Nước Mỹ 2014: Quyết đấu và chia rẽ
Dù đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã tạm hưu chiến, bắt tay nhau để đạt được thỏa thuận nới mức trần nợ công nhằm tránh cho nước Mỹ không lâm vào phá sản trong năm 2013 song cuộc chiến giữa hai “kỳ phùng địch thủ” này không vì thế mà dịu đi trong năm 2014 sắp tới.
Cuộc đấu quyền lực giữa 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ hứa hẹn sẽ căng thẳng trong năm 2014
Nước Mỹ sắp khép lại năm 2013 với những gam màu sáng tối đan xen. Sáng là cường quốc kinh tế số một thế giới này đã tăng tốc trở lại sau thời gian dài trì trệ từ khủng hoảng năm 2008, cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp đang giảm dần từ mức cao kỷ lục. Bên cạnh đó, mảng tối là cuộc đấu đá quyền lực giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa chi phối chính trường Mỹ lên tới mức cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ John McCain phải thốt lên rằng trong 30 năm tại Quốc hội Mỹ chưa bao giờ thấy bầu không khí trong Quốc hội lại “độc hại như hiện nay”.
Cuộc đấu đá quyền lực này đã khiến người dân Mỹ càng nhận thấy rõ hơn Dân chủ hay Cộng hòa đều vì quyền lực và lợi ích của đảng mình là chính chứ không phải lợi ích chung của người dân hay nước Mỹ. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Barack Obama (trừ Tổng thống Richard Nixon do dính vào vụ tai tiếng Watergate) cũng như hai đảng Dân chủ và Cộng hòa xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử, theo cuộc thăm dò dư luận trước kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới.
Video đang HOT
Trong khi đó năm 2014 là năm có cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ quan trọng, quyết định chính đảng nào sẽ kiểm soát quyền lực trên đồi Capitol. Hiện đảng Dân chủ của Tổng thống Obama đang chiếm đa số tại Thượng viện muốn thông qua cuộc bầu cử giành nốt quyền kiểm soát Hạ viện hiện đang nằm trong tay đảng Cộng hòa, song phía Cộng hòa cũng đang nuôi hy vọng vừa giữ vững Hạ viện 435 ghế, vừa đưa Thượng viện vào tầm kiểm soát của mình trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11-2014.
Bởi thế, cuộc chiến giành quyền lực trên đồi Capitol hứa hẹn sẽ diễn ra quyết liệt ngay sau kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới 2014 giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Cuộc quyết đấu này được cho là tập trung vào các chương trình nghị sự lớn chi phối mối quan tâm của người dân Mỹ trong năm tới như việc triển khai luật chăm sóc khỏe (còn gọi là đạo luật ObamaCare), cải tổ đạo luật nhập cư, dự luật nông trại, dự luật phúc lợi thất nghiệp… và cùng với đó là tranh cãi xung quanh giới hạn quyền lực của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) sau vụ điệp viên Edward Snowden.
Tổng thống Obama của đảng Dân chủ đã “đặt cược” vào dự luật ObamaCare dẫn tới cuộc “quyết chiến” với đảng Cộng hòa khiến Chính phủ Mỹ phải đóng cửa 16 ngày và nước Mỹ suýt rơi vào cảnh vỡ nợ nên việc đạo luật này được thông qua đã được xem là thắng lợi của cá nhân Tổng thống Obama cũng như đảng Dân chủ nói chung. Dù thua hiệp đầu song đảng Cộng hòa vẫn đủ sức gây khó dễ và thậm chí là “thiệt hại nặng” cho Tổng thống Obama và phe Dân chủ nếu những người trẻ tuổi không mặn mà với ObamaCare khi đạo luật này đi vào cuộc sống trong năm tới.
Kết cục của các cuộc chiến quyền lực trong năm 2014 không chỉ quyết định liệu Tổng thống Obama có cơ hội để thực thi nghị trình của ông trong hai năm cuối nhiệm kỳ Tổng thống hay không mà còn ảnh hưởng tới lợi thế của ứng cử viên tiềm năng cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa khi khởi động cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sẽ khởi động ngay từ cuối năm 2014. Trong khi đó, theo giới quan sát, cuộc đấu càng quyết liệt thì chính trường và nước Mỹ sẽ lại càng chia rẽ sâu sắc.
Theo ANTD
Ngân hàng Thế giới hoãn cho Uganda vay 90 triệu USD vì luật chống đồng tính
Ngân hàng Thế giới (WB) đã trì hoãn việc cho Uganda vay 90 triệu USD do đạo luật chống đồng tính nghiêm khắc của Uganda bị cộng đồng thế giới chỉ trích.
Tống thống Uganda Yoweri Museveni - Ảnh: Reuters
WB cho biết họ đã trì hoãn việc giao khoản tiền cho vay 90 triệu USD vốn rót vào dự án tăng cường sức khỏe cộng đồng Uganda vì muốn đảm bảo dự án này không bị ảnh hưởng bởi đạo luật chống đồng tính, theo AFP.
Tổng thống Uganda Yoweri Museveni ngày 24.2 đã ký thông qua một đạo luật chống đồng tính gây tranh cãi, theo đó những người đồng tính sẽ bị phạt tù chung thân, mặc cho đạo luật này bị thế giới lên án.
Đạo luật này cấm xúc tiến đồng tính luyến ái, yêu cầu người dân phải lên án, tố giác những người đồng tính và người nào quan hệ tình dục đồng tính sẽ bị phạt tù chung thân.
Nhiều quốc gia viện trợ cho Uganda như Đan Mạch và Na Uy cho biết họ sẽ không viện trợ cho chính phủ Uganda mà chuyển tiền trực tiếp các tổ chức cứu trợ, nhằm phản đối đạo luật chống đồng tính của Uganda.
Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho biết đạo luật chống đồng tính này sẽ làm giảm thu hút đầu tư từ những công ty đa quốc gia vào Uganda.
Các tổ chức nhân quyền và bảo vệ quyền người đồng tính cùng cộng đồng thế giới và cả Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng kêu gọi Uganda xem xét lại đạo luật này.
Theo TNO
Nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đánh nhau sứt đầu mẻ trán Các nghị sĩ xông vào nhau quyết ăn thua đủ bằng nắm đấm sau khi tranh cãi về một đạo luật, khiến một nghị sĩ vỡ mũi và phải nhập viện. Ngày 15/2, một cuộc ẩu đả dữ dội đã diễn ra bên trong nghị trường Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ khi các nghị sĩ tham dự phiên họp thâu đêm nhằm thông...