Nuôi cơm miễn phí cho học sinh
Kể từ khi có bếp ăn miễn phí, học sinh Trường tiểu học Võ Thị Sáu (xã Đắk Nang, H.Krông Nô, Đắk Nông) luôn hào hứng mỗi khi đến lớp vì được ăn no, đủ đầy.
Cô Huỳnh Thị Thùy Dung chăm lo từng bữa ăn của học sinh – ẢNH: THANH QUÂN
Cũng nhờ đó, học sinh có chỗ nghỉ ngơi vào buổi trưa và giảm hẳn tình trạng bỏ học buổi chiều.
Từ ước nguyện của một cô giáo
Năm 2010, khi mới về dạy học ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu, tận mắt chứng kiến sự thiếu ăn, thiếu mặc của học sinh (HS) tiểu học ở vùng này, cô Huỳnh Thị Thùy Dung (33 tuổi) bắt đầu đi xin các nhà hảo tâm. Gặp gì cô xin nấy, từ tấm áo, tập vở cho đến các loại nhu yếu phẩm cho học trò. Đa số các em là con đồng bào Dao, Tày, suốt ngày lên rẫy, không mấy quan tâm đến con em. Vì vậy, các em không chỉ thiếu sách vở, quần áo mà còn thiếu cả cơm ăn. Cô Dung tiến thêm một bước: nấu ăn miễn phí cho lũ trẻ.
Cô Dung bắt đầu nấu buổi trưa cho những HS có nhà ở xa. “Ban đầu chỉ nấu đồ ăn thôi, còn cơm thì tụi nhỏ tự mang theo. Nhưng nhìn mỗi đứa mỗi gói cơm mang theo khác nhau thấy tội quá. Nhiều bé mang cơm trắng, nhiều bé thì cơm không có màu trắng, thậm chí nhiều bé không có cơm để mang theo”, cô Dung nhớ lại.
Bước tiếp theo, cô Dung gõ cửa các nhà tài trợ để có thể mỗi tuần nuôi cơm miễn phí vài ba bữa. Ước nguyện của cô đã được đền đáp. Các nhà hảo tâm đã giúp cô trò mỗi tuần 3 bữa ăn miễn phí. Nhưng đến lúc đó lại xuất hiện một nỗi khổ khác: nhà bếp quá tạm bợ, nhiều em phải ngồi bệt xuống nền đất để ăn. Trông cảnh ấy, rất khó cầm lòng. Thế rồi, cô Dung lại “thêm việc” cho mình: xin nhà hảo tâm để xây cho các cháu một nhà ăn thật đàng hoàng, sạch sẽ.
Như một phép màu, đầu năm 2019, có dịp được trao đổi với phóng viên Thanh Niên , cô Dung đã bày tỏ ước nguyện. Tháng 7.2019, ước mơ bếp ăn cho HS của cô Dung đã trở thành sự thật sau khi được “trợ duyên” từ bạn đọc Báo Thanh Niên. Ông Phan Văn Tú, một nhà hảo tâm ở Q.3 (TP.HCM), đã tài trợ 266 triệu đồng để xây một nhà ăn rộng 160 m2, có thể đáp ứng cho 400 HS của trường.
Video đang HOT
Có nhà ăn sạch sẽ, khang trang, cô Dung lại lo tiếp: tìm nguồn tài trợ ổn định để có thể cưu mang tất cả HS là con em đồng bào dân tộc thiểu số còn quá nghèo khó trong vùng. Tâm nguyện ấy của cô giáo giàu lòng nhân hậu và đầy trách nhiệm với học trò đã thành hiện thực.
Từ khi đưa vào sử dụng bếp ăn khang trang đến nay gần được 2 năm, số lượng HS ăn ở đây từ 100 tăng lên 200 em. Từ chỗ “chỉ nấu thức ăn” giúp các em, nay cô Dung và tập thể nhà trường đã nấu phục vụ hoàn toàn miễn phí 4 buổi trong tuần (vào thứ hai, ba, năm, sáu). Chi phí mỗi tháng tiền ăn của các em khoảng 25 triệu đồng, được các nhà hảo tâm khắp nơi ủng hộ.
Góp phần giảm tình trạng nghỉ học
Trước đây vì đi học quá xa, nên nhiều em chỉ đi học vào buổi sáng, còn buổi chiều các em ở nhà. Ngoài ra, do thiếu cái ăn cái mặc nên các em bỏ học cũng không ít. Nhưng từ khi có nhà ăn, tình trạng HS bỏ học đã giảm mạnh.
Cô Lương Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Võ Thị Sáu, cho biết: “Nhà của HS hầu hết cách xa trường, có em nhà xa gần 10 km. Nhiều em phải đi bộ đến trường rất vất vả, nhất là vào mùa mưa. Chính vì vậy, tình trạng HS chỉ đi học buổi sáng và bỏ học buổi chiều rất đông. Nhưng từ khi có nhà ăn, HS có chỗ ăn, chỗ nghỉ nên tình trạng đi học buổi sáng rồi nghỉ học buổi chiều giảm thấy rõ”.
Không chỉ được nuôi cơm miễn phí, các em còn được nhà trường rèn cho tính kỷ luật rất cao, từ giúp các cô trong nấu nướng đến việc vệ sinh sạch sẽ.
“Tuy bây giờ trường vẫn còn nhiều khó khăn, tiền ăn của các em cũng phải đi xin khắp nơi, nhưng chỉ cần nhìn thấy tụi nhỏ vui vẻ mỗi khi đến lớp là chúng tôi vui lắm rồi”, cô Dung phấn khởi chia sẻ.
Dạy học liên kết đối tượng, bám sát năng lực tiếp nhận của học sinh
Các trường học, dựa trên khảo sát chất lượng cũng như theo dõi quá trình học tập của học sinh để triển khai mô hình dạy học theo hình thức "liên kết đối tượng"
Với mô hình dạy học liên kết đối tượng, Trường Tiểu học Điện Biên Phủ đã bồi dưỡng được học sinh mũi nhọn. Ảnh: TG
Mô hình dạy học này theo hướng phân hóa để hình thành những nhóm ngoại khóa, câu lạc bộ (CLB)...
Phòng học đặc biệt
Gần hai tháng sau ngày khai giảng năm học mới, giáo viên khối Một của Trường Tiểu học Ngô Gia Tự (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) rà soát lại danh sách những học sinh có khó khăn về học.
Toàn khối 1 của trường có 23 học sinh đọc chậm, không nhớ các âm vần, chữ cái, số, khả năng tính toán chậm... Sẽ có 2 buổi chiều trong tuần, những học sinh này không học chung với các bạn cùng lớp mà di chuyển về phòng học riêng.
Phòng học của "CLB đặc biệt" được trang bị nhiều tranh, ảnh để hỗ trợ học sinh nhớ được âm, vần. Ngữ liệu điện tử cũng được GV khai thác, sử dụng hợp lý để hỗ trợ các em học tập. Với sự kèm cặp của GV là tổ trưởng tổ chuyên môn tại phòng học đặc biệt, cùng với sự hướng dẫn thêm của GV chủ nhiệm lớp, kết thúc học kỳ I, chỉ còn 16 em khó khăn về học.
Cô Trần Thị Kim Bình - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Gia Tự chia sẻ: Những năm trước, HS khối Một nếu gặp khó khăn về học sẽ có 3 buổi học tại phòng học đặc biệt. Các em được củng cố lại kiến thức căn bản theo yêu cầu của chuẩn tối thiểu. Tuy nhiên, do thực hiện Chương trình - sách giáo khoa mới, HS cần tham gia các hoạt động chung cùng với lớp học nên những giờ học tăng cường, các em sẽ học theo hướng phân hóa tại phòng học đặc biệt.
Phòng học đặc biệt ở Trường Tiểu học Ngô Gia Tự chủ yếu dành cho HS khối lớp Một và Hai. "Những lớp trên, GV chủ nhiệm nhận hỗ trợ HS gặp khó khăn sau giờ học, mỗi tuần từ 2 - 3 buổi, mỗi buổi khoảng 1 tiếng đồng hồ để các em nắm vững bài học. Đây cũng là cách mà Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) áp dụng với những HS học chậm, không đuổi kịp với các bạn trong các tiết học", cô Kim Bình cho hay.
Giáo viên Trường TH Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) phụ đạo cho HS sau mỗi buổi học chính khóa. Ảnh: Ánh Ngọc
Cơ sở để hình thành các CLB
Dạy học phân hóa theo hướng liên kết đối tượng được các nhiều trường học ở quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng triển khai từ 3 năm trở lại đây để đón đầu Chương trình - sách giáo khoa mới.
Đầu tháng 10 hàng năm, Trường Tiểu học Điện Biên Phủ tổ chức khảo sát chất lượng môn Toán, Tiếng Việt để phân loại HS. Giáo viên chủ nhiệm dựa vào đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập và chất lượng bài khảo sát để phân loại HS thành 2 mức: Tiếp thu bài tốt và tiếp thu bài ở mức trung bình, chậm. Từ đó, tổ chuyên môn họp, thống nhất liên kết giữa các lớp trong tổ sao cho hài hòa giữa số lượng HS các lớp. Đồng thời, thống nhất kế hoạch, nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, chú trọng nâng cao chất lượng mũi nhọn để các em tham gia giao lưu HS tiểu học cấp thành phố, cấp quận và các cuộc thi như Trạng Nguyên Tiếng Việt, giải Toán quốc tế Kangaroo...
Để thực hiện mô hình "liên kết đối tượng", các tổ chuyên môn của Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ dựa trên kết quả phân loại HS đầu năm học xây dựng kế hoạch dạy học "theo năng lực chung", liên kết những học sinh có cùng năng lực vào một lớp, mỗi tuần học 1 buổi. Việc dạy học theo "năng lực riêng", nhà trường tập hợp HS có cùng năng lực về một số môn học và nhu cầu của các em cũng như gia đình, nhà trường thành lập CLB Toán học, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tin học, Cờ vua, Mỹ thuật, Robotics...
Dạy học phân hóa thường được các triển khai theo hai hướng: Phân hóa nội tại (phân hóa trong) tức là dùng một biện pháp phân hóa thích hợp trong một lớp học thống nhất với kế hoạch học tập, Chương trình và SGK. Phân hóa về tổ chức (phân hóa ngoài), tức là hình thành những nhóm ngoại khóa, CLB, giáo trình tự chọn...
Bà Trần Thị Thúy Hà - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hải Châu cho biết: Phòng GD&ĐT yêu cầu các trường học hướng dẫn tổ chuyên môn và mỗi giáo viên đứng lớp phải xây dựng kế hoạch phụ đạo HS khó khăn về học từ đầu năm học; lập hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của HS; sử dụng các tiết tăng cường ở trường học 2 buổi/ngày để bố trí các tiết học phụ đạo. Trong thiết kế bài giảng, GV phải xây dựng câu hỏi, bài tập dành riêng cho từng nhóm HS để thực hiện việc dạy học phân hóa. GV quan tâm, tác động đến từng học sinh được xem là tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại tiết dạy. Ngoài ra, yêu cầu dạy học phân hóa còn được chỉ đạo trong việc kiểm tra, đánh giá HS, đề ra phải đáp ứng ma trận đề với hệ thống các câu hỏi bảo đảm tính phân hóa.
Với HS đọc còn chậm, đang phải đánh vần, GV sẽ ưu tiên cho các em đọc trước lớp những âm vần, từ ngắn để HS tăng thêm sự tự tin, có động cơ học tập. Những HS này sẽ được GV kèm thêm vào các giờ tự học, giờ ra chơi... để các em có thể đọc lưu loát, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của môn học khi kết thúc học kỳ. - Cô Nguyễn Thị Hồng Yến (GV lớp Một, Trường TH Núi Thành, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Quan điểm của một Hiệu trưởng về việc không giao bài tập trong kỳ nghỉ Tết Việc giao bài tập trong kỳ nghỉ Tết cho học sinh Tiểu học gần như không có ý nghĩa mà còn tạo ra áp lực, mệt mỏi cho học sinh. Liên quan đến vấn đề có nên giao bài tập cho học sinh trong kỳ nghỉ Tết hay không thì đến nay đã có hai Sở Giáo dục là Quảng Bình và Bà...