Nữ thủ khoa Kiểm toán GPA 3.99/4: Lội ngược dòng sau những thất bại ’săn’ học bổng
Nữ sinh viên Lê Thị Mây – lớp Kiểm toán 60C, chuyên ngành Kiểm toán, Viện Kế toán – Kiểm toán đã trở thành thủ khoa đầu ra của Đại học Kinh tế quốc dân với điểm tổng kết 3.99/4 (tương đương 9,48/10).
Cô sinh viên Lê Thị Mây khiến nhiều người ngưỡng mộ khi tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân với điểm GPA là 3.99/4, xuất sắc trở thành thủ khoa của trường.
Nữ sinh Lê Thị Mây cùng bố mẹ trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp.
Chia sẻ về hành trình học đại học của mình, Mây thừa nhận cô cũng từng thất bại khi tham gia tìm học bổng.
“Đầu năm hai, em đăng ký tham gia phỏng vấn học bổng của một ngân hàng doanh nghiệp do nhà trường giới thiệu. Lần đầu phỏng vấn doanh nghiệp lớn, em cũng khá căng thẳng, không tự tin vào bản thân.
Và trong quá trình phỏng vấn ấy, em cũng có lúc vô cùng bỡ ngỡ, thậm chí là “đứng hình” khi nhận được đề bài về nhân sự và giải pháp. Lần ấy, kinh nghiệm phỏng vấn và kiến thức chưa đủ sâu nên phần trình bày của em không tốt chút nào.
Bỏ lỡ cơ hội đầu tiên chạm tay tới học bổng, em không từ bỏ mà tiếp tục đăng ký phỏng vấn học bổng doanh nghiệp tại trường nhiều lần sau đó.
Tất nhiên, trong những lần sau này cũng không ít lần bị từ chối, nhưng lúc ấy em nghĩ không sao hết, thất bại thì mình lại tích lũy kiến thức, học hỏi thêm và làm lại từ đầu.
Em tự nhủ rằng mình lấy thất bại làm động lực và tự động viên bản thân phải nỗ lực hơn nữa thì mới có thể chạm tay vào những mục tiêu tiếp theo”, Mây kể.
Mây từng thất bại nhiều lần khi tham gia giành học bổng.
Sau nhiều lần thất bại trên hành trình đi tìm học bổng, nữ sinh trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã thay đổi phương pháp học tập, cô quyết định sẽ không ôm đồm tìm hiểu quá nhiều kiến thức cùng một lúc mà chọn cách nghiên cứu kỹ và nắm chắc từng phân mảng kiến thức.
“Em quyết định chia mảng kiến thức và học đến đâu thì học chắc phần đó. Cùng với đó, em đề ra những kế hoạch và tự đặt ra kỷ luật cho bản thân là cần phải làm tốt từng công việc theo thứ tự đề ra sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Video đang HOT
Từ năm 2018 đến 2021, em giành học bổng của trường sáu kỳ liên tiếp. Hai kỳ học cuối năm học 2021-2022, do số lượng tín chỉ còn lại quá ít nên em không đủ điều kiện xét học bổng. Trước đó, nhờ chiến thuật học kỹ từng mảng, phân chia thời gian hợp lý nên em đã tự tin đăng ký học vượt nhiều môn học”, Mây nói.
Giành được thành tích tốt trong học tập nhưng Mây cũng không phải là một “con gà công nghiệp” mà ngoài thời gian học tập, Mây cũng cân đối thời gian tham gia các câu lạc bộ để tự trang bị cho mình nhiều kỹ năng.
“Bên cạnh học tập tích lũy kiến thức, từ năm nhất, em tham gia câu lạc bộ Kiểm toán viên tương lai – đây là một trong những câu lạc bộ, đội nhóm chuyên môn lớn tại Đại học Kinh tế quốc dân.
May mắn là tại câu lạc bộ này em tìm được những người bạn năng động, sáng tạo, không chỉ giúp em phát triển kỹ năng mềm mà thời gian sinh hoạt cùng mọi người trong câu lạc bộ còn giúp em giảm căng thẳng do học tập.
Các kiến thức, kinh nghiệm trong học tập, công việc học hỏi được từ anh chị trong câu lạc bộ cũng giúp em tự tin hơn. Em được học, được biết tới như chạy dự án, thiết kế, kỹ năng làm việc nhóm”, Mây tâm sự.
Bước qua năm ba, Mây bắt đầu công việc làm thêm đầu tiên cho một công ty kiểm toán tại Hà Nội. Nữ sinh lựa chọn công việc liên quan trực tiếp tới chuyên ngành học để vừa tích lũy kinh nghiệm làm việc, vừa có cơ hội trải nghiệm thực tế, thực hành kiến thức đã học.
Nói về cơ duyên chọn ngành kiểm toán, Mây cho biết cô từng học chuyên Toán, trường THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội và sớm có niềm đam mê với những con số. Thi tuyển đại học bằng tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh), cô lựa chọn chuyên ngành Kiểm toán, Đại học Kinh tế quốc dân là bến đỗ cho 4 năm đại học vì yêu thích những con số.
Tuy nhiên, sự khác biệt trong suy nghĩ với thực tế các môn học chuyên ngành đã gây khó khăn cho nữ sinh từ những ngày đầu bước chân tới giảng đường. Tiếp xúc với các môn đại cương và nhiều kiến thức mới như thông tư, bộ luật, Mây gặp khó khăn trong tiếp thu và ghi nhớ.
“Trước đó học chuyên Toán nên em chỉ mạnh phần tư duy, phân tích. Khi gặp các kiến thức xã hội, em ghi nhớ rất chậm. Nguyên lý kế toán là môn học khởi đầu mình gặp khó khăn nhất”, Mây cho biết.
Về sau nhận thấy sự khác biệt, Mây đầu tư nhiều thời gian để nắm chắc kiến thức cơ bản của từng môn học và dần thích nghi với môi trường học tập mới.
Thủ khoa đầu ra ĐH Kinh tế Quốc dân hiện tại đang làm việc cho một công ty kiểm toán thuộc nhóm Big4 (nhóm 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới). Mây cho biết muốn dành hết tâm sức để theo đuổi công việc kiểm toán, dựa vào lỗi sai để rút kinh nghiệm và tiến bộ, hoàn thiện bản thân hơn nữa.
Nữ thủ khoa nuôi ước mơ trở thành cô giáo
Từng có khoảng thời gian lơ đà trong việc học tập, nhưng Phạm Thùy Dung, lớp 12C3, Trường THPT Lê Hồng Phong (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã có cú bứt phá cho chính mình.
Vừa qua, nữ sinh xuất sắc trở thành 1 trong 5 thủ khoa khối C00 của Thanh Hóa.
Phạm Thùy Dung - một trong 5 thủ khoa khối C00 của Thanh Hóa mơ ước trở thành cô giáo.
Bước ngoặt thay đổi
Phạm Thùy Dung, lớp 12C3, Trường THPT Lê Hồng Phong là một trong 5 Thủ khoa khối C00 của Thanh Hóa, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Nữ sinh Trường THPT Lê Hồng Phong đã xuất sắc đạt 29 điểm 3 môn khối C00. Trong đó, Ngữ văn được 9,25; Sử: 9,75 và 10 điểm môn Địa lý.
Nhớ lại khoảnh khắc được thầy, cô báo tin trở thành thủ khoa khối C00 của tỉnh, Thùy Dung không khỏi bất ngờ và vỡ òa cảm xúc. Giọng run run, nữ sinh chia sẻ: "Em chỉ biết mình đạt điểm cao chứ không nghĩ rằng lại trở thành thủ khoa khối C00 của Thanh Hóa.
Trong ba môn thi, em bất ngờ nhất là Ngữ văn vì đạt mức điểm cao hơn cả kỳ vọng. Trong khi đó, Lịch sử là môn mà em nuối tiếc nhất vì đã tuột mất điểm 10 ở một câu mà lẽ ra em sẽ làm tốt".
Thùy Dung là chị cả trong gia đình có 2 chị em ở khu 4, phường Bắc Sơn (thị xã Bỉm Sơn), mẹ buôn bán nhỏ, còn bố làm công nhân. Ngay từ nhỏ, cô bé Thùy Dung đã được bố mẹ quan tâm, kèm cặp nên rất có ý thức trong việc học hành.
Bước sang cấp 2, với sự thay đổi về môi trường học tập khiến cho Thùy Dung bị choáng ngợp bởi khối lượng kiến thức. "Em nhận thấy, bản thân chưa thực sự chăm chỉ và còn lơ đà trong việc học hành ở giai đoạn này.
Tuy nhiên, sự thay đổi mạnh mẽ đến với em kể từ khi được cô giáo đưa vào đội tuyển thi học sinh giỏi (HSG) năm lớp 9. Lúc này, được chứng kiến các bạn hăng say học tập đã thôi thúc em cần phải nỗ lực vươn lên", Thùy Dung bộc bạch.
Thùy Dung (thứ ba từ trái qua) cùng cô giáo chủ nhiệm Đinh Thị Lý (áo tím).
Bằng sự nỗ lực cố gắng, tại kỳ thi này, Thùy Dung đã xuất sắc mang vinh quang về cho nhà trường với thành tích là giải Nhì môn Địa lý lớp 9.
Đạt thành tích cao ở môn Địa nhưng Thùy Dung lại gặp trở ngại ở môn Lịch sử, khi mức điểm đạt được luôn chỉ dừng lại ở điểm 5, 6 suốt năm lớp 10. Nhận thấy phương pháp học thuộc không mang lại hiệu quả, nữ sinh xứ Thanh đã quyết định thay đổi phương pháp học tập.
Với mỗi bài học, sự kiện lịch sử, Thùy Dung thường vẽ sơ đồ xương cá. Theo nữ sinh, cách học này giúp ghi nhớ kiến thức một cách hệ thống mà không bị nhầm lẫn giữa các sự kiện. Ngoài ra, Thùy Dung cũng thường xuyên xem phim tài liệu để mở rộng vốn hiểu biết của mình.
Với Ngữ văn, nữ sinh cũng áp dụng sơ đồ xương cá để tránh tình trạng học vẹt, đồng thời khai thác sâu nội dung một cách hiệu quả. Bằng phương pháp học tập khoa học, nữ sinh Thanh Hóa đã đạt kết quả học tập ấn tượng ở năm lớp 12, với Lịch sử đạt 9,8 điểm, Ngữ văn: 9,4 và Địa: 10 điểm.
Ngoài ra, Thùy Dung còn hai năm liên tiếp đoạt giải Nhì môn Địa tại kỳ thi HSG cấp tỉnh, năm học 2020-2021 và 2021-2022.
Nuôi mơ ước trở thành cô giáo
Với mức điểm đạt được, Thùy Dung dự định xét tuyển vào Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chia sẻ về lý do chọn ngành, nữ sinh hồ hởi: "Với em, nghề dạy học là một nghề cao quý giúp nuôi dưỡng những mầm xanh cho tương lai. Người truyền cảm hứng cho em lựa chọn Sư phạm đó là cô giáo của em".
Thùy Dung (thứ ba từ trái qua) cùng học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong.
Ngoài sở thích học hành, Thùy Dung thường xem phim, nghe nhạc và đọc sách để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Ở lớp, cô nữ sinh lớp 12C3 còn thường xuyên bị bạn bè trêu là "mọt sách", dù vậy Thùy Dung vẫn cảm thấy vui vẻ khi được gọi với biệt danh này.
Hiện tại, Thùy Dung cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng cho chặng đường mới phía trước của mình. Nữ sinh cũng dự định sẽ năng nổ tham gia nhiều hoạt động và tranh thủ làm thêm để tích lũy thêm kinh nghiệm, kỹ năng sống cho bản thân.
"Trở thành thủ khoa là dấu mốc đáng nhớ nhất trong suốt chặng đường 12 năm học tập của em. Vì vậy, em luôn nhắc nhở bản thân cần nỗ lực hơn nữa và không được ngủ quên trên chiến thắng", Thùy Dung bộc bạch.
Là giáo viên chủ nhiệm nhưng đồng thời cũng giảng dạy môn Địa lý, cô Đinh Thị Lý (Trường THPT Lê Hồng Phong) cũng không khỏi vui mừng trước thành tích mà cô học trò đạt được.
Theo cô Lý, Thùy Dung là một học sinh chăm ngoan, có tư duy khoa học. Em không chỉ học tốt các môn khối C mà còn học tốt cả môn Toán. Đặc biệt, ở Thùy Dung luôn có tinh thần tự học rất cao. Em cũng chuẩn bị được Chi bộ Trường THPT Lê Hồng Phong kết nạp Đảng.
"Nhiều năm trong nghề, tôi cũng từng có nhiều lứa học sinh rất giỏi, thế nhưng có lẽ Thùy Dung là học sinh để lại nhiều ấn tượng nhất. Em không chỉ học giỏi mà còn có tinh thần giúp đỡ các bạn. Vì vậy, khi biết em trở thành thủ khoa khối C00 của tỉnh, tôi cũng không quá bất ngờ!", cô Lý chia sẻ.
Toán - Đức
Nữ thủ khoa mang vẻ đẹp Việt ghi dấu khắp châu Âu Dịu dàng trong tà áo dài đứng trước các công trình kiến trúc nổi tiếng ở châu Âu là hình ảnh giúp nữ sinh Trần Quỳnh Hương đến từ cố đô Huế ghi điểm trong một cuộc thi nhan sắc. Trần Quỳnh Hương là cựu thủ khoa Đại học Ngoại ngữ Huế, hiện du học bậc Thạc sĩ ngành Quan hệ Quốc tế...