Nước Pháp đối mặt với thế hệ bạo loạn mới
Tình trạng bất ổn tại Pháp hiện nay có lẽ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa mà nếu chỉ những cuộc trấn áp của cảnh sát và kiểm duyệt phương tiện truyền thông xã hội thì không thể giải quyết triệt để.
Cảnh sát Pháp tuần tra tại Paris ngày 1/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
“Banlieue”, một tên gọi dành các vùng ngoại ô của Pháp, thường xuyên rơi vào tình cảnh hỗn loạn và phóng hỏa trong các cuộc bạo loạn kể từ những năm 1970. Mọi thứ trở nên đặc biệt bạo lực trong thời kỳ bất ổn chống cảnh sát vào mùa thu năm 2005. Gần 20 năm sau, một kịch bản tương tự tái diễn.
Năm 2005, hai thanh niên gốc Arab bị điện giật khi cố trốn thoát sự truy bắt của cảnh sát Pháp. Gần 20 năm sau, hai cảnh sát nước này đã nổ súng bắn một thiếu niên gốc Algeria khi cậu ta tìm cách trốn thoát trên một chiếc ô tô bị đánh cắp. Sự kiện này đã được quay video lại và lan truyền hình ảnh trên mạng xã hội, tương tự như trường hợp của George Floyd ở Mỹ 3 năm trước, dẫn đến các cuộc nổi dậy Black Lives Matter (“Mạng sống của người da màu cũng quan trọng”) nổ ra trên khắp thế giới.
Chỉ vài giờ sau khi hình ảnh được đăng tải, hàng chục nghìn thanh niên chủ yếu là nam giới, nhiều người trong số họ là trẻ vị thành niên, đã tham gia các cuộc bạo loạn dữ dội ở các vùng ngoại ô nước Pháp, từ Nantes ở phía Bắc đến Marseille ở phía Nam. Nhiều ô tô bị đốt cháy, các tòa nhà công cộng bao gồm cả trường học bị tấn công, các cửa hàng bị đột nhập và hàng trăm người bị bắt giữ. Ở một số nơi, thủ phạm, hầu hết là con cháu thế hệ thứ ba và thứ tư của người di cư, thậm chí còn được cho là đã sử dụng súng để quấy rối người dân địa phương sống chủ yếu trong nhà ở xã hội.
Chính phủ đã phản ứng bằng cách triển khai xe bọc thép, trong khi các sự kiện công cộng lớn như các buổi trình diễn ca nhạc đã bị hủy bỏ. Tổng thống Emmanuel Macron đã phải cắt ngắn lịch trình tại hội nghị thượng đỉnh EU, tuyên bố rằng các mạng xã hội, đặc biệt là nền tảng TikTok, là nguyên nhân sâu xa khiến bạo lực leo thang. Trực tiếp xử lý các nền tảng, Tổng thống Macron yêu cầu xóa “nội dung nhạy cảm” và kiểm tra gắt gao hơn nội dung được xuất bản.
Video đang HOT
Nhưng liệu các cuộc bạo loạn trên đường phố có thể được kiểm soát ngay lập tức và vĩnh viễn bằng cách triển khai xe bọc thép, kiểm duyệt mạng xã hội hoặc bằng cách gây áp lực lên cha mẹ của trẻ vị thành niên? Theo Tiến sĩ Karin Kneissl, người đứng đầu tổ chức tư vấn GORKI (Đài quan sát địa chính trị về các vấn đề chính của Nga) kiêm cựu bộ trưởng ngoại giao của Áo, điều này vẫn còn là những câu hỏi bỏ ngỏ. Ngay cả khi Pháp thường xuyên trở thành tâm điểm quốc tế với những cuộc nổi dậy và bạo loạn như vậy, thì lỗi không chỉ thuộc về chính quyền. Đó là một tình thế tiến thoái lưỡng nan có nguồn gốc sâu xa đang làm lung lay xã hội Pháp, mặc dù vấn đề di cư và hội nhập ở Pháp đang được quản lý tốt hơn nhiều so với ở Đức hoặc Áo.
Trở thành công dân Pháp tương đối dễ dàng. Bạn chỉ cần thông thạo tiếng Pháp và cam kết thực hiện đầy đủ lý tưởng của nền cộng hòa, chẳng hạn như tách biệt chính trị và tôn giáo. Bạn sẽ không bao giờ gặp các thông báo hoặc thông báo bằng bất kỳ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Pháp trong văn phòng, tòa nhà hành chính hoặc bệnh viện.
Tuy nhiên, vấn đề ngôn ngữ gây khó khăn cho việc hội nhập ở Đức và Áo không tồn tại ở Pháp. Các văn phòng nhập cư đều có các phiên dịch viên, tất cả các thông tin cần thiết cũng được đăng bằng tiếng Arab, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và các ngôn ngữ khác tại các bệnh viện ở Vienna.
Đa số người nhập cư ở Pháp có nguồn gốc từ các thuộc địa cũ trên lục địa châu Phi và người dân ở đó nói tiếng Pháp. Algeria là một phần của Pháp cho đến năm 1962. Việc di cư sang Pháp diễn ra thành từng đợt. Khi chiến tranh Algeria kết thúc, hàng trăm nghìn người Arabia đã phải tháo chạy khỏi đất nước.
Với việc thông qua Quy trình Barcelona vào năm 1995, Pháp đặc biệt muốn chấm dứt tình trạng nhập cư không kiểm soát. Cùng với Italy và Tây Ban Nha, Pháp đã khởi xướng một loạt thỏa thuận liên kết với các quốc gia ở khu vực phía Nam và phía Đông Địa Trung Hải để tiếp nhận công dân nhập cư thông qua đầu tư vào nền kinh tế địa phương.
Tuy nhiên, các chương trình này đã thất bại. Trong một số trường hợp, cách thức này thậm chí còn dẫn đến tình trạng bất bình đẳng xã hội hơn nữa.
Chính phủ Pháp hiện dự tính áp đặt tình trạng khẩn cấp. Với lệnh giới nghiêm sau nhiều năm bị phong tỏa cùng hàng loạt vụ bắt giữ trong bạo loạn dẫn đến các nhà tù quá tải, Pháp đang trên bờ vực suy yếu tinh thần về nhiều mặt. Tuy nhiên, sự gắn kết xã hội tại quốc gia này vẫn tương đối vững chắc. Câu trả lời ở đây là chính phủ Pháp phải nắm rõ được những ưu tiên nằm ở đâu trong tương lai gần. Các câu hỏi về các vấn đề xã hội thường gây ra những bước ngoặt chính trị – đặc biệt là ở Pháp.
Pháp áp dụng mọi phương kế nhằm dẹp loạn, khôi phục an ninh
Chính phủ Pháp ngày 30/6 tuyên bố sẽ xem xét "tất cả các biện pháp" để khôi phục trật tự trong bối cảnh những kẻ bạo loạn đốt phá các tòa nhà, xe hơi và cướp phá các cửa hàng trên khắp đất nước trong đêm thứ 3 bất ổn sau vụ việc một thanh niên gốc Phi bị bắn chết.
Một khu vực tại Paris bị đốt phá. Ảnh Reuters.
Cái chết của thanh niên 17 tuổi có liên quan đến hành động của cảnh sát cách đây ít ngày đã gây ra làn sóng phẫn nộ, vốn âm ỉ từ lâu trong các cộng đồng thành thị nghèo, đa chủng tộc tại Pháp.
Các nhà chức trách cho biết hơn 200 cảnh sát đã bị thương và 875 người bị bắt trong đêm 29/6, khi những kẻ bạo loạn đụng độ với các sĩ quan ở nhiều thị trấn và thành phố trên khắp nước Pháp, nhiều tòa nhà cũng như xe buýt và các phương tiện khác bị đốt cháy, các cửa hàng bị cướp phá.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người cho đến nay vẫn bác bỏ khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đã đến Paris sau khi kết thúc sớm chuyến thăm đến Brussels (Bỉ) tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu.
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cho biết, chính phủ sẽ xem xét "tất cả các biện pháp" để khôi phục trật tự, đồng thời nhấn mạnh bạo lực là "không thể dung thứ". "Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo sự thống nhất quốc gia và cách để làm điều đó là lập lại trật tự", Thủ tướng Pháp cho biết.
Tại Marseille, thành phố lớn thứ hai của Pháp, chính quyền đã cấm các cuộc biểu tình công khai vào ngày 30/6 và cho biết tất cả các phương tiện giao thông công cộng sẽ ngừng hoạt động sau 7 giờ tối.
Tình trạng bất ổn kéo dài sang ngày thứ ba. Ảnh Reuters.
Trong một nỗ lực nhằm dập tắt bạo lực, Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin vào tối 29/6 đã tăng cường triển khai cảnh sát quốc gia gấp 4 lần lên thành 40.000 sĩ quan, 249 người trong số họ bị thương khi làm nhiệm vụ.
Bộ trưởng Năng lượng Agnes Pannier-Runacher cho biết, một số nhân viên của công ty phân phối điện Enedis cũng bị thương do ném đá trong các cuộc đụng độ.
Bộ Nội vụ cho biết 79 đồn cảnh sát đã bị tấn công trong đêm, cũng như 119 tòa nhà công cộng bao gồm 34 tòa thị chính và 28 trường học trên khắp nước Pháp.
Bạo lực bùng phát ở Marseille, Lyon, Pau, Toulouse và Lille cũng như các khu vực của Paris, bao gồm cả khu ngoại ô Nanterre, nơi thanh niên 17 tuổi gốc Phi bị bắn chết cách đây ít ngày
Bạo loạn kéo dài, Pháp cân nhắc việc ban bố tình trạng khẩn cấp Thủ tướng Pháp không khẳng định cụ thể về việc ban bố tình trạng khẩn cấp song nhấn mạnh chính phủ đang xem xét tất cả các đường hướng với ưu tiên lập lại trật tự khi bạo loạn kéo dài sang đêm thứ 3. Lính cứu hỏa Pháp dập lửa do người biểu tình bạo loạn phóng hỏa tại văn phòng ngân...