Nức tiếng bánh xèo Quảng Ngãi
Tên bánh xèo có lẽ xuất phát từ âm thanh “xèo xèo” khi đổ bột gạo vào khuôn bánh có dầu hoặc mỡ đang nóng trên lửa.
Bánh xèo từ lâu đã trở thành món ăn đặc trưng của người dân Việt Nam, nhưng riêng ở Quảng Ngãi, bánh xèo là một món phổ biến, mang hương vị rất riêng của vùng đất đầy nắng gió này.
Bánh xèo Quảng Ngãi – món ăn dân dã nhưng rất ngon miệng của người dân quê
Khác với bánh xèo miền Tây được đúc trên một chảo lớn với nguyên liệu như củ sắn thái sợi, nấm mối, nước cốt dừa, đậu xanh và nhiều loại rau ăn kèm như lá điều, đọt xoài, đọt cóc, cải xanh, bằng lăng, các loại rau thơm. Còn nước mắm để ăn cùng bánh xèo phải có đồ chua như củ sắn và cà rốt thái sợi… Bánh xèo Quảng Ngãi nhỏ hơn, mỏng hơn, đúc trên khuôn nhỏ với đường kính khoảng 20 cm, được đúc giòn hoặc đúc mềm, tùy theo yêu cầu của thực khách.
Đặc biệt, theo kinh nghiệm của người dân, nếu khuôn đúc bánh xèo được dùng càng lâu, bánh đúc ra sẽ ngon hơn, vì vậy những người khi mua khuôn đúc bánh xèo mới về thường để khuôn lên bếp và xoa dầu ăn lên khuôn, làm trong khoảng nhiều giờ, bánh khi đúc ra sẽ không bị dính hoặc cháy.
Video đang HOT
Nguyên liệu chính để làm bánh khá đơn giản, dân dã là gạo xay ra bột, kèm tôm, thịt, nấm… tùy sở thích. Gạo ở đây thường là gạo lúa cũ đúc sẽ ngon nhất. Gạo ngâm nước vài giờ, sau đó đem xay thành bột và pha với nước có hành lá theo tỉ lệ tùy ý để cho ra bánh mỏng hay dày. Để món ăn thêm phần ngon và hấp dẫn hơn, người ta cho thêm tôm, giá, nấm mối hoặc thịt vịt băm nhỏ. Bánh xèo được đúc trên bếp than củi sẽ thơm, ngon hơn khi đúc trên bếp gas hay bếp dầu.
Trước đây, với người dân Quảng Ngãi, bánh xèo thường được đúc vào dịp cúng giỗ, đặc biệt thường đúc vào ngày rằm tháng mười (âm lịch), lúc đó trời se lạnh. Còn ngày nay, bánh xèo được dùng quanh năm, nhưng để cảm nhận ngon nhất là ăn khi trời mưa và se se lạnh. Ngày thường nếu thèm bánh xèo, nhiều người đúc bánh xèo vỏ (nghĩa là không có nhân bên trong) và không pha bột nghệ. Nhưng nay bánh xèo được đúc với tôm, thịt bò, thịt vịt… Bánh xèo ăn kèm với rau sống gồm: chuối chát, dưa leo, xà lách, rau thơm, rau diếp cá, hẹ… và nước mắm nguyên chất được giã chung với ớt, tỏi Lý Sơn.
Đối với người Quảng, bánh xèo vừa là món điểm tâm cho giới bình dân vừa là món ăn giữa buổi hay xế chiều cho những ngày gặt lúa, làm đồng vì giá rất rẻ mà lại ngon, mùi vị thơm, dễ ăn cho nhiều người và rất hấp dẫn.
Tại những thành phố lớn như TP HCM, Đà Nẵng hay Hà Nội, món bánh xèo Quảng Ngãi cũng được tìm thấy ở nhiều nơi nhưng đa phần đều được “biến tấu” từ hương vị đến màu sắc, bánh thì giòn, vàng, dày và nhiều dầu mỡ hơn, nước mắm ngọt… không còn nét đặc trưng ở đất Quảng Ngãi.
Theo Nld
Cháo lươn - đặc sản đáng tự hào ở thành Vinh
Bát cháo lươn nóng hổi, thơm đậm, sánh mịn có màu hơi nâu đậm, điểm trên cùng là sắc xanh của hành tăm cùng với những miếng lươn nguyên vẹn là ấn tượng khó phai đối với bất kỳ ai đã từng thưởng thức ở thành phố Vinh, Nghệ An.
Không chỉ có bánh bèo, bánh xèo, bánh tráng trộn, cháo canh cá lóc, mực nhảy nướng, bánh bao rán... thành phố Vinh còn nổi tiếng với món cháo lươn đậm chất quê hương.
Lươn là một loại cá nước ngọt, thân hình trụ, da trầy không vảy thường sống ở những khu vực đầm lầy, chiêm trũng. Dưới bàn tay khéo léo, cùng với văn hóa ẩm thưc đặc trưng của người Nghệ An, cháo lươn đã dần trở thành món ăn ngon, là niềm tự hào của người con xứ Nghệ mỗi khi nhắc đến.
Lươn ở Vinh được đánh giá là có vị ngọt hơn so với lươn với các vùng khác do địa hình chiêm trũng, quanh năm được phù sa bồi đắp. Để bắt được lươn, người đân ở đây thường dùng trúm là ống nứa dài khoảng 60cm. Một đầu đục thủng cho lươn chui vào, đầu kia bịt kín có khoét một lỗ thông hơi đề phòng lươn chết ngạt. Gần miệng trúm cài sẵn một chiếc bẫy hình phễu đan bằng cật tre. Cứ chiều đến người dân mang trúm ra đồng, cách 5m đặt một cái. Khi đặt trúm, phần đầu nằm dưới mặt nước, phần sau để nhô lên. Lươn vốn rất thính nên khi ngửi thấy mùi giun hoặc cua đồng được đặt sẵn trong trúm thì liền bò vào. Vì chỉ bò tiến không thể bò lùi nên lươn mắc kẹt trong trúm mà không thể chui ra được. Sáng hôm sau đi nhặt trúm về xổ ra có khi được bốn, năm chú lươn chui vào cùng một trúm.
Mỗi bát lươn có giá từ 30.000 - 50.000 đồng, ăn kèm bánh mỳ
Để lươn sạch nhớt, người dân ở đây thường dùng tro, muối, có nơi còn thả lươn trực tiếp vào nước sôi nhưng chủ yếu vẫn là dùng giấm. Lươn được thả vào trong một cái chậu hoặc nồi lớn cho một lượng giấm vừa đủ rồi đậy nắp. Chờ khoảng 30 phút khi lươn yếu dần, giấm sẽ làm cho lươn nhả sạch nhớt và trắng ra, lúc đó mang lươn đi rửa sạch với nước.
Con lươn sau khi rửa sạch sẽ được rạch bụng từ cổ họng xuống, moi toàn bộ ruột vứt đi, xả lại thật kỹ bằng nước cho đến khi lươn sạch. Bằng sự khéo léo, những miếng thịt lươn đã được lọc ra khỏi phần xương một cách nguyên vẹn.
Thịt lươn không được ninh cùng cháo mà ướp gia vị, xào với nghệ, một chút ớt xay, tiêu, nhất là không thể thiếu được những cọng hành tăm chỉ mọc ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh. Lá hành nhỏ xíu nhưng mang hương vị thơm cay nồng đặc trưng. Lươn xào được coi là đạt tiêu chuẩn khi miếng lươn còn nguyên, mềm nhưng không nát, thấm đượm vị thơm cay của hành, ớt, tiêu, óng ánh sắc vàng của nghệ.
Xương của lươn được giã dập, lọc lấy nước để ninh cháo. Gạo nấu cháo phải là gạo ngon, pha thêm chút nếp để cháo sánh hơn. Cháo phải ninh thật kỹ, hạt gạo nở bung, không đặc cũng không được quá loãng.
Khi ăn, lươn được trộn cùng với cháo, thêm gia vị chanh, ớt... tùy vào sở thích. Đặc biệt phải ăn kèm rau ngổ mới có thể cảm nhận được hết hương vị thơm ngon, cay nồng, hấp dẫn của cháo lươn. Cháo lươn ngon nhất là được thưởng thức trong những ngày mưa, thời tiết se lạnh. Vị ngọt, mềm, cay nồng trong từng miếng cháo nơi đây đã làm cho nhiều du khách trở nên khó tính đối với cháo lươn ở các địa phương khác.
Điều đặc biệt của cháo lươn Vinh còn ở chỗ được ăn kèm với bánh mỳ. Bánh mỳ ở đây không phải là bánh mỳ đơn thuần mà phải được rán giòn, ăn ngay lúc nóng. Khi ăn chấm cùng nước súp nóng hổi, dậy hương. Vị giòn giòn của miếng bánh mỳ quyện vào từng giọt súp ngọt đậm, đã làm nên món cháo lươn đặc trưng, hấp dẫn đối với nhiều du khách.
Bạn có thể tìm đến đường Trần Hưng Đạo, Phan Chu Chinh, Ngô Sĩ Liên, phố Đào Tấn hay Trường Chinh... để thưởng thức món cháo lươn bình dị, mang nét đặc trưng riêng của xứ Nghệ.
Theo Congluan
Chân chất bánh xèo "bốn mùa" quê hương Làng mình có nhiều hàng quán bán quà vặt. Nhưng cái quán 'đọng' trong tâm trí mình nhiều nhất là quán bánh xèo của dì Năm Hậu. Quán là cái chòi lợp bằng lá dừa, quây quanh ba mặt cũng bằng lá dừa... Ba mình nói bốn mùa trong năm đều lần lượt "diễu hành" trên bánh xèo của dì. Theo ba, bánh...