh thường quân xây được 2 phòng học ở gần đồn và xin bàn ghế cho các cháu học” – Trung tá Hoàng Văn Dũng cho biết.
11 tuổi mới vào lớp 1, nét chữ còn nghệch ngoạc, giọng đọc còn ngắc ngứ, nhưng bù lại, Ngô Văn Tư rất chịu khó học tập. Ngoài giờ học tại lớp, Tư còn tranh thủ nhờ các thầy Biên phòng kèm thêm ngoài giờ. Tư kể, ba làm thợ hồ, mẹ đi phụ làm “neo” (làm móng tay, móng chân cho khách). Anh trai Tư là Ngô Văn Sáng, năm nay 14 tuổi nhưng cũng mới học lớp 2 tại lớp học của Đồn Biên phòng Tuyên Bình…
Theo học từ năm lớp 1 đến lớp 4, đến nay, cháu Đỗ Thị Hồng có rất nhiều kỷ niệm với các thầy giáo Biên phòng. “Lúc đầu mới đi học, con rụt rè lắm, viết chữ xấu nữa, có nhiều hôm còn trốn học. Các thầy thương con lắm, đến tận nhà kèm cặp thêm, nhiều bữa còn cho bánh kẹo và bim bim nên con tự tin, mạnh dạn đi học tiếp” – cháu Hồng kể. Hoàn cảnh gia đình của Hồng cũng còn khó khăn. Ba mẹ đi làm công nhân trên tỉnh Bình Dương, để Hồng và đứa em 3 tuổi ở nhà cho ông bà nội trông nom.
Thắp sáng ước mơ cho trẻ em nghèo
Chỉ 29 học sinh nhưng lại theo học từ lớp 1 đến lớp 4 nên Đồn Biên phòng Tuyên Bình phải cắt cử 3 người chuyên lo việc dạy chữ cho các cháu. Phụ trách chung là Thượng úy Nguyễn Đình Thông, 2 “thầy” còn lại là Binh nhất Nguyễn Xuân Lượng và Binh nhất Trần Vạn Thích. Lớp 1 đông nhất, có 23 em do “thầy” Thông phụ trách. 3 lớp còn lại, mỗi lớp có 2 học sinh do 2 chiến sĩ Lượng và Thích trực tiếp giảng dạy.
Thượng úy Nguyễn Đình Thông và các nhà hảo tâm tặng quà, cặp sách cho các cháu học sinh tại lớp học tình thương. Ảnh: Đăng Bảy
Biết gia đình các cháu nghèo nên đơn vị đã vận động các mạnh thường quân tặng quà, tập vở cho học sinh. 100 % các cháu học ở lớp học tình thương do đồn Biên phòng tổ chức đều được tặng xe đạp, cặp sách và đèn pin để đi học buổi tối. Ngoài ra, mỗi năm các cháu còn được tặng 2-3 bộ quần áo mới… “Nhiều cháu không muốn chuyển trường khác vì học ở lớp của các chú Biên phòng không phải đóng bất cứ khoản tiền nào, được quan tâm, được tặng quà. Một số gia đình xin chuyển cho con em đang ở trường khác về lớp học tình thương, nhưng đơn vị không nhận vì đã hết chỗ” – Trung tá Dũng cho biết.
Con đường từ “xóm Việt kiều” đến lớp học tình thương của Đồn Biên phòng Tuyên Bình dài gần 2km. Trước kia đường xấu, ban đêm không có đèn đường, nếu gặp hôm trời mưa, việc đi lại trở nên khó khăn, nhất là đối với các cháu học sinh. Để góp phần chia sẻ với việc đi lại của bà con, nhất là tạo điều kiện cho các cháu tới lớp được thuận lới, chỉ huy Đồn Biên phòng Tuyên Bình đã tham mưu cho địa phương quan tâm, đẩy nhanh việc lắp đặt hệ thống điện thắp sáng con đường đến lớp, thắp lên hy vọng tương lai cho trẻ em nghèo.
“Do gia đình còn nhiều khó khăn nên phần lớn các em phải tranh thủ đi làm thêm bằng cách bán vé số, do vậy, việc học hành có lúc cũng chểnh mảng. Học lớp 1 nhưng có em đã 14 tuổi. Ban ngày, có em đi bán vé số, tối mới tranh thủ tới lớp. Có hôm, học sinh còn mời thầy mua vé số” -Thượng úy Nguyễn Đình Thông nói.
“Em Nguyễn Thị Diễm, 16 tuổi nhưng mới học lớp 3. Sáng 4 giờ đã nhảy xe đò lên thị xã Kiến Tường, cách nhà gần 90km để bán vé số. Tối vẫn tới lớp học. Biết các em vất vả nên chúng tôi càng quan tâm, chia sẻ nhiều hơn. Chỉ cần thấy các em tới lớp là vui rồi” – Binh nhất Trần Vạn Thích chia sẻ.
“Việc dạy học chỉ là kiêm nhiệm, các đồng chí này vẫn phải tham gia các hoạt động của đơn vị như tuần tra, canh gác. Ban ngày có thể ở ngoài chốt phòng, chống dịch, nhưng chiều tối lại về dạy học cho các cháu. Dạy xong lại trở ra biên giới làm nhiệm vụ. Tuy vất vả như thế, nhưng cả 3 đồng chí đều vui vẻ, nhiệt tình, hết lòng với nhiệm vụ được giao” – Trung tá Dũng nói.
Gần 10 năm qua, hàng trăm học sinh ở “xóm Việt kiều”đã biết đọc, biết viết nhờ vào sự sẻ chia, đùm bọc và trách nhiệm của Đồn Biên phòng Tuyên Bình. Không chỉ được dạy chữ, các em còn được các chú bộ đội dạy các kỹ năng trong cuộc sống, dạy biết lễ phép với người lớn, biết yêu thương ông bà, bố mẹ.
“Nếu không có sự yêu thương đùm bọc, tận tình của Đồn Biên phòng Tuyên Bình thì Hồng, Tư và rất nhiều đứa trẻ ở đây sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chinh phục con chữ” – ông Tô Văn Đẹp, Chủ tịch UBND xã Tuyên Bình cho biết.
Phường Long Toàn, TP.Bà Rịa: Trao học bổng và đồ dùng học tập cho học sinh
Chi bộ Báo Bà Rịa-Vũng Tàu tặng 15 suất học bổng
Chiều 9/8, Ban Chỉ đạo Hè, Hội khuyến học phường Long Toàn, TP.Bà Rịa đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động hè và chương trình "thắp sáng ước mơ, tiếp sức đến trường" năm 2022.
Ông Trương Đức Nghĩa, Phó Tổng Biên tập, Bí thư Chi bộ Báo Bà Rịa-Vũng Tàu trao học bổng của Chi bộ Báo đến các em học sinh nghèo vượt khó của phường Long Toàn.
Trong 3 tháng Hè, Ban chỉ đạo Hè phường đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho các em thiếu nhi, như: Khai mạc Hè và phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề "Thích ứng-An toàn-Trải nghiệm-Sáng tạo"; tặng 38 suất học bổng (300 ngàn đồng/suất); 26 phần quà (250 ngàn đồng/phần) tới các em học sinh, trẻ mồ côi, khuyết tật; tổ chức sinh hoạt hằng tuần cho thiếu nhi trên địa bàn, hướng dẫn các em trò chơi sinh hoạt tập thể, múa dân vũ; giao lưu văn nghệ; rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ; tuyên truyền về Luật giao thông, phòng chống ma túy... Mỗi hoạt động thu hút từ 50-300 thiếu nhi tham gia.
Các ông: Trương Đức Nghĩa, Phó Tổng Biên tập, Bí thư Chi bộ Báo Bà Rịa-Vũng Tàu; Đặng Huy Vũ, Phó Chủ tịch UBND phường Long Toàn, Chủ tịch Hội Khuyến học phường trao học bổng cho các em học sinh.
Tại chương trình, Hội Khuyến học phường đã trao các suất học bổng tới học sinh nghèo hiếu học và học sinh giỏi xuất sắc của phường, trong đó có 15 suất học bổng (1 triệu đồng/suất) do Chi bộ Báo Bà Rịa-Vũng Tàu tặng, 25 suất học bổng của phường (300 ngàn đồng/suất, tập vở), 23 suất quà (100 ngàn đồng/suất gồm tập, vở).
Đại diện lãnh đạo phường Long Toàn trao học bổng cho học sinh.
Học bổng Khuyến học-khuyến tài hằng năm do UBND và các hội, đoàn thể tại địa phương vận động, nhằm hỗ trợ kịp thời đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em vươn lên đạt thành tích cao trong học tập, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Thắp sáng ước mơ đến trường cho học sinh có hoàn cảnh 'đặc biệt' ở Lóng Luông Trường Tiểu học Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La có hơn 870 học sinh, trong đó 14 em mồ côi bố mẹ, 34 em có hoàn cảnh éo le (có bố hoặc mẹ nghiện hút, đi tù hoặc bỏ đi nơi khác). Vì vậy việc học hành của các em gặp nhiều gian nan, vất vả. Xã Lóng Luông, huyện Vân...