Nước lên nhanh, dân Đà Nẵng tất tả ‘chạy lũ’ trong đêm
Mưa như trút nước khiến nhiều khu dân cư ở đường Mẹ Suốt (TP Đà Nẵng) rơi vào tình trạng ngập sâu, người dân “chạy lũ” trong đêm.
Tối 7/11, ảnh hưởng của không khí lạnh, mưa lớn tiếp tục trút xuống khiến khu dân cư ở đường Mẹ Suốt, Hoàng Văn Thái (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) bị ngập sâu.
Khoảng 23h30, nhiều khu vực ở đường Mẹ Suốt nước ngập sâu từ 0,5 đến khoảng 1m, tràn vào nhà dân. Trong đêm, nước dâng nhanh bất ngờ, người dân tất tả kê cao đồ đạc để tránh hư hỏng, đồng thời sơ tán đến khu vực cao hơn…
Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH quận Liên Chiểu, Công an phường Hòa Khánh Nam cũng có mặt hỗ trợ đưa người dân sống ở các con ngõ bị ngập sâu sơ tán đến những ngôi nhà cao ráo ngoài mặt đường.
Hình ảnh người dân khu vực Mẹ Suốt chạy lũ trong đêm:
Dòng nước chảy xiết cuồn cuộn đổ về khu dân cư nằm trên đường Mẹ Suốt khuya 7/11
Nhiều con ngõ ở đây nước ngập sâu có nơi gần 1m
Nước ngập sâu vào các nhà dân. Đây là lần thứ ba trong vòng ba tuần qua, người dân vùng rốn lũ Mẹ Suốt bị nước ngập.
Trong đêm, người dân tất tả kê cao đồ đạc để tránh hư hại do nước lũ
Video đang HOT
Những tài sản có giá trị như ô tô, xe máy đều được di chuyển đến nơi cao ráo
Đồng thời sơ tán đến khu vực cao hơn để đảm bảo an toàn
Lực lượng chức năng chia từng nhóm đi đến các gia đình bị ngập sâu hỗ trợ sơ tán
Nhiều khu vực ngập sâu nguy hiểm được căng dây cảnh báo, cắt cử người túc trực để đảm bảo an toàn
Mưa lũ khiến hơn 7.300 nhà dân bị ngập, 2 người chết, 1 người mất tích
Mưa lớn kéo dài đã khiến nhiều nơi ở Nghệ An bị chia cắt, trên 7.300 nhà dân bị ngập, 2 người chết, 1 người mất tích.
Từ ngày 28 đến ngày 29-9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 (bão Noru), trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra mưa lớn, tổng lượng mưa phổ biến từ 200- 470 mm.
Mưa lũ khiến nhiều nhà dân ở Nghệ An bị ngập sâu từ 0,5 - 1 m.
Tại huyện Quỳnh Lưu, theo báo cáo nhanh, tính đến 10 giờ ngày 29-9, nước dâng cao đã khiến 5.559 nhà của các hộ ở các xã: Quỳnh Lâm, Quỳnh Yên, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Hồng, Ngọc Sơn, Quỳnh Tam, Quỳnh Thọ... bị ngập; 8 hộ dân tại xã Quỳnh Tam, Quỳnh Nghĩa phải di dời; 701 hộ tại xã Quỳnh Lâm, Ngọc Sơn, Tân Thắng bị nước cô lập; 3 nhà dân tại xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Tam bị tốc mái.
Mưa lớn khiến đất đá tràn vào nhà dân
Ngoài ra, mưa lũ khiến 220 m đê sông, hồ đập tại xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Hưng, Quỳnh Thắng, Quỳnh Tam, bị sạt.
Trong đó, đập Hóc Cối xã Quỳnh Tam bị sạt lở 20 m, huyện đã huy động trên 150 người gồm cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn pháo binh 16, bà con Giáo xứ Phú Xuân, Công an, quân sự xã, nhân dân... tích cực gia cố ngay trong đêm và đã hoàn thành.
Hàng ngàn nhà dân tại nhiều địa phương ở Nghệ An bị ngập sâu
Ngoài ra, mưa to, nước lên nhanh làm thiệt hại 22 ha lúa mùa ở xã Quỳnh Châu, Tân Sơn, Quỳnh Lâm, Ngọc Sơn. 1.333 ha ngô, rau màu các loại ở các xã Quỳnh Yên, Quỳnh Tân, Ngọc Sơn, Quỳnh Tam, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thọ, Quỳnh Thuận, Quỳnh Văn, Diễn, Quỳnh Giang, Quỳnh Thanh... bị ngập, hư hại.
Mưa lũ khiến nhiều tuyến đường ở Nghệ An bị chia cắt
Mưa lũ còn khiến hàng ngàn ngôi nhà của các địa phương khác tại tỉnh Nghệ An bị ngập. Cụ thể, huyện Hưng Nguyên 275 nhà, huyện Thanh Chương 509 nhà; huyện Yên Thành: 791 nhà; huyện Anh Sơn: 54 nhà; Thị xã Hoàng Mai 34 nhà; huyện Nam Đàn 52 nhà; huyện Nghĩa Đàn 32 nhà.
Nhiều khu dân cư bị cô lập bởi nước lũ
Sạt lở gây ách tắc nhiều tuyến đường giao thông
Mưa lũ khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn
Mưa lớn khiến nhiều khu vực dân cư, các tuyến đường bị chia cắt, gần 400 trường phải cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.Tính đến chiều 29-9, mưa lũ ở Nghệ An còn khiến 2 người thiệt mạng và 1 người mất tích.
Lực lượng chức năng giúp người lớn tuổi di chuyển tới nơi an toàn
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, ông Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, yêu cầu các địa phương tập trung rà soát các điểm sạt lở, ngập lụt nặng để di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, đảm bảo an toàn tối đa tính mạng, tài sản cho người dân. Ngoài ra, các địa phương khác căn cứ tình hình thực tế, nếu thấy cần thiết thì báo cáo UBND tỉnh xin dừng cuộc họp để tập trung chỉ đạo, kịp thời khắc phục hậu quả mưa lụt, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc.
Ứng phó với bão Noru: Phòng ngừa từ sớm, từ xa Sau khi đổ bộ vào đất liền, rạng sáng 28/9, bão số 4 (bão Noru) đã suy giảm dần và không gây thiệt hại quá lớn về người, tài sản trên địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây nguyên. Một phần vì bão đã giảm cấp độ khi cập bờ, một phần nhờ sự chủ động của các cấp chính quyền, lực...