Nước mắt hạnh phúc của cô giáo Mường vào top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu
Khi biết tin vào top 10 Giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020, cô giáo Hà Ánh Phượng đã quá bất ngờ và bật khóc vì danh hiệu này.
Ngày 11/11, Varkey Foundation công bố cô Hà Ánh Phượng (29 tuổi), giáo viên tiếng Anh trường THPT Hương Cần, Phú Thọ vào top 10 Giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu.
Cô giáo Hà Ánh Phượng (ở giữa) đang giúp học sinh người dân tộc thiểu số học ngoại ngữ. (Ảnh báo Nhân Dân)
Bật khóc vì quá bất ngờ
0h10 ngày 11/11 theo giờ Việt Nam, video công bố giáo viên cuối cùng vào top 10 được phát trực tiếp, cô Phượng và các giáo viên trong top 50 không ngủ, cùng nhau xem kết quả online.
Khi câu nói “Hà Ánh Phượng – giáo viên Việt Nam” vang lên, cô Phượng kể lại với PV Dân trí: “Lúc đó em bật khóc rất nhiều vì quá bất ngờ khi vào đến top 10″.
Cô Phượng chia sẻ, danh hiệu này mang nhiều ý nghĩa, là sự ghi nhận không chỉ với cá nhân mà còn với học sinh miền núi, với nền giáo dục nước nhà.
Đây cũng là nguồn năng lượng tiếp thêm cho học sinh miền núi và vùng khó khăn.
Cô Hà Ánh Phượng (29 tuổi), giáo viên tiếng Anh trường THPT Hương Cần, Phú Thọ, vào top 10 giải thưởng Giáo viên toàn cầu (Global Teacher Prize) do Quỹ Varkey (Varkey Foundation) lựa chọn.
Cô Phượng là giáo viên Việt Nam đầu tiên vào top 10 và cũng là người trẻ tuổi nhất được Ban tổ chức giải thưởng Giáo viên toàn cầu (Global Teacher Prize) do Quỹ Varkey (Varkey Foundation) lựa chọn, cùng với 9 giáo viên khác đến từ Italy, Brazil, vương quốc Anh, Mỹ, Nam Phi, Nigeria, Ấn Độ, Malaysia, Hàn Quốc.
Trước đó, vào tháng 3, cô Hà Ánh Phượng là một trong 50 giáo viên góp mặt trong danh sách giáo viên có đóng góp đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục.
Video đang HOT
Khi lọt top 50, cô Phượng đã được Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ gửi thư chúc mừng.
Bộ trưởng nhấn mạnh, giải thưởng giáo viên toàn cầu được ví như “giải Nobel cho giáo dục”. Việc cô Phượng được vinh danh không chỉ là niềm tự hào của cô mà còn của ngành Giáo dục cả nước.
Cô Phượng cho biết, mình người dân tộc Mường, là cựu sinh viên Đại học Hà Nội. Gia đình có hai chị em đều theo ngành Sư phạm.
Khi ra trường, Phượng được một công ty dược của Pakistan mời làm giám đốc đại diện kiêm phiên dịch với mức lương hấp dẫn, nhưng cô từ chối để tiếp tục học bậc thạc sĩ ngành Sư phạm tiếng Anh.
Năm 2016, cô giáo người Mường được tuyển đặc cách vào trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Từ một giáo viên một phiên dịch viên đã tham gia phiên dịch cho sự kiện lớn nhỏ của các đơn vị đến từ 18 quốc gia, cô Phượng chọn ngôi trường miền núi với gần 90% học sinh người dân tộc thiểu số.
“Với em, quê hương luôn là chùm khế ngọt và Phú Thọ là quê hương. Nhiều người nhắn tin hỏi em tại sao chọn ở đây? Liệu em có chuyển trường không?
Em cho rằng, mỗi mảnh đất, giáo viên đều có những khó khăn và thách thức khác nhau.
Được làm việc mình mong ước, có ích cho xã hội, được cống hiến cho quê hương đấy là hạnh phúc”, cô Phượng tâm sự.
Với cô Phượng, được làm việc mình mong ước, có ích cho xã hội, được cống hiến cho quê hương đấy là hạnh phúc.
“Câu chuyện vườn chuối” và ước mơ lan tỏa học tập
Cô giáo Phượng được biết đến trước đây với câu chuyện “từ vườn chuối tôi nhìn ra thế giới” gây bão mạng xã hội.
Cô kể lại, hôm đó cô đang thực hiện lớp học không biên giới trực tuyến với học sinh nước ngoài thì nhà mất điện.
“Sợ phiền nên em ngồi ở vườn chuối nhà mình để bắt nhờ wifi nhà hàng xóm dạy nốt buổi. Buổi học đó, cô trò kết nối với học sinh của 4 châu lục và thu được nhiều điều quý giá.
Em nghĩ bản thân mình có xuất phát điểm rất thấp nhưng đã làm được. Vì thế, em tin nhiều bạn trẻ sẽ làm được, nhất là trong thời đại 4.0″, cô Phượng cho hay.
Được biết, cô giáo Phượng tự học cách sử dụng công nghệ thông tin, mở ra “lớp học không biên giới”, kết nối học sinh với giáo viên và học sinh các nước khác.
Cô cũng sáng tạo cách dạy học mới như dạy qua phim ảnh, dự án, tổ chức dạy học online, lập kênh Youtube để dạy tiếng Anh miễn phí.
Trong tương lai, cô giáo Phượng muốn phát triển mô hình học sinh không biên giới trên cả nước.
Trong tương lai, cô giáo Phượng muốn phát triển mô hình học sinh không biên giới trên cả nước, được hướng dẫn các thầy cô trên địa bàn, trong cả nước để lan tỏa mô hình này thành cộng đồng học tập tích cực.
Hiện, không chỉ giáo viên thành phố mà nhiều giáo viên vùng sâu vùng khó khăn cũng đã thực hiện mô hình này.
Giải thưởng giáo viên toàn cầu được Quỹ Varkey (Varkey Foundation) thành lập năm 2014.
Mỗi năm, Ban tổ chức nhận được hàng chục nghìn hồ sơ đến từ nhiều quốc gia (năm 2019 là hơn 10.000, năm 2017 có 30.000 hồ sơ, năm nay chưa công bố).
Một giáo viên có đóng góp đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực giáo dục sẽ được lựa chọn để nhận giải thưởng trị giá một triệu USD.
Năm ngoái, giải thưởng này thuộc về một thầy giáo nghèo ở Kenya, tên Peter Tabichi nhờ những đóng góp vật chất và tinh thần giúp học trò nghèo đi thi đạt giải quốc tế. Việt Nam có cô giáo Trần Thị Thúy (trường THPT Đức Hợp, Hưng Yên) vào top 50.
Lần đầu tiên Việt Nam có giáo viên vào top 10 giáo viên toàn cầu
Sáng 11/11, tổ chức Varkey Foundation công bố top 10 giáo viên toàn cầu năm 2020, trong đó có cô Hà Ánh Phượng, giáo viên Tiếng Anh trường THPT Hương Cần (Phú Thọ).
Cô giáo Hà Ánh Phượng.
Cô Phượng, người dân tộc Mường, 29 tuổi, là giáo viên tiếng Anh một trường miền núi, nơi hơn 90% học sinh là người dân tộc thiểu số, ít có cơ hội thực hành Tiếng Anh.
Cô Phượng là cựu sinh viên Đại học Hà Nội. Khi ra trường, cô được một công ty dược của Pakistan mời làm giám đốc đại diện kiêm phiên dịch với mức lương hấp dẫn, nhưng đã từ chối để tiếp tục học bậc thạc sĩ ngành Sư phạm tiếng Anh. Năm 2016, cô giáo Mường được tuyển đặc cách vào trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Nhờ công nghệ, cô kết nối lớp học của mình với các trường học trên khắp thế giới, giúp học trò phát triển ngoại ngữ, tìm hiểu về văn hóa các nước khác. Cùng với đó, cô Phượng còn hợp tác với các giáo viên Tiếng Anh ở châu Á, châu Phi, châu Âu và Mỹ để kết nối những học trò người dân tộc thiểu số với bạn bè quốc tế. Ghi nhận những nỗ lực, Global Teacher Prize đã đánh giá cô Phượng là "giáo viên toàn cầu".
Trước đó, vào tháng 3, cô Phượng lọt vào danh sách 50 giáo viên toàn cầu. Cô Phượng từng chia sẻ, cô mong muốn phá bỏ rào cản trong việc học ngoại ngữ mà học sinh dân tộc ở ngôi trường miền núi gặp phải, đem giáo dục thế giới đến gần các em.
Hiện, cô vừa dạy học ở trường THPT Hương Cần vừa tham gia dạy học qua truyền hình, YouTube, hoạt động hội nhóm chuyên môn, viết sách hướng dẫn ôn thi, ra app học trực tuyến môn Tiếng Anh.
Ngoài ra, cô còn hỗ trợ giáo viên trong và ngoài tỉnh về kỹ thuật dạy học trực tuyến và quản lý lớp. Mô hình lớp học xuyên biên giới vẫn được duy trì nhưng với cách thức khác trong tình trạng thế giới phải chống chọi với dịch bệnh.
Với những nỗ lực và thành tích đạt được trong sự nghiệp giáo dục, tháng 9 vừa qua, cô Hà Ánh Phượng được vinh danh là điển hình tiên tiến tại Đại hội thi đua ngành giáo dục toàn quốc.
Giải thưởng giáo viên toàn cầu được Quỹ Varkey (Varkey Foundation) thành lập năm 2014. Mỗi năm, Ban tổ chức nhận được hàng chục nghìn hồ sơ đến từ nhiều quốc gia (năm 2019 là hơn 10.000, năm 2017 30.000 hồ sơ, năm nay chưa công bố). Một giáo viên có đóng góp đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực giáo dục sẽ được lựa chọn để nhận giải thưởng trị giá một triệu USD.
Năm 2019, giải thưởng này thuộc về một thầy giáo nghèo ở Kenya, tên Peter Tabichi nhờ những đóng góp vật chất và tinh thần giúp học trò nghèo đi thi đạt giải quốc tế. Việt Nam có cô giáo Trần Thị Thúy (trường THPT Đức Hợp, Hưng Yên) vào top 50.
Những tiết học xuyên biên giới Rạng sáng 19-3 theo giờ Luân ôn, giải thưởng tôn vinh các nhà giáo trên toàn thế giới đã công bố danh sách "50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu" năm 2020. ây là giải thưởng được ví như giải Nô-ben dành cho giáo dục của Varkey Foundation. Cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh của Trường THPT Hương Cần,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

10 năm trước Kim Soo Hyun đã được đề cử cho danh hiệu "ông hoàng nước mắt"?
Hậu trường phim
22:56:11 31/03/2025
Phản ứng của dư luận về họp báo "đẫm nước mắt" của Kim Soo Hyun: "Tuyệt đối điện ảnh"
Sao châu á
22:50:06 31/03/2025
Nữ ca sĩ có em gái là tỷ phú nói thẳng 1 điều khi bị nhận xét "cả ba chị em đều giàu"
Sao việt
22:47:13 31/03/2025
Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM
Tin nổi bật
22:42:25 31/03/2025
Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng
Pháp luật
22:42:25 31/03/2025
Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk
Thế giới
22:02:23 31/03/2025
Còn ai nhớ Ander Herrera
Sao thể thao
21:33:40 31/03/2025
Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm
Góc tâm tình
21:24:03 31/03/2025
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai
Tv show
21:10:53 31/03/2025
Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"
Sao âu mỹ
20:36:40 31/03/2025