Nữ thủ khoa từng hai lần trượt đại học
Từng hai lần trượt trường đại học yêu thích, Nguyễn Hải Vân rẽ hướng sang ngành Y tế cộng cộng, Trường Đại học Y tế công cộng (Hà Nội).
Vân tiếp tục học thạc sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng.
Sau bốn năm miệt mài học tập và tích cực tham gia dự án, nữ sinh trở thành thủ khoa đầu ra của trường.
Bài học từ hai lần vấp ngã
Năm 2015, Nguyễn Hải Vân đặt mục tiêu vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội nhưng không đỗ. Vì gia đình mong Vân theo nghề giáo viên, nữ sinh học ngành Sinh học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, sau một thời gian học tập, trải nghiệm, cô gái Hà Nội nhận thấy bản thân không phù hợp với lĩnh vực này.
Sẵn trong mình tình yêu với lĩnh vực Y khoa, Vân quyết tâm thi lại đại học. Song song với việc học trên trường, nữ sinh tự mình ôn thi. Một năm sau, Vân thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội nhưng vẫn trượt. Qua hai lần vấp ngã, Vân quyết định chọn hướng đi khác để theo đuổi đam mê. Và Trường ĐH Y tế công cộng là nơi Vân gắn bó trong bốn năm tiếp theo.
“Trường ĐH Y tế công cộng có ít khoa nên nguồn lực cho ngành Y tế công cộng được tập trung đầu tư hơn các trường y khác. Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận hai bằng, gồm bằng đại học Y tế công cộng và bằng chuyên ngành tự chọn vào năm cuối. Vì vậy, mình quyết định chọn ngôi trường này”, Vân cho biết.
Thời gian đầu, Vân tìm hiểu và thử nghiệm các phương pháp học khác nhau để tìm ra cách phù hợp với bản thân. Sau đó, nữ sinh liên tục áp dụng để tạo thói quen. Một trong những phương pháp học hiệu quả nhất với nữ sinh là sơ đồ tư duy. Sau mỗi bài học, Vân thường tóm tắt kiến thức dưới dạng sơ đồ, hình vẽ để dễ dàng ghi nhớ ý chính.
Vân chia sẻ: Trên lớp, mình tập trung nghe giảng, ghi lại những nội dung liên hệ thực tế hoặc kiến thức không có trong sách để làm tăng vốn hiểu biết. Khi chuẩn bị thi, mình tập trung ôn lại kiến thức cơ bản và những kiến thức đã ghi chép vì nhiều kiến thức không có trong sách vẫn xuất hiện trong đề.
Từ những ngày đầu, Vân đã đặt ra nguyên tắc học tập là ưu tiên số một và phải luôn giữ vững kỷ luật trong học tập. Vì theo đuổi ngành học liên quan tới sức khỏe con người, nữ sinh giải thích phải rèn luyện tinh thần trách nhiệm ngay khi ngồi trên giảng đường.
Vân luôn sắp xếp thời gian khoa học, ưu tiên cho việc học tập và hoàn thành tốt nhất việc học trong khả năng của mình. Dù có những ngày bận rộn với công việc bên ngoài, Vân vẫn không quên nhiệm vụ phải hoàn thành bài tập. Trước các kỳ thi, Vân không để “nước đến chân mới nhảy” mà luôn ôn tập một cách có hệ thống.
Nhờ học tập có hệ thống và trách nhiệm, Vân khép lại bốn năm tại Trường ĐH Y tế công cộng với điểm trung bình học tập 8.22/10, trở thành thủ khoa đầu ra của trường.
Video đang HOT
Cơ duyên với hoạt động xã hội
Tập trung vào học tập nhưng Vân không cho rằng, “sách vở là nguồn kiến thức duy nhất” mà còn có thể thu nạp kiến thức từ việc tham gia dự án của các tổ chức phi chính phủ hoặc dự án vì cộng đồng.
Năm thứ ba đại học, Vân đăng ký tham gia dự án nghiên cứu về lao động nữ yếu thế. Nghiên cứu do tổ chức UNESCO tài trợ, nhằm tìm hiểu điều kiện lao động và những khó khăn các nữ lao động gặp phải trong quá trình hành nghề.
“Nhờ tham gia vào dự án này, mình có thể tiếp xúc, trò chuyện và lắng nghe câu chuyện của nhóm người yếu thế trong xã hội. Từ đó, có thể làm bạn, chia sẻ và hiểu họ theo cách chân thật hơn, gạt bỏ những định kiến của xã hội”, Vân tâm sự.
Sau các hoạt động ngoại khóa, Vân nhận thấy điều thay đổi rõ nhất ở bản thân là tính chủ động, sẵn sàng hướng tới những điều bản thân mong muốn. Từ sự chủ động này, Vân tích lũy thêm nhiều mối quan hệ xã hội và cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về ngành Y và tìm ra thế mạnh, sở thích của bản thân.
Dù không thể theo đuổi mục tiêu ban đầu, Vân cảm thấy biết ơn quãng thời gian gắn bó với Trường ĐH Y tế công cộng vì giúp bản thân hình thành tính kỷ luật, chỉn chu trong công việc và tư duy đổi mới, sáng tạo. Cũng tại nơi đây, Vân gặp được nhóm bạn thân, hết lòng ủng hộ và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống.
Trong khi bạn bè cùng lớp tìm kiếm việc làm, Vân quyết định học lên thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng. Vân giải thích lựa chọn hướng đi mới nhờ vào những năm tháng đại học tham gia các dự án, nghiên cứu và dần hình thành tình yêu với ngành Tâm lý học.
Thủ khoa 2 lần trượt đại học, bỏ dở sư phạm để tìm lối đi riêng
Trải qua hai lần trượt đại học với nhiều thất vọng và khủng hoảng, Vân vẫn tiếp tục đứng dậy, lấy lại sự tự tin cho bản thân và ngày càng bản lĩnh, dám đấu tranh vì những gì mình mong muốn.
Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyễn Hải Vân (cựu sinh viên Trường ĐH Y tế công cộng) cho rằng "Việc trượt đại học 2 lần từng khiến em cảm thấy rất tiếc nuối và tự trách bản thân. Nhưng sau cùng, em nhận ra rằng hướng đi nào rồi cũng tới cái đích mà ta kỳ vọng".
Bỏ dở Sư phạm trước sự phản đối của gia đình
Vân sinh ra ở Hà Nội, trong gia đình có mẹ làm ngành Y. Vì vậy, hơn ai hết, mẹ Vân hiểu nỗi vất vả mà những người trong ngành sẽ phải trải qua. Biết con gái muốn thi vào Trường ĐH Y Hà Nội, mẹ Vân ra sức phản đối.
Nguyễn Hải Vân, thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Y tế Công cộng năm 2020.
Năm 2015, Vân thi vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội nhưng không đỗ. Trước sự quyết liệt của gia đình, Vân đành đăng ký vào ngành Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội theo mong muốn của bố mẹ.
"Giai đoạn đó em hoàn toàn sụp đổ. Bố mẹ có quan điểm trái chiều, khắt khe trong việc học nên em thấy áp lực và thất vọng. Lúc đó, em chỉ nghĩ mình sẽ thi lại", Vân nói.
Một năm đó, Vân tiếp tục nuôi ý định sẽ phải thi lại đại học. Song song với việc học tại trường Sư phạm, Vân vẫn tự mình ôn thi vào trường Y.
Năm 2016, nữ sinh đăng ký lại vào ngành Y đa khoa. Tuy nhiên với số điểm đạt được, Vân vẫn trượt.
"Lần này, em quyết định dừng lại vì thấy mục tiêu vào Y đa khoa có lẽ quá sức với mình. Vì thế, em đã lựa chọn vào một ngôi trường Y khác với mong muốn được thỏa mãn đam mê".
Trường ĐH Y tế Công cộng trở thành nơi học tập trong 4 năm tiếp theo của Vân, mà sau này theo cô, "2 lần trượt đại học đã đưa đẩy em vào trường như một cơ duyên".
Hải Vân trong lễ tuyên dương thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trên địa bàn Hà Nội
2 năm đầu, Vân vẫn cảm thấy thích thú với ngành học của mình.
Nhưng đến cuối năm thứ 2, Vân bắt đầu hoang mang với hướng đi này. Rồi cô bắt đầu tham gia vào các buổi hội thảo về tâm lý. Tình cờ, Vân gặp một giảng viên là chuyên gia Tâm lý học lâm sàng. Sở thích tìm hiểu về tâm lý con người lúc thuở nhỏ lại trỗi dậy.
"Ngày bé, em luôn thích tìm hiểu về tâm tư của mọi người và mong muốn được giúp họ giải tỏa tâm lý. Nhưng khi ấy, em chưa thể gọi tên được ngành nghề. Lên đại học, khi được tiếp xúc với môn Tâm lý, em bắt đầu mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn".
Định hướng tương lai dần rõ ràng hơn với cô gái 23 tuổi.
Nghiên cứu về các nữ lao động tình dục
Trong 2 năm cuối đại học, Hải Vân bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực tâm lý. Trong đó, cô tập trung vào hai đối tượng là những nữ lao động tình dục và cộng đồng người LGBT. Với mỗi đề tài, cô dành khoảng một năm để nghiên cứu.
Về đề tài hướng tới những người trong cộng đồng LGBT, Vân không gặp nhiều khó khăn để tiếp cận do cô đang là thành viên trong nhóm NextGen, một tổ chức hoạt động vì quyền của người LGBT.
Còn đối với đề tài về các nữ lao động tình dục, Vân đã gặp khó khăn ngay từ khâu tiếp cận.
Đây là một nghiên cứu do tổ chức UNESCO tài trợ. Mục tiêu của nhóm là tìm hiểu tâm tư những nữ lao động tình dục, về lý do họ đi theo con đường này và cả những nỗi lo lắng, sợ hãi.
Tuy nhiên, tiếp cận nhân vật không dễ dàng. Bên cạnh việc thuyết phục họ tham gia những cuộc phỏng vấn trực tiếp, Vân cũng đi tham khảo một số nơi làm việc của những nữ lao động này nhằm mục đích nghiên cứu.
"Có hôm, em phải đi bộ vòng quanh một dãy phố ở ngoại thành, nơi các nữ lao động tình dục làm việc để xem phản ứng của họ ra sao, phương thức mời khách như thế nào hay dấu hiệu của khách khi đến mua dâm".
Nhờ vào sự hỗ trợ kết nối với những người trong mạng lưới nữ lao động tình dục tại Hà Nội, Vân đã có cơ hội phỏng vấn những nữ lao động này về cuộc sống và công việc.
"Khi đã cảm thấy tin tưởng, họ đều nhận lời và chia sẻ cởi mở. Dường như, họ rất hiếm có cơ hội để được chia sẻ với người khác, bởi không có ai lắng nghe và họ cũng thấy mình không có tiếng nói".
Tiếp cận với những đối tượng thuộc nhóm yếu thế đã giúp Vân cảm nhận bản thân dần trưởng thành và vững tin hơn vào con đường mình lựa chọn.
Vân trong buổi chia sẻ kết quả nghiên cứu về giới LGBT.
Trong khi bạn bè cùng lớp đã tốt nghiệp và đang tham gia vào các dự án về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Vân lại lựa chọn tiếp tục học lên bậc thạc sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng theo hướng thực hành của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Từng có lúc cảm thấy như vô định, cũng từng nuối tiếc khi 2 lần đều không thể vào được ngôi trường mình mơ, nhưng cũng nhờ vậy, đã có nhiều cơ hội khác mở ra cho Vân.
"Nếu không trượt đại học hai lần, em sẽ không hiểu rằng, nếu theo Y mà chỉ học làng nhàng, khi ra hành nghề sẽ thật tai hại. Cũng nhờ vậy, em đã nhận ra được đam mê của mình và chắc chắn về nó. Từ một đứa trẻ chỉ biết làm mọi thứ để bố mẹ vui lòng, giờ đây em đã biết đấu tranh cho những gì mình mong muốn", Vân nói.
Việc đạt danh hiệu thủ khoa là điều rất nhiều người mơ ước, nhưng với Vân không phải là đích đến của bản thân. "Đây mới chỉ là điểm bắt đầu. Mọi thứ phía trước em vẫn đang phải từng bước tìm hiểu và khám phá".
Học phí Đại học Y tế Công cộng năm 2020 dự kiến Học phí Đại học Y tế Công cộng năm 2020: Đại học Y tế Công cộng vừa thông báo mức học phí các ngành đào tạo năm học 2020-2021. Đại học Y tế Công cộng vừa thông báo mức học phí các ngành đào tạo năm học 2020-2021. Ảnh minh họa Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng...