Nữ tiến sĩ mê làm “khắc tinh” căn bệnh thần kinh
Thần kinh, não bộ con người là những ẩn số mà khoa học khó chạm đến nhất. Nhưng nữ tiến sĩ trẻ Hà Thị Thanh Hương thay vì chon những chuyên ngành thời thượng dễ có danh lợi hơn lại chọn rẽ vao con đường hẹp – thần kinh học.
Khi phát hiện người thân bị trầm cảm, nữ tiến sĩ 32 tuổi miệt mài dấn thân vào hành trình đi tìm lời giải, phát hiện và can thiệp sớm những chứng bệnh thời đại như trầm cảm, tự kỷ và mới đây nhất là Alzheimer.
Từ Đại học Stanford danh gia đến “tốp 15″ nhà thần kinh học
Từ khi còn là nữ sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM), Thanh Hương đã sớm bộc lộ năng khiếu môn sinh học. Cô đoạt giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 11 và 12; giải khuyến khích học sinh giỏi cấp quốc gia cho bộ môn yêu thích. Năm 2007, Thanh Hương đậu vào ngành công nghệ sinh học Trường đại học (ĐH) Khoa học Tự nhiên với điểm số cao vút: 28,5.
Đi đúng đam mê nên ở giảng đường, cô nữ sinh tha hồ phát huy thế mạnh trong học tập lẫn nghiên cứu. Thanh Hương lần lượt dung nap vào bộ sưu tập học bổng Lawrence S.Ting (2009-2010), Odon Vallet (2011) và đạt sinh viên 5 tốt cấp thành phố…
Năm 2011, Thanh Hương tốt nghiệp thủ khoa ngành công nghệ sinh học, đầu quân tham gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng của ĐH Oxford (Anh) để tích lũy kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế.
Nữ tiến sĩ trẻ Hà Thị Thanh Hương (giữa) đang hướng dẫn sinh viên Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) nghiên cứu
Trong năm đó, Thanh Hương nộp hồ sơ học bổng Quỹ Giáo dục Việt Nam để theo đuổi ước mơ đặt chân tới ĐH Stanford – một trong những ĐH danh giá nhất xư cơ hoa. Những ngôi trường tinh hoa luôn có cách thức tuyển chọn ứng viên riêng, hết sức nghiêm ngặt nhưng cũng đầy thú vị.
“Ngoài các yếu tố về học lực, kỹ năng, ngoại ngữ, bạn phải thuyết phục họ bằng cách khẳng định đam mê thực sự, chứng minh sự quyết tâm nhất quán trở thành chuyên gia trong lĩnh vực muốn theo đuổi thông qua sự đầu tư nghiêm túc cho nghiên cứu và học tập cũng như cống hiến đối với xã hội”, Thanh Hương chia sẻ.
Xuất sắc vượt qua thử thách để nhân hoc thăng lên tiên si, Thanh Hương con nhận thêm suất học bổng danh giá của cựu sinh viên Stanford (mỗi năm chi co hai suất) để trở thành nghiên cứu sinh ngành thần kinh học với trọng tâm là nghiên cứu bệnh tự kỷ. Thanh Hương cho biết, những trăn trở, ý tưởng đã nhen nhóm từ cuối năm 2017, cho nên ngay sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ, chị vội vã trở về nước mà không có bất kỳ lăn tăn gì về chuyện ở hay về.
Video đang HOT
Năm 2018, ngồi trên chuyến bay trở về sau nhiều năm miệt mài tích lũy kiến thức nơi xứ người, Thanh Hương mang trong mình quyết tâm tìm kiếm những giải pháp khoa học cho các bài toán liên quan tới não bộ, góp phần nâng cao sức khỏe trí tuệ và tinh thần của người Việt Nam. Quay về quê nhà, Thanh Hương chọn ngay Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) để công tác, bắt tay tìm kiếm cộng sự để lập tức triển khai các dự án.
Giưa nhưng ngay dich COVID-19 hoanh hanh, có một tin vui đối với giới nghiên cứu y tế Việt Nam: Tổ chức Quốc tế Nghiên cứu về khoa học thần kinh (International Brain Research Organization) công bố kết quả xét trao giải thưởng Early Career Award – một giải thưởng dành cho các giáo sư trẻ – và tiến sĩ Hà Thị Thanh Hương là nhà nghiên cứu Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng uy tín này cùng với 14 nhà nghiên cứu khác trên toàn cầu.
Ngoài công trình liên quan đến Alzheimer, tiến sĩ Hương đang chủ nhiệm hai đề tài khác là Các phương pháp phát hiện stress và Các phương pháp can thiệp để giảm stress. Chị cũng tham gia vào công trình nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ về lĩnh vực xây dựng cơ sở dữ liệu điện não của người Việt Nam để phục vụ việc điều khiển các thiết bị tương tác giữa não với máy tính.
Hay tin nhận được giải thưởng trị giá 5.000 euro, tương đương 140 triệu đồng, Thanh Hương cùng các cộng sự nhóm nghiên cứu rất phấn khởi. Vì công trình Tìm kiếm các phương pháp chẩn đoán sớm và chính xác cho bệnh Alzheimer do chị làm trưởng nhóm đã có thêm kinh phí sau gần hai năm các thành viên tự bỏ tiền túi. Nghiên cứu về Alzheimer vốn khó trăm bề, vừa ít nghiên cứu đi trước vừa khó kiếm quỹ tài trợ.
Gõ cửa bệnh viện để “xin” mẫu bệnh
Từ khảo sát ban đầu, tiến sĩ Hà Thị Thanh Hương xác định có hai bài toán lớn về bệnh não bộ có thể giải quyết. Đầu tiên là nhóm những căn bệnh liên quan đến stress – căn nguyên của nhiều bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm đang ám ảnh các nước có nhịp sống công nghiệp nhiều áp lực.
Nhóm bệnh thứ hai hiện chưa phải là nỗi lo lớn ở Việt Nam hiện nay, nhưng trong chục năm tới khả năng sẽ là gánh nặng cho ngành y tế. Đó là các bệnh lão hóa. Cụ thể hơn là bệnh Alzheimer. Theo nữ tiến sĩ, Alzheimer là căn bệnh gây tử vong cao nhất ở người lớn tuổi. Chỉ trong vòng 5-7 năm qua, Alzheimer từ vị trí thứ bảy đã lên vị trí thứ năm trong số các nguyên nhân gây tử vong ở người cao tuổi. Trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam, nghiên cứu về Alzheimer càng trở nên cấp thiết.
Chọn đi vào “đường hẹp” với chứng bệnh chưa quá phổ biến ở Việt Nam, tiến sĩ Hương cùng các thành viên trong nhóm nghiên cứu gặp muôn vàn khó khăn. Trong đó, trở ngại lớn nhất là tìm cho được đối tác nghiên cứu tại các bệnh viện. Thông thường, những nghiên cứu lớn trên thế giới sẽ bắt đầu bằng việc xây dựng chuỗi nhóm bệnh nhân bị Alzheimer sẵn sàng tham gia nghiên cứu. Tại nhiều bệnh viện lớn ở các quốc gia phát triển có sẵn hồ sơ của bệnh nhân liên quan, tạo nguồn dữ liệu tốt để các nhà khoa học nghiên cứu. Nhưng ở Việt Nam chưa có dữ liệu về nhóm bệnh nhân như vậy nên gần như phải đi từ con số 0.
Tháng 3/2019, tiến sĩ Hương bắt tay thực hiện công trình, thành lập nhóm nghiên cứu Phòng thí nghiệm sức khỏe não bộ và “rủ rê” một số đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu trẻ khác cung tham gia. Dự án này giúp chẩn đoán sớm, chính xác tình trạng bệnh Alzheimer để có cách chăm sóc và điều trị hiệu quả, giảm chi phí điều trị.
“Chúng mình phải “gõ cửa” từng bệnh viện tìm kiếm những bác sĩ thực sự quan tâm đến Alzheimer rồi mời họ hợp tác, hỗ trợ. Sau khoảng thời gian hai năm, cuối cùng đã thiết lập được mối quan hệ nghiên cứu khá chặt chẽ với bộ môn lão của Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM và đơn vị Trí nhớ và Sa sút trí tuệ của Bệnh viện 30/4. Ngày đó, bọn mình cảm thấy vỡ òa vì may mắn”, chị nhớ lại.
“Từ ngày đi học, tôi mong muốn mình có thể tìm ra phương pháp chữa trị hiệu quả cho các bệnh như trầm cảm, tự kỷ và phát triển ngành thần kinh học tại Việt Nam. Sau khi về nước, tôi nhận ra mình còn mong muốn mãnh liệt hơn là được chia sẻ, hướng dẫn, động viên các bạn nữ sinh viên theo đuổi những ngành nghề liên quan đến khoa học, công nghệ…”, tiến sĩ Hà Thị Thanh Hương.
Trên thế giới, hiện đã có một số công cụ phục vụ chẩn đoán bệnh Alzheimer được FDA Hoa Kỳ công nhận (chích dịch não tủy để xét nghiệm, chụp ảnh não bằng PET), nhưng những kỹ thuật này ở Việt Nam chưa thực hiện được do rất đắt tiền và xâm lấn nhiều. Điều này đặt ra cho nhóm nghiên cứu hướng tiếp cận thực hiện với giá thành rẻ hơn và ít xâm lấn hơn.
Nhóm nghĩ đến làm hệ thống trí tuệ nhân tạo, sử dụng nguồn dữ liệu có sẵn để huấn luyện cho mô hình trí tuệ nhân tạo học được cách phát hiện khác biệt trong những hình ảnh MRI của bệnh nhân Alzheimer. Từ đó, phát triển thành công cụ phát hiện khác biệt giữa người bình thường với người mắc bệnh Alzheimer với độ chính xác lên đến 97%.
Tiến sĩ Hà Thị Thanh Hương chia sẻ: “Nếu cố gắng hết sức, nhóm nghiên cứu sẽ sớm cho ra những công cụ ứng dụng có thể sử dụng trong các bệnh viện. Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang phát triển công cụ trên bộ dữ liệu của người nước ngoài nên bước tiếp theo phải tiến hành thêm trên dữ liệu người Việt Nam. Bước quan trọng kế tiếp là phải làm sao thuyết phục các bác sĩ và bệnh viện đưa phần mềm đó vào quy trình khám chữa bệnh Alzheimer. Trước mắt phải làm sao để thuyết phục Bộ Y tế kiểm duyệt và cho phép bộ công cụ này được đưa vào sử dụng. Đối với bất kỳ sản phẩm nào trong ngành y tế thì chặng đường từ phòng lab tới tay bệnh nhân đều rất dài và đòi hỏi nhiều nỗ lực”.
Phụ nữ chọn con đường nghiên cứu không dễ dàng, nhất là khó thu xếp thời gian để dung hòa giữa gia đình và công việc. Tiến sĩ Hương nói, trên chặng đường gian nan đó, may mắn cô luôn có gia đình hỗ trợ hết mình. Khi xác định nghiên cứu khoa học là đường dài thì cứ cố gắng mỗi ngày, tìm tòi, học hỏi, bổ sung và đợi chờ ngày sản phẩm hữu ích của mình đi vào đời sống. Hạnh phúc, với chị đến từ những điều giản đơn như thế.
Học sinh cuối cấp không dám lơ là với học online
Chỉ còn cách kỳ thi tốt nghiệp THPT vài tháng, Nguyễn Bình lên kế hoạch tận dụng mọi kênh online để học trong thời gian nghỉ vì Covid-19.
Kỳ nghỉ Tết kết thúc, Nguyễn Bình, học sinh lớp 12 ở TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, vẫn chưa phải đến trường. Hai ngày qua, trường em chưa thông báo học online. Thầy cô chỉ gửi link tuyển tập đề cho học sinh luyện, dặn đọc lại các bài học gần nhất. Không cho phép mình nghỉ ngơi, Bình bắt đầu lướt trang Facebook của các trung tâm dạy trực tuyến nổi tiếng để tìm kiếm lịch livestream bài giảng, đồng thời tham gia các nhóm dành cho học sinh cuối cấp để trao đổi bài.
"Biết rằng học online sẽ không hiệu quả như trực tiếp, nhưng nếu coi thường, học lớt phớt rồi kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ không tốt, đặc biệt với những học sinh cuối cấp, đã phải học online từ năm ngoái như em", Bình nói.
Nam sinh nhớ lại đợt học online vào kỳ II năm ngoái, mọi thứ đến một cách thụ động với cả nhà trường, giáo viên và học sinh. Khi đó, các tiết học với thầy cô không nhiều, chủ yếu giao bài ôn luyện, gửi lịch học qua truyền hình hoặc xem livestream "ké" của thầy cô ở trung tâm dạy trực tuyến lâu năm trên Facebook.
Khi quay lại trường, thầy cô vẫn giảng lại những bài học đó nhưng theo kiểu lướt qua, điểm lại kiến thức cần nhớ. Những bạn không chăm sẽ không thể nhớ và đào sâu được. Điều này sẽ phần nào ảnh hưởng bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn có một lượng câu hỏi nhất định rơi vào phần kiến thức lớp 11.
Năm nay có lẽ thầy cô cũng lo ngại nên ngay từ học kỳ I lớp 12 đã đẩy nhanh phần kiến thức quan trọng của cả năm, chỉ còn một phần nhỏ kỳ II học nốt, sau đó dành phần lớn thời gian để ôn tập, luyện đề, thi thử trước khi kỳ thi chính thức diễn ra. Vì vậy, đến thời điểm này, Bình đã hòm hòm về kiến thức cơ bản nhưng để nói tự tin đi thi, lấy kết quả vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học thì chưa.
Hiện, Bình đã chuẩn bị phòng học riêng với máy tính bàn kết nối Internet, có webcam, tai nghe tích hợp mic đầy đủ cùng tâm lý "học trực tuyến không chỉ để cho có". Nam sinh lên kế hoạch tập trung nhiều hơn vào các môn thi tốt nghiệp gồm Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh, trong đó đặc biệt chú ý ba môn Toán, Lý, Hóa - tổ hợp em lựa chọn để xét tuyển đại học.
"Em sẽ theo dõi thông báo về lịch cũng như hình thức học trực tuyến ở trường để theo, cùng với đó là luyện đề thầy cô gửi, trao đổi qua điện thoại với bạn bè hoặc thầy cô khi gặp phần kiến thức không hiểu", Bình chia sẻ.
Trải qua một năm học online, Võ Việt Phương, lớp 12Tin, trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP HCM) phần nào hình dung được việc học theo hình thức này vận hành ra sao. Tuy nhiên, khác với tâm trạng của một học sinh lớp 11, nam sinh có chút lo lắng bởi đây là năm cuối cấp. Em tự nhủ phải tập trung hết sức, không xao nhãng việc học trong những tháng chạy nước rút.
Theo Phương, các môn Văn, Sử, Địa học bằng hình thức online đem lại hiệu quả gần bằng học tập trung trên lớp. Toán, Lý, Hóa cũng khá ổn nếu học sinh chăm chỉ, tập trung. Dự định thi tốt nghiệp THPT với tổ hợp môn Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào ngành Quan hệ quốc tế hay Báo chí, Phương xác định dù học online chỉ là giải pháp tình thế vẫn phải nghiêm túc, chủ động để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Võ Việt Phương trong buổi học online ngày 18/2. Ảnh: Lê Nam.
Cũng giống học sinh THPT, nhiều học sinh THCS cũng đang "xốc lại tinh thần" sau kỳ nghỉ Tết. Hoàng Yến, học sinh lớp 9 trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức, TP HCM, đã chán cảm giác ở nhà dài ngày, muốn đến trường gặp bạn bè, nhưng lại nhận quyết định ở nhà học online. Năm cuối cấp với kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập vào đầu tháng 6, học kỳ II rất quan trọng với Yến và nhiều bạn cùng lớp. "Với những bạn xuất sắc thì việc học ở nhà hay đến trường cũng không mấy quan trọng, nhưng lực học chỉ ở mức khá nên em rất lo. Chưa kể, vì dịch mà em cũng không được học thêm một số môn yếu", Yến chia sẻ.
Chiều 14/2 (mùng ba Tết), ba mẹ và Yến đã ngồi lập thời gian biểu để học tại nhà. Mỗi buổi sáng, chiều Yến sẽ học 3-4 tiếng theo lịch học online của trường và rèn giải bài tập, hai tiếng buổi tối là thời gian học tiếng Anh. Để không bị rối khi học, nữ sinh chỉ tập trung học theo sách giáo khoa để nắm căn bản, không sử dụng các sách nâng cao.
Môn học Yến tự tin nhất là Văn và tiếng Anh, kém hơn là Toán. Việc học online một học kỳ lớp 8 đã cho nữ sinh nhiều kinh nghiệm. Trong buổi học phải tập trung cao, có sổ ghi chép để tốc ký lời cô giảng, các bài tập phải được in sẵn để thuận tiện làm bài. "Nguyện vọng một năm nay của em là THPT Trưng Vương, thuộc nhóm trường có đầu vào khá cao nên phải cố gắng rất nhiều. Dù lo lắng nhưng em không mất bình tĩnh, cứ học chậm mà chắc", Yến nói.
Giống như Yến, Bảo Minh, học sinh lớp 7 ở Long Biên, Hà Nội, cho rằng dù học online chỉ là giải pháp tình thế, em vẫn cần học nghiêm túc ngay từ đầu. "Năm ngoái chúng em học qua Zoom không hiệu quả, phần mềm thường xuyên có vấn đề, lúc thì bị thoát ra bất ngờ, lúc lại có bạn bật nhạc linh tinh khiến lớp học bị gián đoạn. Nhưng bọn em bắt buộc học theo hình thức này vì chưa thể nói trước điều gì về dịch bệnh", nữ sinh lớp 7 chia sẻ.
Minh không bị áp lực bởi các kỳ thi quan trọng nhưng cho rằng kiến thức lớp nào cũng quan trọng bởi là nền tảng để học các năm sau. Xác định có thể phải học trực tuyến lâu dài do Hà Nội đang có tới 35 ca Covid-19, lại là nơi có nhiều người từ tỉnh khác đến học tập và làm việc, Minh bảo phải chăm chỉ ghi chép và học chỉn chu ngay từ đầu để tránh việc học lại mất thời gian. Nữ sinh hy vọng dịch bệnh được kiểm soát tốt để em và các bạn sớm được quay trở lại trường.
Đến 18/2, gần 50 tỉnh, thành cho học sinh tiếp tục ở nhà sau Tết Tân Sửu, trong đó có Hà Nội và TP HCM. Các Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu trường học phải lên phương án dạy online phù hợp, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm học.
Việc học online cũng là chỉ đạo chung của toàn ngành giáo dục. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 ngày 4/2, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo toàn ngành kích hoạt, mở rộng và nâng cao hiệu quả dạy trực tuyến, "làm chắc chắn và chất lượng hơn năm ngoái". Nhiều trường phổ thông tại Hà Nội và các địa phương cũng lên phương án sẵn sàng dạy trực tuyến nếu nghỉ học kéo dài sau Tết Tân Sửu.
Hội cuối cấp gian nan hành trình học online, thầy cô nhắn nhủ bí kíp quan trọng nhất Tình hình dịch bệnh liên tục diễn biến phức tạp đã khiến học sinh TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước phải chuyển sang học online. Với những học sinh cuối cấp, việc thay đổi hình thức học tập ít nhiều gây ra những bất cập. Nhớ "hội chị em", lo lắng chuyện thi cử nhưng "pin" luôn ở mức 100%...