Nửa số lừa thế giới có thể bị tàn sát vì ‘cơn khát’ của Trung Quốc
Thị trường cao da lừa khổng lồ tại Trung Quốc có thể khiến nửa số lừa trên toàn cầu bị xóa sổ trong năm năm tới, theo Guardian.
Theo một báo cáo từ tổ chức Donkey Sanctuary, ước tính cần tới 4,8 triệu bộ da lừa để đáp ứng nhu cầu về cao A giao của Trung Quốc mỗi năm. Loại cao này có thành phần chính từ gelatin nấu từ da lừa, được người Trung Quốc cho là có tác dụng bổ máu, giảm đau và nhiều công dụng khác.
Có khoảng 44 triệu con lừa trên thế giới, tập trung nhiều ở Trung Quốc và châu Phi.
Số lượng lừa tại Trung Quốc cũng giảm 76% kể từ năm 1992, khiến nước này tìm đến nguồn cung ngoài nước. Hơn 28% số lừa tại Brazil, 27% tại Botswana và 53% tại Kyrgyzstan đã giảm kể từ năm 2007, chủ yếu do khai thác da lừa để xuất sang Trung Quốc.
Da lừa được phơi khô tại một trại giết mổ lừa hợp pháp ở Kenya. Ảnh: AFP.
Nhiều báo cáo cho thấy lừa phải sống trong điều kiện nghèo nàn, không được ăn uống và chăm sóc tử tế. Chúng thường bị kéo lê bằng tai và đuôi và phải sống trong những chuồng trại chật hẹp.
Tình trạng sức khỏe của lừa vốn không ảnh hưởng đến chất lượng lấy cao, dẫn đến việc lừa ít khi được đối xử nhân đạo.
Nhiều con vật bị thương, ốm yếu, thậm chí lừa con và lừa đang mang thai cũng bị lấy mạng.
“Ở những nơi tàn sát lừa trên quy mô lớn vì mục đích thương mại, những hành vi phi nhân đạo là vô cùng khủng khiếp”, tờ Guardian trích lời Faith Burden, giám đốc nghiên cứu và hỗ trợ hoạt động tại Donkey Sanctuary cho biết.
Video đang HOT
Xác lừa chất đống tại một lò mổ ở Kenya. Ảnh: New York Times.
Hiện 18 quốc gia đã có hành động nhằm kiểm soát ngành công nghiệp da lừa. Tuy nhiên, luật pháp còn lỏng lẻo khiến quy mô lừa bị tàn sát và lấy da vẫn còn rất lớn.
Cũng có nhiều lo ngại rằng việc buôn bán da lừa không được kiểm dịch kỹ sẽ gây lây bệnh ở lừa như bệnh than và uốn ván sang con người.
Lừa là con vật đỡ đần cuộc sống cho hơn 500 triệu người ở những vùng nghèo đói nhất trên thế giới. Tuy nhiên ngành công nghiệp da lừa đã đẩy giá lừa lên cao và khiến nhiều người không đủ điều kiện mua hoặc thay thế con khác nếu lừa của họ bị đánh cắp.
Theo news.zing.vn
Khi nào cần tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ?
BS.Nguyễn Thị Hà Trang, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: Bên cạnh các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván,...
Vắc xin phế cầu khuẩn cũng là sản phẩm khiến cha mẹ quan tâm. Bởi đây là mũi vắc xin bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng cần được tiêm phòng đầy đủ, nhằm ngăn chặn hoặc phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên.
Vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn Synflorix có nguồn gốc xuất xứ từ Bỉ, được kiểm duyệt chất lượng nghiêm ngặt. Hiện nay, tại Việt Nam, vắc xin phế cầu khuẩn đang được đưa vào sử dụng trong nhiều cơ sở y tế.
Vì sao cần tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ?
Một số bệnh gây ra bởi vi khuẩn phế cầu rất khó phát hiện điển hình như viêm màng não với triệu chứng ban đầu của bệnh ở trẻ nhỏ dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ngoài ra, phế cầu khuẩn còn gây ra các căn bệnh nguy hiểm khác như: Viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết,...
Phế cầu khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ nhỏ và gây ra bệnh bất cứ thời điểm nào. Nhất là những trẻ nhỏ có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch yếu càng nhanh bị bệnh và tiến triển nặng hơn. Nếu trẻ không được tiêm phòng đầy đủ hoặc không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong. Do đó bắt buộc cần tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn khi trẻ đủ tuổi.
Khi nào cần tiêm Vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ?
Theo BS. Nguyễn Thị Hà Trang, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, Vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ thường áp dụng ở trẻ đủ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Trẻ sẽ được tiêm ở vùng cơ delta cánh tay hoặc mặt trước bên của đùi tùy vào từng độ tuổi. Dưới đây là những thời điểm cụ thể, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh:
Đối với trẻ đủ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: Trẻ trong độ tuổi này thường được khuyến cáo áp dụng 1 trong 2 liệu trình tiêm vắc xin: 3 liều cơ bản hoặc 2 liều cơ bản.
Liệu trình tiêm với 3 liều cơ bản: Liều tiêm đầu tiên được thực hiện khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Liều thứ 2 cách liều đầu khoảng 1 tháng và liều thứ 3 cách liều thứ 2 khoảng 1 tháng. Trẻ sẽ được tiêm thêm liều nhắc lại sau 6 tháng tiếp theo.
Liệu trình tiêm với 2 liều cơ bản: Liều tiêm đầu sử dụng vắc xin Synflorix theo khuyến cáo của cơ sở tiêm chủng. Liều tiêm đầu tiên được áp dụng khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất khoảng 2 tháng.
Liều nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm cơ bản cuối cùng.
Lưu ý: Ngoài liều tiêm khi trẻ đủ 2 tháng, cha mẹ có thể thực hiện tiêm sớm hơn khi trẻ đủ 6 tháng. Mỗi liều tiêm chỉ nên sử dụng 0,5ml vắc xin.
Đối với trẻ sinh non ở trong khoảng tuần thứ 27 của thai kỳ
Trẻ sinh non cần áp dụng liệu trình tiêm vắc xin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thay vì áp dụng hai liệu trình kể trên, trẻ cần được tiêm đủ 4 liều, mỗi liều tiêm 0,5ml.
Ba liều tiêm đầu tiên được áp dụng ngay từ khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Các liều thứ 2 và thứ 3 cách liều đầu tiên 1 tháng. Liều tiêm nhắc lại lần thứ 4 được áp dụng sau 6 tháng tiếp theo.
Đối với trẻ nhỏ từ 7 - 11 tháng nhưng chưa từng tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn: Thường áp dụng liệu trình tiêm với 2 liều cơ bản. Liều đầu tiên tiêm khi trẻ trong độ tuổi 7 - 11 tháng, liều thứ 2 cách liều đầu 1 tháng. Liều thứ 3 sẽ tiêm khi trẻ lớn hơn 1 tuổi hoặc cách các liều thứ 2 khoảng 2 tháng.
Đối với trẻ đủ 12 đến 23 tháng tuổi: Độ tuổi này cần tiêm 2 liều và mỗi liều 0,5ml cách nhau tối thiểu 2 tháng.
Trẻ đủ 24 tháng đến 5 tuổi: Đây là độ tuổi cần tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng phế cầu khuẩn. Mỗi liều tiêm 0,5ml và cách nhau tối thiểu 2 tháng.
Một vài điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn
Vắc xin phế cầu khuẩn cần được tiêm đúng độ tuổi với liều tiêm theo quy định của bộ y tế. Mặc dù vắc xin có tác dụng ngăn ngừa phế cầu khuẩn hiệu quả cho trẻ tuy nhiên cũng có trường hợp cần cân nhắc khi tiêm. Bao gồm: Trẻ sinh non dưới 28 tuần, trẻ bị nhiễm bệnh (HIV, suy lách,...), suy giảm miễn dịch, giảm bạch cầu và rối loạn đông máu; Trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin
Với những trẻ mắc một trong những trường hợp kể trên, cha mẹ cần chia sẻ với bác sĩ trước khi tiêm. Nhằm lựa chọn giải pháp an toàn, đảm bảo sức khỏe của con trẻ tốt nhất.
Sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn, một vài trẻ sẽ kèm theo phản ứng phụ. Có trẻ bị đau nhức ở vùng tiêm, sốt nhẹ, biếng ăn, khóc kèm theo tác dụng phụ hiếm gặp (nôn, tiêu chảy, phát ban, dị ứng,...).
Để giảm cảm giác đau nhức và hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm vắc xin, cha mẹ cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần cho trẻ ở nơi tiêm phòng khoảng 1 tiếng sau tiêm để theo dõi trước khi cho về nhà. Trong trường hợp trẻ xuất hiện các dấu hiệu ngoài mong muốn, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Châu Anh
Theo GDTĐ
Tổng hợp các nguyên nhân gây sốt cao có thể bạn chưa biết! Sốt cao bản chất là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý nào đó. Tìm ra nguyên nhân gây sốt sẽ giúp hạ nhiệt nhanh chóng và có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Tổng hợp các nguyên nhân gây sốt cao có thể bạn chưa biết Thông tin tổng quan về cơn sốt Đối với người lớn, sốt có thể...