Nữ thủ khoa Học viện Cảnh sát đam mê ngành kỹ thuật hình sự
Nguyễn Hồng Phượng là thủ khoa đầu vào khối A1, Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2016. Nữ sinh đang hoàn tất chương trình học năm cuối, chuẩn bị bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
Nguyễn Hồng Phượng (sinh năm 1998) là sinh viên năm cuối chuyên ngành kỹ thuật hình sự, Học viện Cảnh sát nhân dân.
Chăm học hỏi, Hồng Phượng đã chứng tỏ khả năng ngay từ những ngày đầu học tại học viện. Điểm GPA của 9X luôn đạt ngưỡng khá, giỏi. Kết thúc năm thứ ba, điểm tổng kết trung bình của Phượng đạt 3.68.
Cô bạn đạt được nhiều thành tích trong học tập như: Giải điển hình tiên tiến phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc” giai đoạn 2015-2020 của Học viện Cảnh sát nhân dân; gương mặt tiêu biểu xuất sắc của nhà trường năm 2017-2018; huy chương vàng hội thi Hùng biện tiếng Anh và tìm kiếm tài năng năm 2017 cho sinh viên các trường Công an Nhân dân khu vực phía bắc.
Nữ sinh là thủ khoa đầu vào khối A1 năm 2016 của Học viện Cảnh sát Nhân dân với số điểm 27,75. Phượng là học sinh chuyên Toán, THPT chuyên Vĩnh Phúc, đoạt giải thưởng Hoa Trạng Nguyên 2016.
Chia sẻ với Zing, nữ thủ khoa cho biết thời điểm mới vào trường khá áp lực vì không quen với sự rèn luyện vất vả ở môi trường lực lượng vũ trang. Nhưng đam mê với màu áo xanh cảnh sát giúp Phượng vượt qua mọi khó khăn.
Video đang HOT
“Mình lựa chọn và cố gắng thi vào ngành công an với mong muốn có thể góp sức lực nhỏ bé vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn bình yên cuộc sống. Mình may mắn vì bố mẹ và gia đình luôn ủng hộ, là nguồn động viên tinh thần để bản thân sống đúng với ước mơ, làm những điều ưa thích”, 9X nói.
Theo Phượng, sự chăm chỉ, ham mê công việc học tập, tìm hiểu và nghiên cứu chính là yếu tố quan trọng để có kết quả học tập tốt. Nữ sinh quan niệm, dù trong công việc hay học tập, luôn đặt ra mục tiêu làm hết mình vì đam mê.
Nữ sinh quê Vĩnh Phúc tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa, tích lũy trải nghiệm như: Tham gia các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế; sĩ quan liên lạc tại Hội nghị cấp bộ trưởng các nước Đông Nam Á về nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy năm 2019; tham gia hội nghị khu vực lần thứ hai về vai trò của nữ giới trong lực lượng cảnh sát…
Thời gian rảnh, Phượng đi du lịch, đọc sách. 9X thích sách song ngữ, sách chuyên môn nghiệp vụ để tăng cường vốn hiểu biết.
Sắp tới, nữ thủ khoa sẽ hoàn thành việc thực tập và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Phượng hy vọng sẽ được cống hiến ở những vị trí phù hợp với khả năng và về lĩnh vực nghiên cứu.
Thí sinh đau đầu chọn ngành học: Theo sở thích hay xu hướng?
Theo chuyên gia, thí sinh chỉ nên chọn ngành nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân; không nên đi ngược sở thích, tính cách, năng lực.
Sở thích ngược chiều với kỳ vọng
Nữ sinh Hoàng Thảo Nga, trường THPT Kim Liên (Hà Nội), đau đầu trong việc chọn trường, chọn ngành học phù hợp. Lực học của Nga được đánh giá trong mức khá- giỏi và cô yêu thích ngành điện lực.
Tuy nhiên Thảo Nga và gia đình lại đang phải đấu trí trong việc cân nhắc chọn ngành học theo sở thích hay định hướng.
"Bố là bác sĩ, mẹ là dược sĩ nên cả hai đang định hướng em theo học ngành truyền thông của gia đình để có thể ổn định công việc sau khi ra trường. Uớc mơ của em được trở thành kỹ sư điện. Tuy nhiên dự định này đang vấp phải rất nhiều sự phản đối từ gia đình", nữ sinh nói và bật mí lý do bố mẹ ngăn cản vì ngành học đó vất vả, chỉ phù hợp với con trai.
Giống như Nga, cậu học sinh Đàm Trung Nghĩa, trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Vĩnh Phúc) cũng đang cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn ngành học. Nghĩa được thầy cô đánh giá có học lực xếp loại giỏi, 3 năm liên tiếp điểm trung bình học tập đạt 9,3 trở lên.
Từ lâu nam sinh này mơ ước được trở thành kỹ sư nuôi cấy trong nông nghiệp. Tuy nhiên nhiều thầy cô và bạn bẽ khuyên cậu nên tham gia thi các trường trong khối ngành Y- Dược để không lãng phí tài năng.
"Bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào kết quả thi và xét tuyển đại học của em. Mẹ mong em trở thành sinh viên trường Đại học Y Hà Nội- một trong những trường học được mẹ cho là danh giá bậc nhất ở nước ta. Tuy nhiên em vẫn muốn được theo đuổi ước mơ làm việc với cây trồng nông nghiệp", Trung Nghĩa chia sẻ và lo lắng trong việc quyết định lựa chọn đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Thí sinh sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng từ ngày 15/6 đến 30/6, việc lựa chọn ngành học, nghề nghiệp được coi là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời mỗi người. Do đó, các thí sinh đều tính toán cẩn thận và cần lời khuyên từ nhiều phía như bố mẹ, thầy cô, chuyên gia tuyển sinh để đưa ra quyết định đúng đắn nhất
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT. (Ảnh minh hoạ)
Nguyên tắc chọn ngành học
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, một số học sinh đang chọn ngành học, chọn nghề tương lai theo cảm quan, chỉ dựa vào năng lực học tập, theo trào lưu, vì lí do kinh tế hoặc nghề được xã hội trọng vọng... Ngoài ra, việc dành ít thời gian để tìm hiểu, tư tưởng học gì cũng được miễn là vào được đại học cũng khiến học sinh sai lầm.
Theo ông Nam, một người chọn sai ngành học sẽ không phát huy được hết năng lực, tố chất của mình trong học tập và công việc, giảm năng suất và hiệu quả lao động. Từ đó, sẽ gây tâm lí chán nản, thất vọng, thiếu tự tin và mất đi động lực.
Một số nguyên tắc để chọn ngành nghề mà học sinh cần chú ý như chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân. Không nên chọn nghề mà bản thân không có đủ điều kiện đáp ứng như về sở thích, tính cách, năng lực.
Mỗi em chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân và chọn được nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa.
Ngoài những định hướng trên, PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng các bạn trẻ có thể sử dụng các trắc nghiệm đã được chứng minh có hiệu quả bằng các công bố khoa học kết hợp tư vấn trực tiếp của các chuyên gia tư vấn học đường, hướng nghiệp.
PGS Trần Thành Nam gợi ý lựa chọn nghề nghiệp các thí sinh.
Các chuyên gia cũng chỉ ra 4 bước để chọn nghề:
Bước 1: Tôi thích nghề gì?
Hãy liệt kê những nghề mà bản thân biết và có hứng thú. Mong muốn về nghề nghiệp: cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc, thu nhập, giờ giấc, tính chất công việc hấp dẫn, uy tín xã hội. Sau đó, hãy lập danh sách thứ tự ưu tiên nghề.
Bước 2: Tôi phù hợp với nghề gì?
Tìm hiểu yêu cầu của từng nghề (năng lực, tính cách, điều kiện lao động...), có thể tham khảo ở mục tuyển dụng trên các báo, tạp chí để tìm điểm chung giữa yêu cầu của nghề và khả năng đáp ứng bản thân.
Bước 3: Tôi chọn nghề gì?
Nghề bản thân thích, nội dung công việc, điều kiện lao động, giá trị ý nghĩa đối với bản thân, các cơ hội - nghề bản thân có năng lực đáp ứng, sức khỏe, năng lực học tập, điều kiện gia đình.
Bước 4: Tôi nên học ở đâu?
Nghề đó thuộc lĩnh vực nào; trường nào có đào tạo lĩnh vực đó. Lập danh sách ưu tiên các trường công lập; dân lập; điểm chuẩn; chỉ tiêu tuyển sinh, danh tiếng; uy tín (thời gian thành lập, thành tích); thời gian đào tạo (đại học, cao đẳng, trung cấp); địa điểm đào tạo (gần nhà, xa nhà).
Chàng trai Quảng Trị vào CK Olympia mơ mang về quê hương 1 quán quân Học chuyên Toán nhưng thích nhất môn Sử, có trí nhớ tốt, luôn khiêm tốn khi nói về mình là những ấn tượng về Văn Ngọc Tuấn Kiệt - chàng trai vừa lọt vào chung kết Olympia năm 20. Tại trường THPT Thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), Văn Ngọc Tuấn Kiệt là cái tên nổi bật, gắn liền với những thành...