“Nữ tướng” trồng rừng vượt nghịch cảnh thành tỷ phú
Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.
Vượt qua nghịch cảnh
Sau ngày lập gia đình rồi ra ở riêng, cuộc sống của vợ chồng chị Ba luôn trong cảnh chạy ăn từng bữa. Năm 2004, nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình hồ Tả Trạch, gia đình chị phải di dời từ xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) đến tái định cư ở thôn Dương Lộc. Nơi ở mới thiếu đất sản xuất nên gia đình chị tiếp tục trong cảnh bữa đói bữa no.
Đảm đương làm kinh tế, chị Nguyễn Thị Ba vẫn chăm sóc chu đáo cho chồng chẳng may tàn tật do tai nạn. A.S
Chị Nguyễn Thị Ba thực sự là tấm gương sáng về nghị lực vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu. Bên cạnh làm giàu cho gia đình, chị ấy đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của xã Lộc Bổn”. Ông Nguyễn Văn Tân- Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Bổn
Khi vợ chồng chị đang oằn lưng vì nỗi lo cơm áo thì tai họa ập đến. Năm 2005, chồng chị là anh Đặng Thi bị tai nạn giao thông gãy cột sống, liệt nửa người. Chị chạy vạy vay mượn khắp nơi nuôi anh nằm viện 2 năm trời nhưng không thể giúp chồng thoát khỏi cảnh tàn phế. Trụ cột của gia đình mất khả năng lao động, hàng ngày chị ngược xuôi bán cháo, bánh canh nuôi cả nhà.
Video đang HOT
Thời điểm đó ở xã Lộc Bổn cũng như tỉnh Thừa Thiên- Huế phong trào trồng rừng kinh tế phát triển mạnh. Thấy nghề trồng và chăm sóc rừng thuê có thu nhập ổn định, chị đứng ra tập hợp gần 10 phụ nữ nghèo trong khu tái định cư thành lập tổ trồng và chăm sóc rừng thuê và chị được bầu làm tổ trưởng. Rồi chị nhờ Hội Nông dân xã đứng ra tín chấp để vay ngân hàng 10 triệu đồng mua sắm phương tiện phục vụ cho việc làm thuê. Nhờ làm ăn uy tín, tổ của chị liên tục được chủ rừng trong vùng thuê trồng, chăm sóc và thu hoạch rừng nên thu nhập khá cao, người gia nhập tổ ngày càng đông.
Sau khi tích trữ được số vốn khá, chị Ba mạnh dạn vay mượn mua 1 xe tải, 2 máy múc đất trị giá gần 1,7 tỷ đồng để làm dịch vụ trồng, chăm sóc và thu hoạch rừng quy mô lớn. Hàng năm, tiền thu được từ hoạt động dịch vụ chị mua đất trồng rừng kinh tế cho gia đình. Đều đặn mỗi năm gom mua 3-5ha đất rừng, đến nay gia đình chị đã sở hữu 44ha đất rừng và trở thành một trong những hộ sở hữu diện tích rừng lớn ở xã Lộc Bổn. Vợ chồng chị cũng vừa mua xe hơi để phục vụ cho việc đi thăm rừng.
“Bà đỡ” của người nghèo
Dẫn tôi đi thăm những cánh rừng keo bạt ngàn, chị Ba kể, nhiều năm trở lại đây, mỗi năm doanh thu từ rừng trồng và cung cấp dịch vụ liên quan đến rừng của gia đình chị đạt tiền tỷ. Năm nay chị đã đạt doanh thu khoảng 1,2 tỷ đồng, trong đó từ thu hoạch rừng trồng của gia đình đạt 600 triệu đồng, thu từ nhận khoán trồng, chăm sóc, thu hoạch rừng gần 200 triệu đồng, thu từ dịch vụ xe tải, máy xúc 400 triệu đồng… Sau khi trừ tất cả các chi phí, gia đình chị đạt lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng.
Không chỉ làm ăn giỏi, chị còn được coi là “bà đỡ” của người nghèo ở địa phương. Nhiều năm trở lại đây, mô hình kinh tế của chị tạo việc làm thường xuyên cho 70 người dân ở xã với thu nhập từ 200.000 – 250.000 đồng/người/ngày công. Chị là nông dân có mô hình kinh tế tạo nhiều việc làm với thu nhập ổn định cho người lao động thuộc diện nhất, nhì trên địa bàn huyện Phú Lộc.
Không chỉ giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động, chị Ba còn thường xuyên hỗ trợ người nghèo ở địa phương về vốn, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng. Sự hỗ trợ này đã giúp nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã vươn lên làm giàu. Nhiều năm qua, năm nào chị cũng trích một phần lợi nhuận từ làm ăn để đóng góp xây dựng thôn xóm. Với những thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế và giúp đỡ người dân ở địa phương vươn lên, chị đã nhiều lần được chính quyền và hội nông dân huyện, tỉnh tặng bằng khen.
Theo Danviet
Từng mất trắng vì bão, vẫn thành tỷ phú nhờ... cá
Những ngày này, gia đình "Nông dân xuất sắc Việt Nam 2016" Phạm Đình Chiểu ở xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đang khẩn trương đóng lại bè, lồng nuôi cá, từng bước khắc phục thiệt hại sau bão lũ.
Mất trắng vì bão
Ngay sau bão số 1, ông Chiểu đã bắt tay ngay vào việc đóng mới cũng như khôi phục các lồng bè cá. Đ.T
Ngay sau bão, người dân xã Vũ Đoài đã thấy 2 vợ chồng ông Chiểu cần mẫn cùng toán thợ đóng lại từng lồng bè chắc chắn, cẩn thận. Từ sáng sớm đến tối mịt mà ông vẫn cặm cụi ngoài bè cá.
Cuối tháng 7, đầu tháng 8.2016, gia đình ông Phạm Đình Chiểu đón 1 tin vui và 1 chuyện không vui. Tin vui là ông được Hội đồng bình chọn cấp T.Ư bỏ phiếu chọn là 1 trong 63 "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2016". Chuyện không vui là cơn bão số 1 đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc đã gây thiệt hại nặng nề đối với các lồng, bè nuôi cá trên sông của gia đình.
Trước khi cơn bão số 1 xảy ra, gia đình ông Chiểu là hộ nuôi cá lồng bè lớn nhất tỉnh Thái Bình. Với 74 lồng bè, 6 tháng đầu năm 2016, ông Chiểu đã xuất bán được 270 tấn cá lăng, diêu hồng, chép giòn. Ông Chiểu bảo, năm nay đàn cá sinh trưởng tốt, dự kiến 6 tháng cuối năm sẽ còn thu hoạch thêm hơn 300 tấn cá nữa. Tuy nhiên, "người tính không bằng trời tính". Sau khi bão số 1 đi qua, toàn bộ tài sản của gia đình ông Chiểu đang "gửi gắm" vào các lồng bè cá mất trắng.
Ông Chiểu chậm rãi kể lại: "Trước đó, tôi nghe báo bão số 1 không lớn, sức gió chỉ cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9. Nhưng khi bão vào sức gió rất mạnh, tôi không kịp trở tay. Tôi có 74 lồng cá thì có đến hơn 60 cái lồng đã bị giật đứt hết dây neo, sóng đánh trôi ngược phía thượng nguồn. Hơn 300 tấn cá ước tính giá trị hơn 20 tỷ đồng mất trắng trong 1 đêm".
Không lùi bước trước khó khăn
Tính đến nay ông Chiểu gắn bó với nghề nuôi cá lồng bè đã 4 năm. Trải qua bao thăng trầm cùng nghề nuôi cá lồng bè đã rèn luyện cho ông sự rắn rỏi, bền gan vượt khó. Ông Chiểu tâm sự: "Mất của, nhất là tài sản lớn như thế cũng đau xót lắm chứ, nhiều đêm trăn trở không ngủ nổi. Bởi, giờ đây không những mất trắng tài sản mà còn mang thêm nợ lãi ngập đầu. Khó khăn là vậy, nhưng vợ chồng tôi đồng lòng bảo nhau vượt khó, khắc phục hậu quả sau bão số 1".
Ngay sau bão, người dân xã Vũ Đoài đã thấy 2 vợ chồng ông cần mẫn cùng toán thợ đóng lại từng lồng bè chắc chắn, cẩn thận. Từ sáng sớm đến tối mịt mà ông vẫn cặm cụi ngoài bè cá. Phơi nắng cả ngày, da ông đen bóng như dầu luyn, tóc cũng điểm thêm nhiều sợ bạc.
Sau gần 2 tháng nỗ lực, đến nay ông Chiểu đã đóng lại 32 lồng cá, chi phí cho mỗi lồng gần 30 triệu đồng. Ông Chiểu bảo ngày mai, ông bắt đầu đem cá giống ra thả. "Ngay trong lúc khó khăn này, nhận được sự giúp đỡ, động viên của anh em, bạn bè và các cơ quan đoàn thể trong đó có Hội Nông dân tôi rất xúc động. Tôi mong muốn các cấp ban ngành tạo điều kiện, hỗ trợ tôi tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để nhanh chóng ổn định sản xuất" - ông Chiểu chia sẻ.
Theo Danviet
Nghị lực phi thường của "tỷ phú một tay" Về xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường (Nam Định) hỏi thăm "bà trùm" nông dân Mai Thị Nhung (SN 1966), ai cũng biết. Không may mất đi 1 cánh tay nhưng bằng nghị lực phi thường, chị Nhung đã vượt khó, vươn lên thành tỷ phú. Tỷ phú chân đất Công ty TNHH Cơ khí Đình Mộc do vợ chồng chị Nhung làm...