Nước mắt trẻ mồ côi tại TP.HCM
Đại dịch Covid-19 cướp đi người thân yêu của hơn 1.500 trẻ em ở TP.HCM khiến các em bỗng chốc thành mồ côi, mất mát này là quá sức chịu đựng với các em.
Em Lê Hoàng Minh (10 tuổi, Q.Bình Thạnh) nước mắt giàn giụa khi nhắc đến kỷ niệm với ba
Hơn 1 tháng sau khi mất cha mẹ vì dịch Covid-19, chị em Trần Khoa Đăng Trường (10 tuổi) và Trần Thị Ngọc Tuyền (18 tuổi, P.An Lạc A, Q.Bình Tân, TP.HCM) ở trong căn nhà đóng cửa im lìm. Hai chị em quanh quẩn trên chiếc giường gỗ ngổn ngang mền gối, sách vở, mì gói. Suốt ngày, Trường ôm khư khư chiếc ba lô đựng hồ sơ bệnh án của mẹ, tối đến lại ôm chiếc áo khoác được cha mẹ mua cho. Tro cốt của ba đã được gửi vào chùa, mỗi khi nhìn sang bàn thờ mẹ có hũ cốt và hộp sữa tươi khui sẵn, em lại nức nở.
Ba của hai em phát hiện dương tính Covid-19 trước, điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Ngày 30.7, ba mẹ con được chuyển đi Hóc Môn để điều trị. Nằm cùng phòng cách ly, bệnh tình mẹ trở nặng rồi mất. Đau đớn hơn, một ngày sau, ba của hai em cũng không thể vượt qua. Cậu bé 10 tuổi đứng ở hành lang khóc gọi mẹ mấy ngày liền, khiến ai nấy đều đau lòng.
Báo Thanh Niên kêu gọi bảo trợ trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19
Chị em Trường là một trong số hơn 1.500 trẻ em mồ côi cha mẹ vì đại dịch Covid-19 ở TP.HCM; có em mất cha, em mất mẹ, có em mất cả cha mẹ, ông bà. Với các em, mỗi sáng ngủ dậy, nhìn bên cạnh mình không còn những người thân yêu nữa là sự tổn thương không gì bù đắp được.
Cha ra đi đột ngột, em Nguyễn Thị Mai Khanh (14 tuổi, ngụ H.Bình Chánh) lại mất mẹ và ông bà ngoại vì Covid-19. Khanh thường bật khóc mỗi khi gặp cha mẹ trong những giấc mơ
Chị em Đăng Trường trên chiếc giường ngổn ngang mền gối, sách vở, mì gói, lo lắng không biết ngày mai ra sao
Bốn chị em Phạm Yến Nhi (22 tuổi) mất cả cha lẫn mẹ chỉ trong 10 ngày. Yến Nhi bây giờ vừa làm chị hai, vừa thay cha mẹ chăm lo cho các em 10, 11 và 16 tuổi
Chưa kịp nghe lời dặn dò của cha mẹ trước lúc ra đi, tương lai phía trước nhọc nhằn, những đứa trẻ mồ côi phải lau nước mắt rồi tự đứng lên sau những đau thương nghiệt ngã của đại dịch Covid-19.
Người từ vùng dịch cố tình khai gian dối khi đến khám ở Bệnh viện Ung Bướu
Từng điều trị tại Bệnh viện K, khi thấy khi cơ sở này bị phong tỏa, bệnh nhân di chuyển vào TPHCM thăm khám nhưng khai báo gian dối, che giấu lịch sử tiếp xúc của mình.
Sáng 13/5, Sở Y tế TPHCM thông tin nhanh về một trường hợp bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện K, tự ý chuyển vào Bệnh viện Ung bướu TPHCM để tiếp tục chữa bệnh. Bệnh nhân này không trung thực trong khai báo y tế dẫn tới nguy cơ xâm nhập, lây lan Covid-19.
Bệnh Viện Ung Bướu, nơi bệnh nhân đến khám và cố tình khai gian về lịch sử từng điều trị tại Bệnh viện K, Hà Nội.
Theo đó, 7 giờ 30 ngày 12/5, tại Bệnh viện Ung Bướu tiếp nhận bệnh nhân V.P.C (SN 1958) đi cùng gia đình đến cơ sở 1 ở 47 Nguyễn Huy Lượng, phường 14, quận Bình Thạnh đăng ký khám bệnh. Khi khai báo y tế, người bệnh và gia đình cung cấp thông tin cư ngụ tại Dĩ An, Bình Dương.
Các thông tin khai báo đều không có triệu chứng nên được hướng dẫn khám bệnh tại khoa Khám bệnh theo quy trình của bệnh viện.
8 giờ cùng ngày, người bệnh được mời vào buồng khám. Tại đây, bác sĩ đã khai thác kỹ thông tin của người bệnh, nhất là vùng dịch tễ và phát hiện người bệnh không phải ở Dĩ An, Bình Dương như thông tin khai báo y tế.
Trên thực tế, người bệnh đang cư ngụ tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đây là trường hợp được khám và điều trị tại Bệnh viện K (Hà Nội) với chẩn đoán theo dõi ung thư vòm hầu ngày 24/4.
Để chủ động phát hiện, ngăn chặn nguy cơ dịch xuất hiện trong bệnh viện, ngành y tế thành phố đã chỉ đạo các bệnh viện hỏa tốc lấy mẫu toàn bộ nhân viên y tế và người bệnh điều trị nội trú.
Ngay lập tức, người bệnh cùng vợ và con được đưa vào khu cách ly của bệnh viện tại tầng 1, khu E, để lấy mẫu thực hiện xét nghiệm Covid-19 và điều trị ung thư. Kết quả xét nghiệm lần thứ nhất ghi nhận người bệnh và thân nhân âm tính với SARS-CoV-2.
Từ trường hợp trên, Sở Y tế nhận định, trong giai đoạn hiện nay, một số bệnh viện đầu ngành tại Hà Nội bị phong tỏa do dịch Covid-19 lây lan trong bệnh viện, có khả năng một số người bệnh cùng gia đình sẽ tự di chuyển vào các bệnh viện chuyên khoa của TPHCM để được điều trị tiếp.
Sở Y tế khuyến cáo các bệnh viện, việc khai thác kỹ thông tin người bệnh, nhất là yếu tố dịch tễ khi tiếp nhận để khám và điều trị rất quan trọng để kịp thời cách ly, xét nghiệm tầm soát Covid-19.
Ngành y tế kêu gọi người bệnh và thân nhân khai báo y tế trung thực để hạn chế thấp nhất lây lan dịch bệnh trong các bệnh viện.
Đêm 12/5, TPHCM khẩn cấp xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân Trước tình trạng dịch Covid-19 tấn công nhiều bệnh viện, để chủ động phát hiện ngăn chặn nguy cơ, tối 12/5, Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên và bệnh nhân nội trú. Theo đó, Sở Y tế TPHCM đề nghị các bệnh viện triển khai lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên...