Nước cờ cao tay ‘biến thù thành khách’ của ông Trump
Nước đi của tổng thống Mỹ có thể sẽ biến Huawei từ một đối thủ thành khách hàng của ngành công nghệ Mỹ.
Vào tháng 5, chính quyền Mỹ tung một đòn hiểm với Huawei khi yêu cầu mọi công ty bán dẫn sử dụng công nghệ Mỹ phải xin phép trước khi muốn bán chip cho Huawei.
Quyết định hạ gục Huawei
Đây không phải lần đầu tiên chính quyền của ông Trump đưa ra quyết định khiến Huawei choáng váng. Vào tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa công ty này vào “danh sách thực thể”, khiến cho một loạt hãng công nghệ phải ngừng hợp tác với Huawei.
Với sức ép từ Mỹ, Huawei đã phải từ bỏ các dòng chip Kirin tự phát triển, được coi là niềm tự hào công nghệ của họ.
Google đã ngừng cấp phép cho Huawei sử dụng các dịch vụ Google trên Android từ thời điểm đó, khiến smartphone Huawei mất sức hút ở thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố khiến người dùng Trung Quốc ủng hộ Huawei ở thị trường nội địa, góp phần giúp công ty này trở thành hãng sản xuất smartphone số một toàn cầu trong quý II.
Dù vậy, lệnh cấm mà Mỹ đưa ra vào tháng 5 vừa qua lại có sức ảnh hưởng lớn hơn với ngành smartphone của Huawei. Chỉ vài ngày sau, TSMC, đối tác gia công chip lớn nhất của Huawei xác nhận đã dừng nhận đơn hàng mới của công ty Trung Quốc, và sẽ ngừng giao hàng cho Huawei vào tháng 9.
Sau 3 tháng, quyết định của chính quyền ông Trump đã thực sự đánh bại Huawei. Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh công nghệ Trung Quốc 2020, Richard Yu – CEO mảng Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei, xác nhận dòng smartphone cao cấp Mate 40 sẽ là sản phẩm cuối cùng trang bị chip xử lý Kirin do Huawei phát triển.
Android Authority nhận định Kirin là một trong những niềm tự hào của Huawei. Mất đi Kirin đồng nghĩa smartphone Huawei cũng mất đi sự khác biệt.
Những smartphone đầu bảng trong năm nay như P40 Pro và Mate 40 Pro có thể là các sản phẩm cuối cùng của Huawei dùng chip Kirin.
Một trong những ưu điểm trên smartphone Huawei là camera, phần lớn nhờ vào bộ xử lý ảnh (ISP) nằm trong những con chip Kirin. Ngoài ra, đây cũng là cái tên đi đầu trong lĩnh vực máy học nhờ kiến trúc tùy biến Da Vinci, phục vụ các tính năng như zoom siêu phân giải, nhận diện giọng nói tiết kiệm pin, điều khiển cử chỉ, bảo mật khuôn mặt…
Điều này đồng nghĩa với Huawei sẽ phải mua chip từ một công ty khác, chứ không thể tự thiết kế chip cho smartphone của mình. Công ty đó có thể là MediaTek, Samsung, hoặc là Qualcomm, một công ty Mỹ.
Video đang HOT
Nếu Qualcomm được Mỹ cấp phép trở thành đối tác của Huawei, đây thực sự là một nước đi cao tay của ông Trump.
Cơ hội cho Qualcomm
Qualcomm đã nhận biết được cơ hội này, và đang tìm cách để được bán chip cho Huawei. Theo Wall Street Journal, Qualcomm đã tiếp xúc với chính quyền ông Trump để được cấp phép giao dịch với Huawei, qua đó bán các loại chip 5G cho công ty Trung Quốc.
Tài liệu của Qualcomm lập luận lệnh cấm xuất khẩu chip cho Huawei sẽ không ngăn công ty này mua chip từ những đối tác ngoài Mỹ. MediaTek đặt trụ sở tại Đài Loan, trong khi Samsung là công ty Hàn Quốc. Hai công ty này không bị hạn chế bán các dòng chip của mình cho Huawei, trong khi Qualcomm phải xin giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ.
Qualcomm muốn tranh thủ cơ hội này để bán chip 5G cho Huawei.
Qualcomm cho rằng đây là một cơ hội trị giá nhiều tỷ USD, và họ muốn giành lấy cơ hội này thay vì để tiền chảy vào túi các công ty nước ngoài. Tài liệu của Qualcomm nhận định quyết định cấm xuất khẩu chip cho Huawei có thể giúp các đối thủ của Qualcomm thu về tới 8 tỷ USD mỗi năm.
“Chính sách này đã vô tình tạo ra cơ hội tài chính khổng lồ cho hai đối thủ nước ngoài của Qualcomm”, Wall Street Journal dẫn tài liệu của công ty này.
Theo Wall Street Journal, chiến dịch vận động của Qualcomm nhằm khai thác xu hướng của chính quyền ông Trump, khi một mặt chỉ ra rằng công nghệ Trung Quốc là mối nguy hại cho an ninh nước Mỹ, mặt khác vẫn muốn đảm bảo quyền lợi tài chính của các công ty công nghệ Mỹ.
Trước lệnh cấm của Mỹ vào tháng 5/2019, Huawei đóng góp khoảng 3% doanh thu của Qualcomm, theo số liệu của Bernstein Research. Sau hơn một năm, tới cuối tháng 7 vừa qua Giám đốc tài chính Akash Palkhiwala cho biết Huawei chỉ còn đóng góp phần “không đáng kể” trong tình hình kinh doanh của Qualcomm.
Việc hạn chế các công ty Trung Quốc có thể mang lại nhiều lợi ích cho công nghệ Mỹ dưới thời ông Trump.
Qualcomm không phải công ty Mỹ duy nhất muốn bán chip cho Huawei. Intel, Micron và Xilinx đã đăng ký và nhận được giấy phép để giao dịch với Huawei. Những công ty này cung cấp chip xử lý, chip nhớ và các loại chip dùng trong thiết bị viễn thông của Huawei.
Nếu Qualcomm được cho phép giao dịch với Huawei, đây có thể là một chiến thắng của công nghệ Mỹ. Dưới thời ông Trump, nhiều chính sách hướng tới các công ty Trung Quốc chủ yếu mang tính đe dọa để các công ty này phải chịu theo ý định của Mỹ, theo nhận định của New York Times.
Đây có thể không phải ví dụ cuối cùng của cách hành động này, khi Mỹ dự tính sẽ cấm TikTok, WeChat vào tháng 9 sau sắc lệnh mà ông Trump ban hành ngày 6/8. Cửa thoát của TikTok sẽ là bán cho một công ty Mỹ như Microsoft hay Twitter.
Tổng thống Trump cao tay 'ép' TikTok bán mình trong 45 ngày ra sao?
ByteDance buộc phải bán TikTok cho Microsoft nếu không muốn ứng dụng này đối mặt với những hình phạt nặng nề hơn từ chính phủ Mỹ.
Theo Reuters, Tổng thống Donald Trump đã hoãn lệnh cấm và cho phép công ty Microsoft tiếp tục đàm phán mua lại nền tảng chia sẻ video TikTok. Đáng chú ý, ông Trump bắt buộc thương vụ phải hoàn thành trước ngày 15/9, khoảng 45 ngày nữa.
Ngày 31/7, ông Trump xác nhận "có thể cấm ngay TikTok" vì những cáo buộc liên quan tới việc đánh cắp dữ liệu người dùng, ảnh hưởng an ninh quốc gia Mỹ. Quyết định của ông Trump nhanh chóng được thay đổi sau cuộc gặp mặt trực tiếp với Satya Nadella, CEO của Microsoft.
Microsoft gần đây thể hiện sự quyết tâm mua lại TikTok, nền tảng có khoảng 100 triệu người dùng hàng tháng tại thị trường Mỹ. Nếu Microsoft có TikTok, công ty này sẽ là một đối trọng mới, đủ sức cạnh tranh với các ông lớn mạng xã hội khác như Facebook và Snap.
Việc phải hoàn thành tất cả hoạt động mua, bán hoặc trao đổi trước ngày 15/9, TikTok có khả năng sẽ là công ty phải chịu thiệt nhất trong thương vụ này.
Nếu Microsoft có TikTok, công ty này sẽ trở thành một đối trọng mới với các ông lớn mạng xã hội như Facebook hoặc Snap.
Buộc phải bán nhanh, TikTok sẽ hạ giá
Thương vụ ByteDance bán TikTok cho Microsoft sẽ được giám sát bởi Ủy ban Đầu tư quốc tế (CFIUS) và một ủy ban kinh tế độc lập khác tại Mỹ.
"Mircosoft đánh giá cao sự quan tâm của Tổng thống Trump, công ty chúng tôi đang cân nhắc mua lại TikTok dưới sự xem xét về bảo mật thông tin người dùng và lợi ích kinh tế cả nước Mỹ", đại diện Microsoft cho biết.
ByteDance sau đó cho biết công ty "đang gặp phải những vấn đề phức tạp và khó tưởng tượng" trên con đường toàn cầu hóa ứng dụng của họ.
Tổng thống Trump đặt thời hạn cho thương vụ của Microsoft và TikTok là trước ngày 15/9.
Theo Reuters, TikTok đang được những nhà đầu tư ban đầu của ByteDance định giá khoảng 50 tỷ USD, một con số rất lớn nếu so với ứng dụng Snap đang có mức vốn hóa thị trường là 33,6 tỷ USD.
Với việc ông Trump đặt một cột mốc thời gian giao dịch là trước 15/9, đồng thời xác định lý do hoãn là vì tôn trọng quyền lợi kinh tế của Microsoft, TikTok bị đẩy vào tình thế rất khó khăn: phải bán mình cho Microsoft và phải bán nhanh.
Microsoft chưa cho biết số tiền công ty này sẵn sàng bỏ ra và hình thức giao dịch là như thế nào. Nhưng nhiều khả năng, Microsoft có thể ép giá của thương vụ thấp hơn con số 50 tỷ USD rất nhiều để buộc TikTok sớm hoàn thành trước ngày 15/9.
Theo thỏa thuận được đề xuất, Microsoft cho biết họ sẽ tiếp quản các hoạt động của TikTok tại Mỹ, Canada, Australia và New Zealand. Công ty cam kết tất cả dữ liệu người dùng TikTok Mỹ sẽ được đặt tại Mỹ.
Thuật toán của TikTok có thể bị copy
Theo Reuters, ông Trump ban hành lệnh cấm ứng dụng TikTok có thể sẽ ảnh hưởng tới kết quả của cuộc tranh cử sắp tới của ông, khi nền tảng chia sẻ video này được sử dụng bởi rất nhiều người dùng trẻ. Vì vậy, một số nhà lập pháp của đảng Cộng hòa đã thuyết phục ông Trump để thương vụ Microsoft và TikTok được tiếp tục.
"Đó là thương vụ mà nhiều bên cùng có lợi", Lindsey Graham, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bình luận trên Twitter.
Trang tin China Daily có ý kiến khác khi xác định ByteDance là "nạn nhân" khi chính phủ Mỹ không thể cung cấp bằng chứng chính xác về việc công ty này làm ảnh hưởng an ninh quốc gia Mỹ.
Một vấn đề quan trọng khác của cuộc đàm phán là tách TikTok ra khỏi cơ sở hạ tầng và quyền truy cập của ByteDance nhằm giảm bớt lo ngại của chính phủ Mỹ về tính trọn vẹn của dữ liệu người dùng.
Cũng cần lưu ý, ByteDance có một ứng dụng chia sẻ video ở thị trường Trung Quốc là Douyin, ứng dụng này được ví là "anh em sinh đôi" với TikTok khi cả 2 được phát triển trên cùng một cơ sở dữ liệu và có thuật toán giống hệt nhau.
Bán TikTok cho Microsoft có thể làm ảnh hưởng tới Douyin, ứng dụng đang có 400 triệu người dùng tại thị trường Trung Quốc.
Đầu năm 2020, công ty Trung Quốc Kunlun Tech đã phải bán lại ứng dụng kết nối bạn bè Grindr với giá 620 triệu USD sau khi bị CFIUS yêu cầu thoái vốn. Năm 2018, CFIUS từng buộc tổ chức China Ant Financial chấm dứt hoạt động mua lại ứng dụng MoneyGram vì lo lắng thương vụ sẽ làm ảnh hưởng tới dữ liệu công dân Mỹ.
ByteDance với sự thành công của TikTok và Douyin, đã được định giá khoảng 140 tỷ USD vào tháng 1/2020. Tuy nhiên, việc liên tiếp bị chính phủ Mỹ lên tiếng chỉ trích về yếu tố bảo mật thông tin người dùng, đặc biệt là sự can thiệp của CFIUS, giá trị của công ty này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới.
Microsoft cho biết công ty không có ý định chia sẻ tiếp về giá trị trao đổi hoặc những thông tin chi tiết về điều khoản của thương vụ.
Tổng thống Trump tuyên bố Apple có chìa khóa giúp nắm bắt được suy nghĩ của tội phạm Có vẻ như ông Trump đang cố gắng lấy lòng Apple với mong muốn gã khổng lồ công nghệ Mỹ có thể ra tay giúp FBI mở khóa chiếc iPhone của kẻ sát thủ . Tổng thống Trump dường như chưa từ bỏ ý định thúc ép Apple mở khóa iPhone của kẻ sát thủ giúp FBI. Mới đây trong một cuộc phỏng...