Nuôi dạy con không dễ, nhất cử nhất động ngỡ bình thường vô hại của bố mẹ cũng sẽ tạo nên tính cách cả đời của trẻ
Các bậc phụ huynh có thể hành động và suy nghĩ theo ý mình nhưng nên nhớ rằng trước mặt con trẻ bố mẹ là tấm gương rõ nhất để chúng noi theo.
Nhiều người cho rằng, bố mẹ thế nào thì sẽ dạy con như thế ấy. Việc học ở trường chỉ là một phần trong cuộc sống của đứa trẻ, mọi hành động của bố mẹ mới chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự trưởng thành của các con. Vì vậy, việc dạy con cái qua sách vở, thay đổi nhân sinh quan thôi chưa đủ, mà các bậc phụ huynh còn phải biết rằng từng lời nói, hành động của mình sẽ có tác động mạnh mẽ đến con trẻ. Dưới đây là những hành động mà bố mẹ thường bỏ qua nhưng có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống tâm lý cả đời của trẻ.
1. Biếu hiện cảm xúc của bố mẹ
Ảnh minh họa
Trẻ con vốn dĩ rất thích bắt chước theo người lớn. Chúng sẽ dễ dàng học từ bố mẹ về cách thể hiện lời nói, cách cư xử trong cuộc sống. Vì vậy, những lúc bố mẹ đối mặt với những lo lắng, căng thẳng, hay có những cảm xúc cực đoan thì trẻ sẽ thay đổi theo hướng tiêu cực sau khi chúng nhìn thấy. Nếu bố mẹ cau có, khó chịu, “giận cá chém thớt”, trút giận lên con trẻ thì điều này sẽ để lại chân thương tâm lý nặng nề trong quá trình trưởng thành của chúng. Quan trọng hơn, nếu trẻ nhìn thấy bố mẹ suy sụp tinh thần, chúng sẽ tự nhiên cảm thấy bồn chồn, bất an, thậm chí tự khép mình lại.
2. Cách giao tiếp của bố mẹ với mọi người
Bố mẹ có tinh thần vui vẻ, thì con trẻ sẽ tự động vui theo hay thậm chí chúng sẽ hoạt động cả ngày mà không thấy mỏi mệt. Nhưng nếu vừa mở mắt ra mà thấy bố mẹ u sầu, thở dài, chán nán, chúng sẽ không dám đến gần, tâm trạng cũng sẽ thay đổi. Vì vậy, bố mẹ phải kiểm soát cảm xúc của mình, nên biết rằng từng cử chỉ, hành động của mình luôn được con trẻ theo dõi và quan tâm. Một môi trường gia đình hạnh phúc chính là điều kiện quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của con trẻ. Nếu gia đình bất hòa, cha mẹ thường cãi nhau dẫn đến sự thờ ơ, lạnh nhạt với con trẻ thì chúng sẽ mất đi cảm giác an toàn. Một khi chúng hòa nhập với xã hội thì sẽ đối xử với người khác theo cách mà bố mẹ chúng đã làm.
Ảnh minh họa
Trong giao tiếp hằng ngày, trẻ sẽ nhìn theo cách bố mẹ đối xử với những người khác và lưu lại ấn tượng khá sâu đậm. Nếu như bố mẹ đối xử với người khác không công bằng, trẻ con sẽ tự nhiên mặc định cấp bậc giữa người với người. Nếu bố mẹ đủ tinh tế để xử lý mọi chuyện êm đẹp nhẹ nhàng thì trẻ cũng sẽ tự nhiên học được cách hành xử hòa bình và có thái độ tử tế đối với mọi người.
Video đang HOT
3. Thói quen sinh hoạt của bố mẹ
Thói quen hằng ngày có thể thay đổi cuộc sống của mỗi người. Nếu bạn có thói quen sinh hoạt tốt thì chắc chắn cuộc sống sẽ không phải gặp nhiều điều phiền muộn, lo âu. Phận làm cha mẹ nên biết rằng thói quen sinh hoạt của mình cực kỳ ảnh hưởng đến việc dạy con. Bố mẹ luôn đưa các con vào khuôn khổ hà khắc và bắt chúng làm theo những nguyên tắc mà bản thân họ lại không thực hiện, như vậy việc dạy con của họ sẽ trở nên vô nghĩa vì con trẻ chỉ làm theo những gì bố mẹ chúng làm. Những thói quen tốt được phản ánh qua từng hành động và sinh hoạt hằng ngày ví dụ như chăm chỉ làm việc, bảo vệ môi trường, sống lành mạnh… Đây là những thói quen tốt cần được bồi dưỡng ngày qua ngày, chỉ có như thế, con của bạn mới trưởng thành toàn diện.
4. Sự quan tâm và tình yêu của bố mẹ
Nếu bố mẹ không dành nhiều tình cảm cho con trẻ, không yêu thương vợ chồng, không đối xử tốt với mọi người xung quanh thì đừng mong có thể dạy con sống tình cảm. Nếu từ nhỏ, bố mẹ không quan tâm đến hành vi của con, không dạy chúng biết cách quan tâm đến bố mẹ, bạn bè hay những người xung quanh thì chúng sẽ tự biến mình thành trung tâm, không màng đến cảm xúc của người khác và nghĩ rằng mình luôn đúng.
Bố mẹ nên nhớ rằng, bản thân mỗi người chính là tấm gương rõ nhất và sáng nhất để con trẻ soi hằng ngày. Hãy chú ý đến thái độ, cách đối nhân xử thế, tình yêu thương dành cho người khác, vì con trẻ sẽ nhìn vào đó mà hành xử y như vậy. Điều quan trọng hơn là tình yêu thương của bố mẹ dành cho con chính là động lực và sức mạnh để chúng vững vàng trên con đường tương lai sau này.
(Nguồn: Secretchina)
Theo Helino
Con vẽ tranh với chủ đề: "Những điều quan trọng nhất với tôi", mẹ khá lo lắng khi thấy thứ đứng ở vị trí đầu tiên
Ngoài gia đình mình, cô bé còn vẽ một đồ vật nữa và em đã xếp món này ở vị trí đầu tiên.
Jo Abi là một người mẹ đến từ Sydney, Úc. Ngoài ra, chị còn là tác giả của quyển sách How to Date a Dad được xuất bản bởi Hachette Livre Australia. Chị đã có một bài viết được đăng trên trang news.com.au chia sẻ suy nghĩ của mình sau khi xem bức tranh con gái Caterina vẽ. Bức tranh có chủ đề "Những điều quan trọng nhất với tôi" và khi nhìn điều quan trọng đầu tiên của con, chị đã khá lo lắng. Chị viết:
Người ta nói rằng một bức tranh còn đáng giá hơn ngàn lời nói và quan điểm này chắc chắn là thích hợp với bức tranh của con gái tôi - Caterina, 9 tuổi. Ban đầu tôi đã chụp ảnh bức vẽ vì tôi nghĩ nó khá đáng yêu. Caterina thích vẽ và luôn cố gắng nghĩ những ý tưởng cho tác phẩm nghệ thuật của mình. Bình thường, con sẽ nhờ tôi gợi ý nhưng bức vẽ này là con tự nghĩ ra.
Con đặt tên cho nó là: "Những điều quan trọng nhất với tôi", trong đó con vẽ tôi và các anh của con. Con cũng bao gồm bản thân mình trong tranh và điều này làm tôi khá tự hào. Rõ ràng là con hiểu rõ giá trị của bản thân mình. Tuy nhiên, con chọn vẽ chiếc điện thoại di động của con ở vị trí đầu tiên khiến tôi có chút lo lắng.
"Điện thoại của tôi", con đã viết như thế trước khi vẽ chính xác chiếc iPhone 5C của con, bao gồm cả ốp lưng hoàn chỉnh có trang trí hình vẽ dâu tây cùng popsocket hình quả bơ. Nếu giải thích chính xác tranh vẽ của con, những điều quan trọng nhất với con sẽ theo thứ tự sau:
1. Điện thoại của con
2. Tôi - mẹ của con
3. Bố của con bé
4. Hai anh trai của con
5. Con
Bức vẽ của Caterina (Ảnh: news.com.au)
Có lẽ con bắt đầu vẽ iPhone và sau đó quyết định vẽ gia đình và một khi chúng tôi được cho vào trong bức vẽ, con sẽ đặt tên là "Những điều quan trọng nhất với tôi". Suy nghĩ đó sẽ giúp tôi thoải mái khi mà giờ đây tôi có cảm giác cuộc sống của các con xoay quanh các thiết bị điện tử của chúng cũng như tôi đã từ bỏ việc cố gắng hạn chế/kiểm soát/điều chỉnh các con sử dụng thiết bị.
Các con của tôi giờ đã 14, 10 và 9 tuổi. Tôi chấp nhận cho con sử dụng công nghệ như một phần quan trọng của tuổi thơ thời hiện đại và tôi không thích phải tranh cãi vấn đề này. Càng cấm cản chỉ khiến chúng hấp dẫn hơn với trẻ con. Bằng cách cho phép con sử dụng cácthiết bị công nghệ, việc kéo con ra khỏi chiếc điện thoại để chơi đùa, đi bộ hay xem phim cũng không là vấn đề lớn.
Rõ ràng Caterina cũng cảm thấy tương tự. Con trai Philip (14 tuổi) có Playstation, laptop, iPad, iPhone. Giovanni (10 tuổi) có máy game X-Box, iPad và iPhone. Caterina (9 tuổi) có máy tính bảng, iPhone. Giovanni và Cateina sẽ dùng chung laptop và cả 3 con dùng chung máy Nitendo Switch.
Có quá nhiều không?
Chị Jo Abi và con gái (Ảnh: news.com.au)
Khi ở tuổi của con, thiết bị điện tử duy nhất tôi có là TV. Lúc tôi bắt đầu học trung học, tôi có máy đánh chữ bằng điện. Sau đó tôi có máy vi tính, màn hình khi đó màu đen, chữ màu xanh lá cây, không có internet. Cảm thấy như hàng ngàn năm trước vậy.
Nó khiến tôi buồn cười thấy khi những thiết bị công nghệ của ngày nay đã được xem như là cái chết củatuổi thơ, giống hệt như cách TV đã từng bị. Tôi nhớ mẹ đã cố gắng giới hạn tôi xem TV, khuyến khích chúng tôi ra ngoài vui chơi. Thường thì mẹ sẽ tắt TV và rượt đuổi chúng tôi ra ngoài sân với một cây chổi.
Nếu tôi thấy con mình ngồi xem TV cùng nhau, tôi vui mừng lắm. Chương trình duy nhất các con xem cùng nhau là Young Sheldon. Bên cạnh đó, thị hiếu xem TV của các con cũng đã khiến các con tách biệt với các thiết bị của mình khi chúng được cài đặt Netflix, Foxtel và STAN.
Khi Caterina vẽ bức tranh này, có lẽ con đã đặt chiếc điện thoại của mình bên cạnh để con có thể hoàn thành bản vẽ của mình. Trong thời gian tới, tôi sẽ đề nghị con thay đổi thứ tự về những điều quan trọng trong bức vẽ. Xét cho cùng, tôi và bố của con - những người đã mua iPhone cho con - chỉ với mỗi lý do đó thôi cũng đủ thấy chúng tôi quan trọng hơn chiếc điện thoại thông minh của con rồi.
(Nguồn: news.com.au)
Theo Helino
Thế hệ 8X, 9X và những mùa hè tỉ mẩn bọc từng quyển vở bằng chồng báo cũ Giờ đây, bao vở đã có sẵn, đủ kích cỡ, nhãn dán cũng đủ loại, chỉ việc bóc ra dán vào, không phải như thế hệ học sinh ngày trước, cái thời chuẩn bị sách vở để vào năm học mới là đã mất biết bao ngày hè. Ngày ấy, không phải ai cũng có tiền để mua những tờ giấy bọc đẹp...