Nước mắt thủ khoa
Là đảng viên, thủ khoa trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng trở về tỉnh Nghệ An theo chính sách thu hút nhân tài, thế nhưng 3 năm qua, cử nhân Phạm Thị Hoài Trang gõ cửa khắp nơi vẫn không được bố trí công việc.
Kể về những ngày tháng đi xin việc vất vả của mình, chị Trang ứa nước mắt: “Tôi không ngờ mình thuộc diện thu hút nhân tài của tỉnh nhưng khi muốn về quê làm việc lại gặp những khó khăn, tủi nhục như vậy”.
Chuyển lòng vòng
Ra trường với tấm bằng loại giỏi (điểm tốt nghiệp 8,43), thủ khoa trường H Kinh tế à Nẵng – chuyên ngành kinh tế phát triển, Phạm Thị Hoài Trang (SN 1987, ngụ xã Nghĩa Liên, huyện Nghĩa àn, tỉnh Nghệ An) hăm hở về quê xin việc.
Chị Trang cho biết: Là đảng viên, tốt nghiệp thủ khoa nên nghĩ mình đủ tiêu chuẩn để được các cơ quan tại Nghệ An nhận vào làm việc theo diện thu hút nhân tài của tỉnh. Chị đã từ chối những lời mời làm việc ở một số đơn vị tại Hà Nội, à Nẵng. Tháng 4/2010, sau khi tìm hiểu, chị Trang biết Sở Kế hoạch – ầu tư (KH-T) có thông báo tuyển dụng một chỉ tiêu chuyên ngành kinh tế phát triển nên chị nộp hồ sơ cho Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An. Cơ quan này giới thiệu chị Trang sang Sở KH-T tỉnh.
Tháng 5/2010, chị Trang lên Sở KH-T để xin việc thì được trả lời là chỉ tiêu thông báo trên là của… năm 2009, năm 2010 không có chỉ tiêu. ầu năm 2011, chị tiếp tục lên hỏi về trường hợp của mình thì được lãnh đạo Sở KH-T cho biết chỉ tiêu tuyển dụng ngành kinh tế phát triển có nhưng chỉ nhận hồ sơ của trường H Kinh tế Quốc dân và H Ngoại thương. Năm 2013, chị được thông báo Sở KH-T có chỉ tiêu tuyển dụng ngành kinh tế phát triển; tuy nhiên, để được vào làm việc thì phải qua thi tuyển.
Quá chán nản với việc xin vào làm việc ở Sở KH-T Nghệ An, tháng 6/2013, chị Trang nộp hồ sơ xin việc tại BHXH Việt Nam Chi nhánh Nghệ An. Tuy chị đủ điều kiện để được nhận vào làm việc theo tiêu chuẩn của cơ quan này nhưng đến nay, chị vẫn chưa nhận được thông báo tiếp nhận. Dù có nhiều nơi đồng ý nhận chị vào làm việc lâu dài nhưng chị Trang cho biết: “Sở trường của tôi là chuyên ngành kinh tế nên muốn dùng những kiến thức đã học được phục vụ chính quê hương mình. Thế nhưng, cách xử sự của những cơ quan ở địa phương làm tôi nản lòng”.
Bất công trong xét tuyển
Video đang HOT
Trong hơn 3 năm xin việc tại tỉnh Nghệ An theo diện thu hút nhân tài, chị Trang đã phải gõ cửa khắp nơi để tìm việc. Tuy nhiên, đi tới đâu chị cũng nhận được sự thờ ơ của những người có trách nhiệm. “ến Sở Nội vụ hỏi thì họ chỉ sang Sở KH-T, sang Sở KH-T họ lại bảo quay về Sở Nội vụ… Ba năm qua, tôi không nhớ nổi mình đi lại giữa 2 cơ quan này bao nhiêu lần, nghĩ mà tủi và nhục”, chị Trang bức xúc.
Chị Trang kể về những tháng ngày vất vả xin việc theo chính sách “thu hút nhân tài” của tỉnh Nghệ An.
Ông Nguyễn Trọng Hùng, Trưởng Phòng Cán bộ công chức Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, cho biết trường hợp của chị Trang đủ tiêu chuẩn để nhận vào làm việc theo diện thu hút nhân tài của tỉnh. Tuy nhiên, vì lý do gì mà chị chưa được nhận vào làm việc thì ông Hùng không giải thích nổi. Ông Hùng thừa nhận: “Quy trình xét tuyển hiện tại có nhiều bất cập, gây bất công, ức chế cho những người có năng lực thực sự muốn quay về phục vụ quê hương”.
Trường hợp bị hắt hủi nơi chính quê hương mình như chị Trang không phải là cá biệt. Năm 2009, chị Phan Thị Cảnh (ngụ xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu) tốt nghiệp loại giỏi ngành quản trị kinh doanh trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Nghe tin tỉnh Nghệ An có chính sách thu hút nhân tài, chị Cảnh trở về quê nộp hồ sơ và được Sở Nội vụ giới thiệu sang Sở KH-T nhận việc. Thế nhưng, chị cũng bị 2 cơ quan này “đá qua, đá lại” nhiều tháng trời. Chán nản, chị ra Hà Nội làm việc theo lời mời của một tổng công ty lớn.
Kêu cứu đến chủ tịch tỉnh
Chị Trang cho biết quá bức xúc với cách làm việc của Sở KH-T và Sở Nội vụ, chị đã viết thư gửi trực tiếp cho ông Hồ ức Phớc, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An (nay là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An). Ông Phớc đã mời chị lên gặp và tìm hiểu nguyện vọng. Sau đó, UBND tỉnh Nghệ An có công văn yêu cầu các ngành chức năng liên quan xem xét nguyện vọng được làm việc ở Nghệ An của chị Trang. Thế nhưng, mọi việc vẫn như cũ, chẳng có cơ quan nào liên lạc với chị về việc tuyển dụng.
Theo Nguoilaodong
Hôn nhân đồng giới Sợ nên cấm
Khái niệm đồng giới không còn xa lạ hiện nay, các nghiên cứu khoa học, các thí nghiệm, thống kê đã đưa ra những khẳng định đồng giới là hiện tượng tự nhiên.
Đồng giới là một hiện tượng tự nhiên, không còn là bệnh hoạn, lệch lạc đạo đức như thời gian trước đây. (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, khi mà việc kết hôn của một nam, một nữ là một câu chuyện không xa lạ thì hôn nhân đồng giới tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện nay vẫn là một vấn đề bị dè chừng; các dự thảo về vấn đề này chỉ mới dừng lại ở kiến nghị là đăng ký sống chung. Lý do được đưa ra: là trái truyền thống, phá vỡ tính ổn định của xã hội; không thực hiện được chức năng của gia đình.....
Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association - APA) không đưa ra lý giải khoa học cho hiện tượng đồng tính mà chỉ nêu các dẫn chứng, nghiên cứu để đưa đến kết luận có tính chất hiển nhiên về sự tồn tại của khuynh hướng tình dục đó, nhằm loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi các bệnh về rối loạn tâm thần và hướng dẫn xã hội giúp đỡ những người đồng tính luyến ái hoà nhập cộng đồng để có cách nhìn cảm thông hơn với những người này. Tiếp đó, ngày 17/5/1990 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xoá bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các bệnh tâm thần - đây là dấu mốc quan trọng góp phần hạn chế những quan niệm sai lầm về người đồng tính.
Theo sát những dự thảo, kiến nghị liên quan đến quyền kết hôn của đồng tính có thể thấy phần lớn đã nhìn nhận đồng giới là một hiện tượng tự nhiên, không còn là bệnh hoạn, lệch lạc đạo đức như thời gian trước đây. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ để pháp luật Việt ghi nhận hôn nhân đồng giới? Câu hỏi đặt ra là vì sao? Vì sao đã thừa nhận nhưng không ghi nhận?
Trái với những giá trị truyền thống của dân tộc
Truyền thống sinh ra để ghi nhận những giá trị tốt đẹp, nhân văn của cộng đồng dân tộc, của đất nước nhưng không thể để truyền thống kìm hãm sự phát triển, ghi nhận những giá trị mới. Truyền thống do con người sinh ra thì sẽ do chính con người thay đổi, đừng lấy màn che là truyền thống bởi lẽ chẳng có truyền thống nào lại ghi nhận là đi miệt thị, xem thường, đối xử bất bình đẳng với đồng loại của mình. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban-ki-moon đã từng nói "Không thể dùng văn hóa, truyền thống để chống lại quyền con người" - quyền kết hôn của người đồng tính là quyền con người, là một trong những quyền công dân cơ bản.
Không thực hiên được chức năng của gia đình
Chức năng quan trọng nhất của gia đình sinh đẻ, duy trì nòi giống - điều này hiển nhiên không thể thực hiện được trong các gia đình đồng giới, đặc biệt là cặp đồng giới nam. Nhưng không thể khẳng định việc pháp luật không công nhận hôn nhân đồng giới sẽ duy trì được chức năng chính của gia đình và ngược lại. Bởi lẽ:
- Cấm liệu người đồng giới sẽ quay trở lại làm nam hoặc làm nữ để xây dựng một gia đình như truyền thống? Đồng tính hoàn toàn là một hiện tượng xuất phát tự nhiên nên cho dù pháp luật có điều chỉnh thế nào thì họ sẽ vẫn là người đồng tính, họ sẽ vẫn yêu thương nhau, gắn kết với nhau, và sống chung như vợ chồng như pháp luật không cấm với nhau. Mặt khác, dồng giới không phải là một xu thế mới xuất hiện nay, mà đã xuất hiện từ cách đây rất lâu trong lịch sử và thực tế là việc duy trì hay phát triển nòi giống vẫn diễn ra rất bình thường thậm chó có những giai đoạn mức gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao.
- Yếu tố quan trọng nhất của quan hệ hôn nhân theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là tự nguyện, xuất phát từ tình yêu để qua đó duy trì gia đình ấm no, hạnh phúc là tế bào quyết định đến tầm phát triển của toàn xã hội. Liệu rằng, pháp luật không công nhận hôn nhân đồng giới và muốn họ duy trì tiếp tụ hôn nhân truyền thống thì liệu có đảm bảo được yếu tố hôn nhân xuất phát từ tình yêu, từ sự tự nguyện của các bên hay không? Và liệu gia đình như vậy có đảm bảo được yếu tố lâu bền? hay thậm chí còn để lại những hậu quả, hệ lụy còn đáng tiêc hơn.
Đáng tiếc hơn ở đây là với việc pháp luật ngăn cấm và sẽ có một bộ phận người đồng tính họ không giám công khai con người thật của mình và im lặng sống một cuộc sống như một nam hay nữ bình thường, vẫn kết hôn người khác giới vẫn sinh con và xây dựng lên một gia đình kiểu mẫu theo phong tục và tập quán của Việt Nam, thế nhưng cái gì thuộc về bản chất tự nhiên rồi sẽ về với tự nhiên lúc này khi họ sống thật với con người mình không chỉ ảnh hươgr đến chính cuộc sống của họ mà còn của vợ chồng, con cái họ. Xây dựng một gia đình miễn cưỡng thì tất yếu sẽ dẫn đến đổ vỡ và nhìn ra nguyên nhân sâu xa mà nói người ép buộc họ phải làm như vậy chính là quy định của pháp luật và sự kì thị của xã hội.
Phá vỡ sự cân bằng giới trong xã hội.
Một số không ít người cho rằng, nếu pháp luật công nhận hôn nhân đồng tính thì một bộ phận thanh thiếu niên thích "theo phong trào", "theo thời đại", thích nổi bật sẽ như nhận được "sự ủng hộ" và bắt đầu ăn mặc, thể hiện như người đồng tính và gia nhập vào cộng đồng của những người đồng tính; hay những người hụt hẫng về tâm lý, gặp chuyện bế tắc trong công việc, gia đình...có sự huyễn hoặc về giới tính của mình. Như vậy số lượng thành viên trong cộng đồng người đồng tính càng tăng lên, tăng về số lượng mà không đúng về "chất lượng. Nhưng đồng tính là một trạng thái tâm lý tự nhiên, bản thân nó là như vậy, không phải bạn hay một ai đó thích "sự mới lạ" thì có thể trở thành người đồng tính. Một quy luật tất yếu là bất kì một trào lưu nào cũng sẽ trở về với bản chất của nó, do vậy bất kì một sự chạy đua, một phong trào đồng giới của những người không phải đồng tính rồi sẽ quay lại với chính bản chất của nó.
Điều 1, Tuyên ngôn nhân quyền 1948 có quy định "Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái". Được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc là những quyền con người cơ bản được ghi nhận trong bất kì hiến pháp của quốc gia nào - quyền này phải được đảm bảo cho tất cả mọi người, mọi giới trong đó có người đồng tính. Không thể vì họ yêu ai, vì họ nhìn như thế nào, vì họ cư xử ra sao mà kì thị, không ghi nhận quyền con người của họ, điều này vô hình đang tạo nên sự bất bình đẳng trong pháp luật vàxã hội.
Sự dè chừng, cầu toàn để bảo vệ thứ gọi là giá trị truyền thống, là tính ổn định đã bỏ qua đi quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc mà vốn dĩ không một ai, không một thiết chế nào có thể xâm phạm.
Theo Xahoi
Chữ trinh cũng có ba bảy đường Nhiều chàng trai khẩn khoản hỏi cách nào biết chắc chắn người yêu hay vợ sắp cưới của họ có còn trinh? Có người còn nói chỉ sợ vớ phải "hàng dùng rồi" thì coi như vứt. Người tư vấn hỏi lại: "Vậy anh "còn" không?". Anh ta chặc lưỡi: "Đàn ông thì nói làm gì. Thanh niên 30 tuổi chưa vợ mà...