Nước Mỹ bắt đầu cuộc bầu cử quyết định tương lai của Tổng thống Trump
Sau một chiến dịch được đánh dấu với nhiều tranh cãi, người Mỹ ngày 6/11 sẽ bỏ phiếu quyết định “cán cân quyền lực” trong Quốc hội – điều có thể ảnh hưởng đến tương lai nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump.
Bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 6/11 – cuộc bầu cử toàn quốc lần đầu tiên kể từ khi ông Trump nhậm chức năm 2016 được coi là cuộc trưng cầu dân ý về vị tổng thống đảng Cộng hòa và các chính sách cứng rắn của ông trong hai năm đầu nhiệm kỳ.
Ngoài ra, đây cũng là một bài kiểm tra đối với các thành viên đảng Dân chủ về khả năng biến những phản đối dành cho ông Trump thành chiến thắng tại hòm phiếu.
Dân Mỹ bắt đầu cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầu tiên từ khi Tổng thống Trump nhậm chức. (Ảnh: Reuters)
“Tất cả những gì chúng ta đã đạt được sẽ được quyết định vào ngày mai” – ông Trump nói với những người ủng hộ ngày 5/11 tại Fort Wayne, Indiana, một ngày trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra.
Trong cuộc bỏ phiếu này, tất cả 435 ghế trong Hạ viện Mỹ, 35 ghế Thượng viện và 36 ghế thống đốc sẽ được bầu.
Các thành viên Dân chủ đang được những người dự đoán bầu cử ủng hộ hơn. Nếu giành được đa số trong Hạ viện, họ có thể can thiệp vào chương trình lập pháp của Tổng thống Trump, cũng như điều tra bộ máy đang làm việc cho ông.
Ông Donald Trump trên sân khấu tại một buổi vận động trước bầu cử giữa nhiệm kỳ. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Trong khi đó, đảng Cộng hòa được dự đoán duy trì đa số trong Thượng viện, cho phép họ duy trì quyền lực phê duyệt đề cử bổ nhiệm nhân sự của Tòa án Tối cao và những đề cử vị trí tư pháp khác bằng các cuộc bỏ phiếu trực tiếp.
Nhưng ít nhất 64 ghế Hạ viện vẫn đang ở vị trí cạnh tranh, theo nhà phân tích Reuters, và cuộc đua kiểm soát Thượng viện được dự đoán sẽ rất sít sao ở các bang Arizona, Nevada, Missouri, North Dakota, Indiana và Florida.
Bên cạnh đó, các ứng viên đảng Dân chủ cũng có khả năng giành lại văn phòng thống đốc ở một số “mặt trận” như Michigan, Wisconsin, Ohio, Pennsylvania, trở thành sự trợ giúp tiềm năng cho đảng này trong cuộc chạy đua bầu cử tổng thống năm 2020.
Vào những phút cuối cùng trước cuộc bầu cử, NBC, Fox News và Facebook ngày 5/11 đã gỡ bỏ một quảng cáo của ban chiến dịch Trump bị các nhà phê bình đánh giá là phân biệt chủng tộc.
Theo Reuters, số phiếu thu về trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ năm 2018 có thể đạt mức cao nhất đối với một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ trong 50 năm. Khoảng 40 triệu người được dự đoán bỏ phiếu sớm, trong khi đó cuộc bầu cử quốc hội Mỹ năm 2014 chỉ có 27,5 triệu phiếu bỏ sớm.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ US Capitol. (Ảnh: Reuters)
Biển hướng dẫn đến nơi bầu cử tại Florida. (Ảnh: Reuters)
Người dân xếp hàng chờ bầu cử tại Connecticut. (Ảnh: Reuters)
Một điểm bỏ phiếu tại New York. (Ảnh: Reuters)
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Dân Mỹ căng thẳng như đánh trận khi đi bầu cử
Sau thất bại thê thảm của đảng Dân Chủ trước đảng Cộng Hòa và ông Donald Trump, các công tác kêu gọi người dân đi bỏ phiếu giữa kỳ tại Mỹ trở nên dồn dập, căng thẳng như đi đánh trận hơn hồi bầu cử giữa kỳ năm 2014.
Một ảnh chế trên Twitter sử dụng hình ảnh của diễn viên Mỹ Bruce Willis với nội dung: "Tôi khi đi bầu cử [Tổng thống] hồi năm 2016 (bên trái) và tôi khi đi bầu cử [giữa nhiệm kỳ] năm 2018". Ảnh: Twitter/kristapley.
Theo RT, không chỉ có các bức hình ảnh chế, tranh biếm họa trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook, các công tác vận động bầu cử còn được triển khai một cách chủ động hơn thông qua các ứng dụng điện thoại nhằm lôi kéo nhiều cử tri tham gia bỏ phiếu nhất có thể.
Cụ thể, đã có 2 ứng dụng được tung ra là VoteWithMe và OutVote nhằm thu thập tin về cử tri cho chính phủ lập số liệu công khai. Sau khi tải về, người dùng chỉ cần đồng bộ hóa điện thoại với ứng dụng là sẽ biết được bản thân đã đi bỏ phiếu hay chưa và nếu có thì đã bỏ phiếu lúc nào.
Ứng dụng điện thoại VoteWithMe. Ảnh: votewithme.us.
Nếu bỏ lỡ việc đi bầu của năm nào, ứng dụng sẽ tự động đánh dấu gạch bỏ năm đó cho người dùng. Cả VoteWithMe và OutVote đều tặng các bộ biểu tượng mặt cười (emoji) cho những người dùng thường xuyên đi bầu, đồng thời cho lựa chọn "thúc giục" bạn bè trong danh bạ với những thông điệp như "Bạn sẽ đi bầu chứ?" (You gonna vote?)
Theo Sputnik, các nhà phát triển ứng dụng hi vọng rằng công cụ do mình tạo ra sẽ giúp gia tăng "áp lực xã hội" với những người không đi bầu cử - lực lượng từng rất đông đảo, chiếm số đông so với những người Mỹ bầu cho ứng viên Cộng Hòa Donald Trump hay ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Tấm treo cửa có nội dung: "Hãy nhớ lấy, bạn bầu cho ai là việc riêng còn bạn đi bầu hay không là việc chung" do đội tranh cử của ứng viên Scott Wallace treo cửa từng nhà trong khu vực. Ảnh: Twitter.
Được biết, trong khi các tập đoàn, công ty công nghệ "chạy hết lực" để kêu gọi người dân đi bầu cử, nhiều ứng viên nghị sĩ cũng ra đường nhằm thúc giục cử tri thực hiện nghĩa vụ của mình. Ví dụ như nhóm vận động tranh cử của ông Scott Wallace - ứng viên đảng Dân Chủ cho ghế Hạ Nghị sĩ bang Pennsylvania - đã "gõ cửa" mọi ngôi nhà trong khu vực của mình với hi vọng cử tri sẽ đi bỏ phiếu, giúp ông đánh bại đối thủ là Brian Fitzpatrick đến từ đảng Cộng Hòa.
Theo Danviet
Đảng Dân chủ giữ lợi thế "mong manh" trước thềm bầu cử giữa kỳ Mỹ Các cuộc thăm dò cho thấy cuộc chạy đua giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa khá sát nút, trong khi đa số cử tri cam kết bỏ phiếu. Người dân tới một điểm bỏ phiếu sớm tại bang Maryland, Mỹ hôm 25.10. Bất chấp việc đảng Cộng hòa giúp nền kinh tế vững mạnh khi kiểm soát quốc hội và Nhà...