Nuôi dưỡng đam mê khoa học cho con

Theo dõi VGT trên

Vốn là thợ cơ khí, anh Phạm Quang Khải (ngụ ấp 3, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu) đã hướng dẫn, hỗ trợ cho con gái và các bạn hoàn thiện phần cơ khí sản phẩm máy lau nhà và hút bụi tự động để tham gia cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng.

Nuôi dưỡng đam mê khoa học cho con - Hình 1

Anh Phạm Quang Khải hướng dẫn con gái Phạm Phương Vy và bạn là Mai Anh Dũng về nguyên tắc vận hành của máy lau nhà, hút bụi tự động. Ảnh: H.Yến

Anh Khải xác định sẽ tiếp tục đồng hành cùng con trong những “mùa” thi tiếp theo để cùng con nuôi dưỡng đam mê nghiên cứu, thực hành khoa học.

* “Thắng lớn” ngay lần đầu đi thi

Sản phẩm máy lau nhà và hút bụi tự động do nhóm học sinh: Phạm Phương Vy, Mai Anh Dũng, Nguyễn Thụy Gia Hân, học sinh lớp 5 Trường tiểu học Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu) cùng nhau thực hiện. Năm nay, cả 3 học sinh này đang học lớp 6/1 Trường THCS-THPT Huỳnh Văn Nghệ.

Em Phạm Phương Vy nhớ lại: “Ngay khi nghe thầy giới thiệu về cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng em đã quyết định sẽ tham gia cuộc thi này. Khi tìm ý tưởng dự thi, em đã nghĩ mình phải làm một sản phẩm có thể giúp ích cho mẹ của em. Vì vậy, em quyết định sẽ làm chiếc máy lau nhà tự động”.

Sau khi có ý tưởng, Vy và các bạn lên mạng để tìm kiếm thông tin về các loại máy lau nhà, hút bụi hiện có trên thị trường. Các em nhận thấy chưa có sản phẩm nào kết hợp 2 tính năng này nên đã quyết định sẽ làm chiếc máy “hai trong một”. Ngoài thầy giáo là người hướng dẫn chính, nhóm còn được cha của Vy là anh Phạm Quang Khải hỗ trợ phần gia công, lắp ráp cơ khí.

Máy hút bụi, lau nhà gồm 2 tính năng: lau nhà, hút bụi. Máy chạy bằng pin sạc. Phía trên cùng là motor để hút bụi. Phần cơ khí do anh Khải giúp các con làm nên khá chắc chắn. Còn phần phía dưới (chổi quét, ống hút bụi, giẻ lau nhà) do các học sinh tự lắp ráp nên khá đơn giản: giẻ lau được làm từ miếng mút lau bảng, ống nhựa bơm nước dùng làm ống hút bụi, “chổi” quét rác cũng làm từ sợi nhựa và khá thưa. Để hạn chế hư hỏng đồ do va đạp chạm với máy hút bụi, lau nhà, nhóm của Vy đã vặn nắp chai nhựa xung quanh vành máy.

So với những máy lau nhà, hút bụi khác đang có mặt trên thị trường, chắc chắn chiếc máy “hai trong một” do Phương Vy và các bạn làm sẽ không thể nào sánh bằng. Tuy nhiên, điều quan trọng là các em có ý tưởng và biết cách thức để biến ý tưởng thành thực tế.

Kết quả, sản phẩm đoạt giải ba cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp huyện, giải nhì cấp tỉnh, giải khuyến khích cấp quốc gia. Với những học sinh vùng sâu, vùng xa lần đầu đến với sân chơi sáng tạo, thì đây là một thành công lớn.

* Đồng hành cùng con

Theo thể lệ của cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng thì “người dự thi được quyền nhờ sự giúp đỡ của người khác làm sản phẩm theo đúng ý tưởng sáng tạo của mình (trừ lĩnh vực phần mềm tin học)”. Đây là cơ hội để các bậc phụ huynh có thể đồng hành, giúp đỡ con tham gia cuộc thi.

Chị Nguyễn Thị Ái Loan, mẹ của Phương Vy chia sẻ: “Qua sản phẩm đầu tay này, tôi thấy con mình tiến bộ hẳn. Còn ba của cháu thì đã xác định là năm nào cũng sẽ đồng hành cùng con tham gia cuộc thi này”.

Video đang HOT

Thực tế, không có nhiều phụ huynh sẵn sàng đồng hành, đầu tư thời gian, công sức để cho con tham gia những sân chơi sáng tạo khoa học, kỹ thuật như anh Khải. Ngay trong chính nhóm thực hiện sản phẩm của Vy cũng có trường hợp phụ huynh không ủng hộ con tham gia mặc dù con rất thích. Tâm lý của phần đông phụ huynh vẫn mong muốn con chú tâm vào việc học kiến thức ở trong sách giáo khoa để thi được điểm cao.

Tuy nhiên, anh Khải lại cho rằng, con của mình cần phải được thực hành, sáng tạo nhiều hơn. Chính quá trình làm việc này sẽ khơi gợi niềm đam mê khám phá, nghiên cứu khoa học của trẻ. Quá trình học thông qua thực hành này cũng giúp trẻ có nhiều kinh nghiệm hơn, nhờ đó tránh được những bỡ ngỡ, sai lầm khi bắt tay vào làm việc trong thực tế.

“Tôi chắc chắn sẽ cổ vũ con tiếp tục tham gia cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng để con có cơ hội tiếp cận với khoa học nhiều hơn. Không chỉ Vy mà tôi còn khuyến khích cả em trai của Vy nữa. Trong đợt thi tiếp theo, hai chị em Vy sẽ cùng làm chung một sản phẩm” – anh Khải cho biết.

Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ các em trở thành nhà sáng chế trong tương lai.

Thanh, thiếu niên, nhi đồng trong cả nước từ 6-19 tuổi đều có quyền dự thi, trong đó khuyến khích các em nhỏ tuổi ở miền núi, biên giới, hải đảo, dân tộc thiểu số tham gia.

Người dự thi được quyền nhờ sự giúp đỡ của người khác làm sản phẩm theo đúng ý tưởng sáng tạo của mình (trừ lĩnh vực phần mềm tin học). Mô hình, sản phẩm bắt buộc phải có một bản thuyết minh, hình ảnh kèm theo. Vì vậy, các thí sinh thường xuyên ghi lại hình ảnh, clip về quá trình hoàn thiện sản phẩm; quá trình lắp ráp, vận hành sản phẩm để gửi kèm cho ban giám khảo cuộc thi.

Hải Yến

Theo baodongnai

Những 'cánh bồ câu' không mỏi - Kỳ 1: Đôi bạn 'trí tuệ nhân tạo'

Nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) lúc này không còn quá xa lạ với sinh viên Việt Nam. Thế giới ấy mở ra bao điều bất ngờ không chỉ vì "sự thông minh" của máy móc mà ở những "bộ óc tư duy" của những người trẻ đam mê khoa học.

Những cánh bồ câu không mỏi - Kỳ 1: Đôi bạn trí tuệ nhân tạo - Hình 1

Đôi bạn "trí tuệ nhân tạo" Hoàng Trung Hiếu (trái) và Tôn Thất Vĩnh - Ảnh: Q.L.

Để AI lên tiếng

Ở Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), đôi bạn Tôn Thất Vĩnh và Hoàng Trung Hiếu - vừa tốt nghiệp chương trình cử nhân tài năng công nghệ thông tin - là những cái tên không còn xa lạ với sinh viên.

Đôi bạn chung lớp và cùng nhau thực hiện khóa luận tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Minh Triết (phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên) và GS Đỗ Ngọc Minh (ĐH UIUC - University of Illinois at Urbana, Champaign - Mỹ).

Ngược dòng thời gian, Tôn Thất Vĩnh nói chính kỳ thực tập ba tháng tại Mỹ đã mở ra hướng nghiên cứu mới với anh. Làm việc tại phòng nghiên cứu của GS Đỗ Ngọc Minh tại Mỹ, Vĩnh được đánh giá cao ở kiến thức nền và tiềm năng nghiên cứu.

Qua ảnh chụp mô bệnh học, Vĩnh nghiên cứu đề xuất cho phép tăng độ chính xác trong việc đếm số tế bào thuộc các loại tế bào khác nhau. Máy tính phân tích ảnh đếm số lượng tế bào, giúp theo dõi quá trình thuốc tác động trong điều trị ung thư để điều chỉnh lượng thuốc phù hợp.

Phương pháp ấy được xếp hạng 11/40 trong cuộc thi tại hội nghị MICCAI 2018, hội nghị hàng đầu thế giới về ứng dụng tin học trong y khoa, cùng với các phương pháp được nhiều nhóm nghiên cứu đề xuất từ các trường danh tiếng của Mỹ, Đức, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Áo... Kết quả này được công bố trên tạp chí IEEE Transactions on Medical Imaging. Lúc đó, Vĩnh mới là sinh viên năm thứ ba trong khi các tác giả khác đều có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Trong khi đó, Hoàng Trung Hiếu nghiên cứu đề xuất phương pháp mới trong phân loại ảnh nội soi đường ruột, hỗ trợ các bác sĩ trong việc sàng lọc và phát hiện các bệnh thường gặp, các điểm giải phẫu trong ảnh nội soi. Phương pháp của Hiếu đã đoạt giải nhất trong cuộc thi tại hội nghị MediaEval 2018.

Theo Hiếu, có rất nhiều hình ảnh được ghi nhận từ video nội soi mà để đọc được hết các hình ảnh đó sẽ vô cùng tốn thời gian. Chưa kể có những hình ảnh bình thường có thể cho qua, không cần quan tâm.

"Nghiên cứu của tôi sẽ hỗ trợ các bác sĩ, chuyên gia lọc nhanh hơn hình ảnh cần tìm. Đó là lý do vì sao có thêm thuật toán để đưa ra các hình ảnh có tính cảnh báo cho bác sĩ" - Hiếu phân tích.

"Hướng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hỗ trợ các chuyên gia trong việc chẩn đoán và điều trị y tế mà hai bạn chọn rất ý nghĩa và tiềm năng, sẽ hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán hình ảnh để chọn hướng điều trị phù hợp."

PGS.TS TRẦN MINH TRIẾT

"Cái nôi" tài năng trẻ

Không quá lời khi nói rằng khoa công nghệ thông tin là "cái nôi" đào tạo và bồi dưỡng nhiều tài năng tin học. Những cái tên sinh viên ưu tú có thể kể đến như: Lê Yên Thanh, Đàm Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Xuân Giềng, Nguyễn Đình Luận, Nguyễn Thành An. Và bây giờ là đôi bạn Tôn Thất Vĩnh, Hoàng Trung Hiếu.

Các bạn đều trưởng thành từ Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo (AILab) và Phòng thí nghiệm công nghệ phần mềm (SELab). Nhiều cái tên trong số này đã nhận vô số giải thưởng về công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học xuất sắc, được vinh danh "Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM", đoạt giải cao Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka liên tiếp nhiều năm...

Những kỳ thực tập hè ở nước ngoài, các lần dự hội nghị chuyên ngành, cả học bổng học lên cao, các sinh viên luôn được thầy cô tận tình hỗ trợ mà không thể không nhắc đến người thầy gắn bó với nhiều thế hệ sinh viên - PGS.TS Trần Minh Triết.

"Làm việc với thầy, chúng tôi có thể thoải mái chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng, có khi nói ra là thầy trò hiểu nhau ngay. Sự đồng cảm đó là động lực, gợi mở cho chúng tôi nhiều hướng đi mới để phát triển nghiên cứu của mình" - Vĩnh chia sẻ.

Những cánh bồ câu không mỏi - Kỳ 1: Đôi bạn trí tuệ nhân tạo - Hình 2

Tôn Thất Vĩnh (phải) chia sẻ thông tin cùng khách tham dự tại một hội nghị về thị giác máy tính ở Mỹ - Ảnh: M.TR.

Cánh tay trợ lực cho y khoa

Trở về sau kỳ thực tập, Vĩnh vẫn tiếp tục đeo đuổi nghiên cứu ấy và thử tìm thêm hướng đi mới cho lĩnh vực còn khá mới mẻ này. Vĩnh giữ liên lạc, trao đổi thường xuyên cùng TS Ben Chidester - ĐH CMU (Carnegie Mellon University), tác giả cùng nghiên cứu.

Mới nhất, bài báo khoa học hoàn thiện kết quả nghiên cứu việc tách tế bào trong ảnh y khoa đã được Vĩnh công bố tại hội nghị ở Mỹ tháng 6 vừa rồi, cũng là đề tài tốt nghiệp đại học của anh.

Trung Hiếu cũng qua Mỹ thực tập hồi hè rồi nhưng chọn nhánh rẽ khác dù cũng là phân tích ảnh y khoa. Hiếu đã nghĩ đến việc dùng thiết bị nội soi như "viên thuốc con nhộng" có thể "chạy" trong đường ruột người bệnh. Thậm chí, tính đến việc kết nối để bác sĩ có thể đọc kết quả song song với quá trình thiết bị di chuyển, và sẽ tự lọc để chỉ gửi hình ảnh có tính cảnh báo vì bác sĩ không đủ thời gian xem hết video có khi đến 8-9 tiếng đồng hồ.

PGS.TS Trần Minh Triết đánh giá cao tiềm năng nghiên cứu khoa học của hai học trò. Vĩnh và Hiếu đều thể hiện tố chất làm khoa học từ sớm, ngay năm thứ nhất đã chủ động tìm hướng nghiên cứu, đề xuất hướng đi.

"Đó đều là hướng nghiên cứu tiềm năng và có ý nghĩa quan trọng. Kết quả nghiên cứu sẽ được tiếp tục hoàn thiện để có thể hỗ trợ thêm cho các chuyên gia y khoa trong chẩn đoán và điều trị bệnh từ các ảnh y khoa" - PGS.TS Trần Minh Triết nhận xét.

Vượt qua những khó khăn khi tiếp cận nguồn hình ảnh, điều kiện, phương tiện nghiên cứu, các bạn vẫn đang từng ngày khám phá con đường khoa học của mình.

"Phát triển nghiên cứu gắn với thực tế là câu chuyện dài, không chỉ dừng ở kinh phí, nguồn lực mà còn kết nối nhiều chiều, trong đó việc bắt tay với ngành y là quan trọng. Tôi vẫn nỗ lực tìm kiếm mỗi ngày để nâng khả năng nghiên cứu của bản thân, và nếu có cơ hội phù hợp sẽ đi học nước ngoài" - Hiếu bày tỏ.

Bộ đôi "Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM"

Hai chàng trai ấy không phải người TP.HCM nhưng lần lượt được vinh danh là "Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM" vào hai năm liên tiếp. Tôn Thất Vĩnh quê Thừa Thiên Huế, được gọi tên trong bảng vàng "Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM" năm 2018; còn Hoàng Trung Hiếu đến từ vùng biển Khánh Hòa, được vinh danh năm 2019.

Trong mùa tốt nghiệp 2019, Thất Vĩnh đứng ở vị trí thủ khoa, còn Trung Hiếu giành ngôi á khoa, hệ cử nhân tài năng khoa công nghệ thông tin. Hành trang mỗi người còn là những giải cao trong các kỳ thi học thuật quốc tế, những bài báo khoa học được báo cáo tại một số hội nghị quốc tế hoặc công bố trên các tạp chí uy tín thế giới...

*****************************

Cô gái ấy từng xin bảo lưu đại học một năm để "gap year", một khoảng lặng nhận diện lại mình, để trở lại "lợi hại" hơn khi cô đại diện Việt Nam có mặt trong những chuyến giao lưu quốc tế.

Kỳ tới: Cô gái "công dân toàn cầu"

Theo tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ
10:15:52 08/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài
08:06:56 08/11/2024
Á quân Rap Việt nói đúng 2 chữ giữa cơn bão "rap diss" từ HIEUTHUHAI, "châm ngòi" cuộc tranh cãi
11:02:06 08/11/2024
Thánh giả tạo của showbiz: Lộ clip "lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng", mắng chửi bạn diễn bằng từ ngữ tục tĩu
10:06:53 08/11/2024
Đêm tân hôn, người chồng thứ 2 giao cho tôi một chiếc hộp, bên trong có 4 món quà khiến tôi bất ngờ tới mức tim đập loạn nhịp
08:50:15 08/11/2024
Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ
12:43:14 08/11/2024
Diệp Lâm Anh đăng đàn kể cho vay cả tỷ không được trả, loạt sao Việt có phản ứng gây chú ý
10:10:19 08/11/2024
Kỳ Duyên ngày thứ 10 Miss Universe: Người khen "slay", người chê sến, nhưng có 1 điểm cộng cực lớn!
10:55:10 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành: Sống vô gia cư, bị phạt vì ăn trộm

Sao châu á

14:05:43 08/11/2024
Cuộc sống của Lâm Tĩnh Ân đảo lộn hoàn toàn sau khi chồng cô, nhạc sĩ Lý Khôn Thành, qua đời. Cô rơi vào cảnh vô gia cư, bị đuổi khỏi khách sạn, lấy trộm đồ và bị phạt hành chính.

Công ty tài chính Mỹ tìm cách giảm thiểu rủi ro ở Trung Quốc sau chiến thắng của ông Trump

Thế giới

14:04:39 08/11/2024
Trung Quốc là thị trường "béo bở" cho các ngân hàng đầu tư Phố Wall và các công ty quản lý tài sản lớn của Mỹ mở rộng trong thập kỷ trước đại dịch COVID-19.

Quán quân "Biến hóa bất ngờ": 16 tuổi nghỉ học, từng bị bầu show gạ gẫm

Sao việt

14:00:49 08/11/2024
Trước khi trở thành Quán quân Biến hóa bất ngờ , Đình Thụy từng có khoảng thời gian mưu sinh vất vả, đối mặt với chuyện bị bầu show quấy rối.

Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17

Tin nổi bật

13:58:33 08/11/2024
Do ảnh hưởng của bão số 7, đêm 8 và ngày 9/11, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa) gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10-12, giật cấp 14, biển động dữ dội; sóng biển cao từ 4-6m, vùng gần tâm bão 6-8m.

Nóng: Bắt giữ 3 nghi phạm trong vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ

Sao âu mỹ

13:56:54 08/11/2024
Ngày 7/11, tờ Page Six đưa tin Văn phòng Công tố Hình sự và Cải huấn Argentina đã bắt giữ 3 người có liên quan đến vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ.

7 thực phẩm gây mất ngủ, lão hóa nhanh

Sức khỏe

13:56:43 08/11/2024
Ngủ không đủ giấc có liên quan đến nhiều vấn đề về tâm thần, bao gồm mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung. Hơn nữa, thiếu ngủ mạn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì và kiểm soát lượng đường trong máu kém.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 14: Đi mua trái cây sạch, Kiên vừa bị thương lái dằn mặt, vừa bị đánh

Phim việt

13:54:16 08/11/2024
Cuộc hành trình mang hoa quả sạch đến người tiêu dùng của Kiên gặp nhiều trở ngại và không hề dễ dàng. Tuy nhiên, cậu vẫn kiên trì với mục tiêu của mình.

Pogba được khuyên trở lại MU

Sao thể thao

13:34:55 08/11/2024
Pogba có thể thi đấu ở bất cứ đâu. Nếu được trao cơ hội thể hiện tài năng, mọi người sẽ lại thấy phẩm chất đặc biệt của cậu ấy , Mirror dẫn lời Saha. Pogba đủ sức chơi ở Champions League,

Mỹ nhân 1 năm đóng 6 phim vẫn flop, tiếc cho nhan sắc đẹp đến mức được tha thứ mọi lỗi lầm

Hậu trường phim

13:20:28 08/11/2024
Nữ diễn viên có ngoại hình nổi bật nhưng nhiều năm không thể lên hàng sao hạng A khiến người hâm mộ không khỏi tiếc nuối.

HOT: BIGBANG sẽ tái hợp, xác nhận ra 1 bài hát mới

Nhạc quốc tế

13:13:07 08/11/2024
Sân khấu MAMA 2024 cũng sẽ là cột mốc mang tính lịch sử khi trở thành màn trình diễn trọn vẹn đầu tiên của BIGBANG sau 7 năm 10 tháng.

Ngồng tỏi xào với con này vừa ngon lại lạ miệng, cả nhà chỉ muốn xới thêm cơm

Ẩm thực

12:53:34 08/11/2024
Món ăn vừa ngon, thơm nức lại có chút đậm đà, lạ miệng, ai ăn cũng mê tít ngay từ lần đầu thưởng thức. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!