Nữ sinh xinh xắn đến giảng đường bằng một chân với đôi nạng gỗ
Thời gian gần đây những sinh viên ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng quen dần với hình ảnh nữ sinh xinh xắn đến giảng đường bằng một chân với đôi nạng gỗ.
Nhung cùng đôi nạng gỗ trên giảng đường đại học – DẠ THẢO
Tháo khớp bỏ chân phải mới cứu được tính mạng
Nữ sinh Nguyễn Thị Cẩm Nhung (18 tuổi) sinh ra và lớn lên ở H.Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Lúc 5 tuổi, Nhung không may bị trượt chân khi đang đùa giỡn làm phần xương bên chân phải bị gãy.
Nhung được ba đưa đi chữa trị khắp nơi, từ bệnh viện tỉnh rồi đến Bệnh viện Nhi đồng. Để có tiền chữa trị cho Nhung, ba cô phải vay mượn từ bà con, bạn bè. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận chân ngày càng sưng to, xuất hiện khối u lớn. Biện pháp cuối cùng là phải tháo khớp bỏ luôn chân phải mới có thể cứu được tính mạng.
Sau khi lành lặn, cuộc sống của Nhung thay đổi hoàn toàn. Nhung phải làm bạn với đôi nạng gỗ, không được chạy nhảy với bạn bè như trước nữa. Đến lớp hay di chuyển, Nhung vô cùng khó khăn với “đôi chân” mới của mình.
Từ nhỏ, một biến cố không may khiến Nhung phải bỏ đi chân phải của mình
“Có lúc đi khó quá mẹ tôi đạp xe đạp chở tôi đi học. Có khi vào lớp các bạn hay chọc con cụt chân, con nhỏ một giò tôi cũng hơi buồn. Thỉnh thoảng tôi lại có suy nghĩ nghỉ học. Nhưng giờ thành quen nên tôi không nghĩ gì nữa”, Nhung kể lại.
Đến cuối năm THCS, mẹ Nhung có ý định cho cô con gái nghỉ học để tìm việc làm phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, khi biết tin Nhung nghỉ học, cô giáo viên chủ nhiệm đã âm thầm làm hồ sơ cho Nhung vào trường ở H.Thạnh Phú vì Nhung được đặc cách trúng tuyển.
Lúc học hết THPT, gia đình một lần nữa khuyên Nhung dừng học ở nhà để tìm việc làm. Ba Nhung làm thợ hồ, lao động chính trong nhà kèm theo nhiều bệnh ở trong người. Những lần thiếu hụt cả gia đình phải đi vay mượn rồi kiếm tiền trả lại dần dần. Nếu Nhung nghỉ học đi làm sẽ giảm bớt gánh nặng cho cả gia đình.
Video đang HOT
Ba chở thi năng khiếu, mẹ làm thủ tục nhập học
Tuy vậy, cô gái nhỏ quyết tâm sẽ tiếp tục con đường học vấn của mình. Cô muốn mình tự lập, tự lo được cho cuộc sống sau này. Thế là Nhung chọn trường, chọn ngành thiết kế đồ hoạ, khoa mỹ thuật công nghiệp Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) để làm bước đường nuôi dưỡng giấc mơ của mình sau này.
Hiện tại Nhung đang là sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Nhung nói: “Mấy bạn thi ngành này phải học và ôn nhiều lắm. Còn tôi chỉ biết chọn và đi thi, may mắn là tôi đậu”.
Không ai khác, ba Nhung là người ủng hộ con gái bước vào đại học. Nhung được ba chở con gái lên thành phố thi năng khiếu. Còn mẹ chở đến trường để làm thủ tục nhập học. Nhung bắt đầu cuộc sống mới, một mình xoay xở cuộc sống sinh viên.
Mỗi ngày cô gái nhỏ nhắn tự lên giảng đường bằng đôi nạng gỗ. Nhung dần quen nhiều bạn bè, thầy cô và được mọi người giúp đỡ.
Nhung cho biết mặc dù bị tật, di chuyển khó khăn nhưng cô có thể đi bất kỳ nơi đâu ở trường. Những tầng lầu dần dần trở nên dễ thở hơn với đôi chân nhỏ của Nhung. “Tôi đi lâu hơn mọi người. Mọi người đi 15 phút đến thư viện thì thôi đi tới 30 phút. Nhưng điều đó cũng không sao cả chỉ hơi mệt một chút thôi”, Nhung chia sẻ.
Ước mong của Nhung là có thể tự lo cho cuộc sống của mình
Học ngành đồ hoạ, Nhung tranh thủ làm bài trên máy tính ở trường, còn về ký túc xá, Nhung mượn máy tính của bạn khi làm bài tập cuối kỳ. Nữ sinh này dự định sẽ tìm công việc làm thêm phù hợp với sức khoẻ để phụ giúp gia đình phần nào học phí..
Cô nữ sinh ngày ngày 'một chân' lên giảng đường
Sinh viên nội trú Trường ĐH Tôn Đức Thắng không xa lạ với hình ảnh một nữ sinh nhỏ nhắn, xinh xắn, ngày ngày băng qua những con đường quen thuộc, tự mình lên giảng đường trên đôi nạng gỗ.
Cẩm Nhung (giữa) và các bạn trong khuôn viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Đôi nạng ấy làm thay phần việc của chiếc chân xấu số đã ra đi gần 15 năm nay...
Mình muốn đi nhiều nơi lắm, muốn biết thêm nhiều thứ. Mình muốn vượt qua giới hạn, không muốn khiếm khuyết cứ "trói" mình một chỗ.
NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG
Hai lần suýt bỏ học
Đó là câu chuyện của Nguyễn Thị Cẩm Nhung - sinh viên năm nhất khoa mỹ thuật công nghiệp Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Hồi 5 tuổi, Nhung té nặng lúc đang chơi đùa, làm gãy ngang phần xương trên chân phải.
Tưởng chỉ băng bó là xong, vài tháng sau phần tổn thương chuyển biến xấu. Quá trình kiểm tra phát hiện chân sưng to bất thường, hình thành một khối u lớn. Bác sĩ yêu cầu phải tháo khớp lập tức, nếu không sẽ hoại tử cả chân.
Thế là khi những đứa trẻ cùng tuổi vẫn còn thích thú những trò chạy nhảy, Nhung đã phải tập đi nạng. Từng bước, từng bước một... chiếc nạng như người bạn thân nhất với Nhung trong thời gian đó, cùng nhau vượt qua những năm học đầy khó khăn.
Học xong lớp 9, gia đình có ý định cho Nhung dừng lại để tìm một công việc phổ thông nhẹ nhàng gần nhà. May mắn, giáo viên chủ nhiệm năm lớp 9 biết trường hợp của Nhung được đặc cách trúng tuyển, đã âm thầm làm hồ sơ cho Nhung vào Trường THPT Đoàn Thị Điểm, huyện Thạnh Phú (Bến Tre).
Đến lúc sắp hết cấp III, gia đình một lần nữa khuyên Nhung ở nhà thay vì bỏ công vào ĐH nơi xa. "Học để làm gì? Một mình có lo được không? Đi học thế nào, lên xe buýt ra sao? Học rồi có chắc sẽ tìm được việc không?" là những câu hỏi mà người thân cứ vây lấy Nhung trong giai đoạn quan trọng đó.
"Nhưng rồi mình vẫn quyết định đi học. Mình muốn tự lập, muốn tự lo cho cuộc sống sau này" - Nhung nói.
Tự mình quán xuyến
Từ thuở nhỏ, Nhung đã thích vẽ. Các bức tranh không hiểu sao lại có sức hút lạ kỳ với Nhung, tạo sợi dây kết nối giữa bạn và thế giới xung quanh như bù đắp những thiệt thòi về mặt thể xác. Lại thêm muốn có việc không yêu cầu đi lại nhiều sau này, Nhung chọn học ngành mỹ thuật công nghiệp của Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
"Mình sẽ tìm kiếm việc làm thêm vừa sức, gần trường để đỡ một phần cho nhà và cho mình thêm cơ hội trải nghiệm" - Nhung nói - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Từ ngày được ba dắt díu lên Sài Gòn làm bài thi năng khiếu và hoàn tất thủ tục nhập học, Nhung một mình xoay xở cuộc sống thời sinh viên. Ở ký túc xá, hằng ngày cô gái nhỏ nhắn tự lên giảng đường bằng đôi nạng gỗ.
Nhung cười đầy tự hào: "Giờ mình có thể đi bất cứ chỗ nào trong trường. Leo hai tầng lầu cũng chỉ là "chuyện nhỏ", còn những tầng cao hơn thì dùng thang máy. Đi xa thì hơi mệt, nhưng mình cứ nghỉ một xíu rồi đi tiếp thôi".
Hiện nay, Nhung chỉ mới tiếp xúc với các môn cơ bản, những bài tập vẽ tay. Nhung cũng ý thức được mọi thứ chỉ ở bước đầu, và thử thách vẫn còn chờ đợi phía trước. Ở Thạnh Phú, ba Nhung đang làm thợ hồ, mẹ làm nội trợ quán xuyến việc nhà và hai đứa em đang tuổi ăn học, vì vậy tiền nong không mấy dư giả.
Sắp hết năm nhất, Nhung vẫn chưa đòi sắm sửa máy tính. Những lúc cần làm bài tập, Nhung mượn máy của bạn hoặc dùng ở thư viện. "Sắp tới học hành ổn, mình sẽ tìm kiếm việc làm thêm vừa sức, gần trường để đỡ một phần cho nhà và cho mình thêm cơ hội trải nghiệm" - Nhung nói.
Khó khăn là tiền đề cho những thành công
ThS Nguyễn Đức Hồng Quang - giảng viên khoa mỹ thuật công nghiệp Trường ĐH Tôn Đức Thắng - đã đứng lớp dạy Nhung hai học phần và thường để ý đến cô học trò đặc biệt này. Thầy Quang chia sẻ những ngành có liên quan đến nghệ thuật hiện nay tương đối khắc nghiệt. Với những bạn khiếm khuyết như Nhung, con đường sẽ còn gian truân hơn gấp bội.
"Nhưng khó khăn đôi khi cũng là những tiền đề để con người ta đạt được những thành công bất ngờ. Điều quan trọng vẫn nằm ở Nhung cần tiếp tục giữ sự kiên trì và quyết tâm cho mình" - thầy Quang nói.
Nhiều bạn trẻ chọn ngành thiết kế đồ họa Với mức lương hấp dẫn, môi trường sáng tạo cao, ngành thiết kế đồ họa ngày càng được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Thiết kế đồ họa là quá trình sáng tạo hình ảnh bằng việc kết hợp các yếu tố mỹ thuật, ý tưởng và sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Đây là ngành học tổng hòa nhiều yếu tố, phù...