Nước ta có 24.000 tiến sĩ nhưng vẫn thiếu những nhà khoa học giỏi
“Thật trớ trêu khi một đất nước có 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ mà không tìm ra được những chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học đủ giỏi để trở thành các tổng công trình sư các đề tài lớn, có ý nghĩa quốc gia” – đại biểu Hoàng Thị Tố Nga phát biểu.
Chiều 20/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường, cho ý kiến lần đầu về dự thảo luật Khoa học công nghệ sửa đổi.
Đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng cần đặt lại vấn đề tiếp cận đối với dự án luật. Mục tiêu của dự án Luật cần thể hiện rõ quan điểm: khoa học công nghệ phải phục vụ cho sự nghiệp hóa, công nghiệp hóa đất nước; khoa học không chỉ vị khoa học mà khoa học phải vị nhân sinh.
Ông Lịch cho rằng, đã đến lúc cần thay đổi hoàn toàn phương thức Nhà nước “bao cấp” cho khoa học công nghệ, chuyển sang phương thức “tài trợ ngân sách Nhà nước” mà nhiều nước trên thế giới đang thực hiện.
Đại biểu Phạm Xuân Thắng (Hải Dương) đặt câu hỏi, những năm qua nhà nước đã đầu tư khá lớn để phát triển khoa học công nghệ. Các đề tài phát triển nhiều hơn nhưng hiệu quả chưa tương xứng. Trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn đi sau các nước trong khu vực, vẫn thiếu những công trình, sáng chế tầm cỡ, tỉ lệ các đề tài nghiên cứu được đưa vào ứng dụng cũng khiêm tốn. Điểm nghẽn trong 10 năm thực hiện luật Khoa học công nghệ vừa qua là cơ chế đầu tư cho lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hạnh cũng nhận định, hạn chế bất cập của luật hiện tại cần được thay đổi sửa chữa rõ nhất là về cơ chế tài chính cho khoa học công nghệ.
Hàng năm, khoản đầu tư cho khoa học công nghệ luôn chiếm 2% GDP như thời gian qua, đại biểu cho là không hề nhỏ nhưng dàn trải, thiếu trọng điểm. Đại biểu đề xuất thành lập cơ quan nhà nước đủ tâm và tầm trong lĩnh vực này để đề xuất các đề án khoa học xứng tầm quốc gia.
Ngoài ra, cần khuyến khích, trọng dụng tài năng thực sự với quan điểm đầu tư cho khoa học cần chấp nhận rủi ro, chấp nhận một dự án đầu tư lớn có thể không thành công nhưng cần giám sát. “Có lẽ không ở ngành nào mà câu “thất bại là mẹ thành công” đúng hơn với lĩnh vực nghiên cứu khoa học” – đại biểu lập luận.
Tán thành những phân tích về những bất cập hiện tại, đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) chỉ ra thực tế, cơ chế tài chính là vướng mắc lớn nhất vì vẫn còn cung cách bao cấp, chậm giải ngân, chưa bảo đảm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Ông Vẻ dẫn chứng: “Thủ tục quá phức tạp, nhà khoa học nhiều khi phải lách luật để được thanh toán cho các đề tài”.
Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định) cũng nhận định, từ khi được duyệt đề tài cho đến khi cấp vốn mất mấy năm trời, nhiều nhà khoa học phải chia nhỏ đề tài để được thanh toán, trái với bản chất trung thực của khoa học, thủ tục thì phức tạp, mất thời gian, khiến họ nản lòng.
Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga trăn trở: Để có tiền làm dự án, nhiều nhà khoa học đã phải làm những việc trái với bản chất trung thực của khoa học.
Bà Nga dẫn bài học của Hàn Quốc, từ thập niên 60 của thế kỷ trước, quốc gia này đã có chế độ mời những nhà khoa học người Hàn định cư ở nước ngoài về làm việc lại trong nước với mức lương thưởng cao gấp 3 các nhà khoa học trong nước. Chế độ đãi ngộ, trọng dụng nhân tài rất ưu việt nên chỉ trong 20 năm Hàn quốc đã trở thành 1 nước khoa học công nghệ rất phát triển, là đất nước tiến hành CNH, HĐH đất nước nhanh chóng, thành công nhất.
Video đang HOT
So dánh với Việt Nam, bà Nga thở dài cho rằng, không những không có chính sách cụ thể để trọng dụng mà còn có nhiều rào cản cản trở hoạt động của nhân tài. Nữ đại biểu chỉ nguyên
nhân, môi trường làm việc, các cơ chế khuyến khích… đều còn hạn chế khiến ta bị chảy máu chất xám các nhà khoa học sang khu vực tư nhân hoặc ra nước ngoài. Đại biểu kể, có 1 vị viện trưởng viện nghiên cứu của ngành nông nghiệp đã từng than muốn tuyển, giữ người làm ở Viện này thì chỉ có thể… tuyển tại chức.
Bà Nga thốt lên: “Thật trớ trêu khi một đất nước có 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ mà không tìm ra được những chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học nào đủ giỏi để trở thành các tổng công trình sư cho các đề tài lớn, có ý nghĩa quốc gia”.
Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TPHCM) cũng dẫn bài học của Canada đã vạch chiến lược đầu tư khoa học công nghệ tập trung vào khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho rằng đó là hướng gợi ý để đổi mới khoa học công nghệ ở Việt Nam.
Theo bà Trang, làm khoa học trong bối cảnh thực tế hiện nay cũng cần nghiêng về trọng cầu chứ không chỉ là trọng cung như trước nay, nghĩa là phải làm theo hướng đặt hàng của doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp với người làm khoa học công nghệ. Hợp tác công tư là nền tảng của việc phát triển khoa học và có như vậy cung – cầu khoa học công nghệ mới gặp nhau.
Bà Trang cũng đề xuất những cơ chế mới để các nhà khoa học tham gia phản biện chính sách phát triển đất nước. “Vì không có cơ chế nên hiện các dự án có cái mời cái không, nếu phản biện thuận lợi thì mời, nếu thấy khả năng sẽ gây khó khăn cho dự án thì thôi. Trong khi đó, các nhà khoa học lại thường giàu tự trọng, không ai chạy chọt để “xin” được phản biện dự án này, chương trình kia. Vậy nên mới có nhiều sai sót đáng tiếc, không huy động được nguồn lực các nhà khoa học” – đại biểu lập luận.
Để thực sự tạo điều kiện cho các nhà khoa học cống hiến, đại biểu Huỳnh Thành Đạt (TPHCM) còn kiến nghị luật hóa chức năng phản biện xã hội của các nhà khoa học, để tạo sự đồng thuận giữa nhà khoa học và nhà quản lý. Theo ông Đạt, cần giải phóng các nhà khoa học khỏi những vấn đề hành chính, thủ tục buồn chán, mất thời gian để họ tập trung nghiên cứu khoa học.
P.Thảo
Theo dân trí
Chấn chỉnh dạy thêm, học thêm: Khi "thuốc" đã "nhờn"!
Bộ GD-ĐT và các địa phương đã ban hành không ít các văn bản để kiểm soát tình trạng dạy thêm học thêm. Tuy nhiên, với "liều thuốc" đưa ra nhưng lại thiếu sự giám sát chặt chẽ của các nhà quản lý khiến cho hiện tượng này biến tướng dưới nhiều hình thức.
Trong thông tư 17 ban hành về quy định dạy thêm, học thêm (DTHT) của Bộ GD-ĐT đã nhấn mạnh rất rõ:Không dạy thêm đối với học sinh (HS) đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; Không dạy thêm đối với HS tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Tuy nhiên, kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa qua sau khi khảo sát một số trường tiểu học ở Hà Nội và TPHCM cho thấy còn nhiều giáo viên (GV) vẫn "phớt lờ" quy định trển để tổ chức DTHT tại nhà. Đối với Hà Nội, sự "nhờn thuốc" này được Ban hóa - Xã hội (HĐND thành phố) chỉ điểm trong thông báo kết quả tới UBND thành phố Hà Nội sau khi kiểm tra hàng loạt trường. Thông báo nhấn mạnh: "Ngoài chương trình chính khóa của Bộ GD-ĐT, tại các trường diễn ra phổ biến tình trạng học thêm, học nâng cao, học tự chọn, bồi dưỡng năng khiếu, học theo Đề án... với tỷ lệ HS đi học khá cao dẫn đến tình trạng loạn thu".
Để chấn chỉnh DTHT, trong hội nghị giao ban 5 thành phố lớn vào cuối năm 2011, lãnh đạo Bộ GD-ĐT từng nhấn mạnh: "Chúng ta biết căn bệnh của nó nên sẽ không khó để giải quyết. Vấn đề là ở chỗ có quyết tâm hay không". "Khẩu hiệu" nói ra thì dễ nhưng để thực hiện không phải đơn giản bởi với lực lượng mỏng nên việc giám sát chặt chẽ gần như vượt khỏi khả năng. Bên cạnh đó, những trường hợp vi phạm lại chưa nhận được hình thức xử lý luật thích đáng nên đã khó "đặc trị" lại càng "nhờn" hơn.
Kì I: Nhiều biến tướng trong dạy thêm, học thêm
Lãnh đạo nhiều trường tiểu học ở Hà Nội đều khẳng định, bước vào năm học mới các văn bản hướng dẫn về DTHT được phổ biến tới từng GV. Tuy nhiên, việc GV mở lớp "chui" tại nhà thì rất khó để kiểm tra, giám sát. Chỉ khi nhận được phản ánh từ cơ quan báo chí hoặc của phụ huynh lúc đó nhà trường mới "ngã ngửa".
Lách luật để dạy thêm
Nếu như trước kia GV không ngần ngại mở lớp dạy thêm ở ngoài ra trường thì sau khi có thông tư 17, hoạt động này được kín đáo hơn. Hiện tượng thuê địa điểm để mở lớp tương đối hạn chế mà phần lớn chuyển sang dạy tại nhà.
Tránh việc "bị soi" các lớp dạy thêm mở tại nhà, GV thường chia ca kíp và tách nhóm. Mục đích của việc làm này là nếu có bị kiểm tra thì sẽ chuyển sang hướng dạy kèm, phụ đạo một vài HS vào ngày cuối tuần. Anh T. có con đang học ở trường tiểu học C. (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Vào thứ 7 hàng tuần cô tổ chức dạy 2 ca. Mỗi ca kéo dài khoảng 2 tiếng. Ca thứ 3 kết thúc vào lúc khoảng 11h30".
Cùng chung cảnh ngộ, anh H. có con đang học ở trường tiểu học T.T chia sẻ thêm: "Tưởng đưa ra quy định sẽ chấn chỉnh được tình hình nhưng thực tế thì vẫn chẳng có sự thay đổi nào. Ngoài việc học ở trường, các con lại phải đến với lớp học thêm. May mắn thì cô mở lớp ban ngày còn không lại phải học ca tối".
Một lớp học thêm mở tại nhà giáo viên với kiểu ngồi học "độc nhất vô nhị". (Ảnh do phụ huynh cung cấp)
"Tôi chỉ mong sao mùa đông mưa, gió, rét năm nay con tôi và các cháu lớp khác không phải đi học thêm vào buổi tối" - anh H. buồn rầu nói.
Không chỉ GV mà ngay cả nhà trường cũng đang tận dụng những ngày nghỉ cuối tuần để tổ chức dạy thêm dưới vỏ bọc bồi dưỡng năng khiếu, kỹ năng sống... Chẳng hạn như trường tiểu học V.Đ ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) thì gần như 100% HS đến trường vào ngày thứ 7. Khi được hỏi, các em cho biết là đến để học hai môn Toán và Tiếng Việt. Chúng tôi đem thắc mắc này trao đổi trưởng phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì thì được giải thích đó là đề án bồi dưỡng năng khiếu và phát triển tài năng đã được UBND thông qua.
Mặc dù là ngày thứ 7 nhưng gần như 100% HS trường tiểu học V.Đ đều đến trường.
Tuy nhiên, khi trao đổi ngược lại với hiệu trưởng nhà trường thì chúng tôi lại nhận được câu trả lời: "Trường tổ chức học bù cho HS vì tuần trước các em được nghỉ do trường cho mượn cơ sở để họ tổ chức đại hội công đoàn" Qua đó mới thấy việc quy định được ban ra nhưng GV thì vẫn phớt lờ để vi phạm còn nhà trường thì lại cố tình tìm cách "lách luật" tổ chức DTHT.
Lợi dụng quy định để "biến tướng"
Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì đối tượng học thêm là HS có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình HS và HS học thêm.
Song với cụm từ "tự nguyện" nên một số bộ phận GV đã sáng tạo ra các cách thức "đặc biệt" để ép HS phải đến lớp. Chẳng hạn như theo quy định của Bộ GD-ĐT thìHS có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm nhưng viện lý do sợ mẫu đơn không thống nhất nên GV in sẵn và yêu cầu HS về xin ý kiến phụ huynh.
Cách thực hiện trực diện, công khai như vậy nên phụ huynh chỉ biết "ngậm ngùi" xác nhận là đồng ý cho con theo học bởi tâm lý nếu không chấp hành thế nào con cũng bị để ý, ảnh hướng đến việc học hành.
"HS đồng ý hay không đồng ý thì cũng phải nộp lại đơn. Với cách làm như vậy thì thử hỏi liệu chúng tôi có sự lựa chọn nào khác?! Quy định ban ra nhằm mục đích là chấn chỉnh nhưng cứ biến tướng thế này phụ huynh chúng tôi khổ sở lắm" - chị L. ở quận Đống Đa, Hà Nội bức xúc nói.
Giáo viên có nhiều "thủ thuật" để ép HS đến với lớp học thêm. Trong ảnh: HS đến học thêm tại nhà giáo viên vào ngày thứ 7.
Theo cô L.T.Y, hiệu trưởng một trường tiểu học ở Quận Ba Đinh thì việc quy định muốn học thêm phải viết đơn là chủ trương đúng. Tuy nhiên, với việc GV đứng ra đưa mẫu và đề nghị phụ huynh xác nhận thì quả là làm khó phụ huynh.Với tâm lý sợ ảnh hưởng đến việc học tập của con thì chắc hẳn rất ít người phản hồi lại là không đồng ý.
Bên cạnh đó, lợi dụng quy định của Bộ GD-ĐT về việc đối với GV đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường nên một số cá nhân đã tận dụng tối đa. Với việc xin phép nhà trường tham gia dạy ở các trung tâm hoặc các lớp bồi dưỡng do tổ chức khá mở ra (phần lớn là do những người quen biết, thậm chí là người thân mở ra..), các GV này thỏa sức DTHT.
Nếu đi tìm hiểu sâu thì không khó để phát hiện ra phần lớn các trung tâm này chỉ là vỏ bọc bề ngoài để tránh bị thanh tra, kiểm tra. Bản chất thực sự của các trung tâm này chỉ là nơi để một số GV thuê địa điểm tổ chức DTHT.
Theo đánh giá của lãnh đạo nhiều trường ở Hà Nội thì việc DTHT sẽ được chấn chỉnh dễ dàng hơn nếu có sự hợp tác từ phía các bậc phụ huynh. Việc mở lớp "chui" nếu không có thông tin từ người học thì cơ quan quản lý cũng "chịu". Rõ ràng xét một góc độ nào đó thì đây là sự hợp tác cần thiết. nhưng làm thế nào để xóa bỏ rào cản "sợ sệt" của phụ huynh thì không đơn giản. Chúng tôi sẽ tiếp tục bàn về vấn đề này trong bài kế tiếp.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám Thiếu một quy chế dân chủ, đó là lý do chúng ta thiếu sự sáng tạo trong khoa học. Chúng ta luôn nói khoa học công nghệ (KHCN) là quốc sách nhưng dường như không bao giờ quan tâm đến quốc sách! "Tình hình khoa học, giáo dục nước nhà rất cấp bách" "Tình hình khoa học, giáo dục nước nhà rất cấp...