Nữ sinh viên vào trường y dược: gói xôi, ổ bánh mì qua cơn đói mỗi trưa
Khánh nói đáng lẽ giờ này nhiều ngày trước mình vẫn còn làm thêm ở một tiệm bánh mì, nhưng vì lịch học thi kín mít cả ngày khiến cô thường đi làm muộn, nên chủ tiệm đã cho nghỉ hẳn.
Khi rảnh, Khánh vẫn thường phụ mẹ dọn dẹp, bày biện xe nước ở đầu ngõ – Ảnh: CÔNG TRIỆU
Cả năm người trong gia đình tân sinh viên ngành điều dưỡng, Trường ĐH Y dược TP.HCM – Võ Ngọc Kim Khánh (Q.1, TP.HCM) – đang sống trong một căn nhà rộng vỏn vẹn 2m ngang, sát miệng cống, ngột ngạt và bao trùm mùi hôi của nước thải, thức ăn thừa.
Đều đặn mỗi tuần ba lần, cha của Khánh – ông Võ Đoàn Quý (60 tuổi) phải vào bệnh viện để chạy thận mới đủ sức đi lại. Mẹ Khánh là bà Trần Khánh Vân (40 tuổi) cũng đang mắc bệnh viêm gan, xương khớp, thường mưu sinh bằng một xe nước giải khát ở đầu hẻm. Khánh còn hai em nhỏ, đứa lớn học lớp 8, đứa nhỏ chỉ mới vào lớp 3.
Mệt mỏi tiêu tan
Ngày nhận giấy báo đậu ĐH Y dược, Khánh vỡ òa. Cha của Khánh dù đang nằm rất mỏi mệt nhưng nghe tin cũng vùng dậy chúc mừng con. “Ngày Khánh đưa giấy báo, tôi hạnh phúc tới nỗi không tin được vào mắt rằng con mình đậu đại học. Nghèo khó quá, nên chắc chắn chỉ có học mới mong thoát khỏi được cảnh này” – bà Vân nhớ lại, tâm sự.
Cũng trong không gian bí bách đó, Khánh chùng giọng, tâm sự rằng cô ân hận khi bản thân có nguyện vọng vào ngành đang theo. Khánh giải thích rằng vì nhà không có WiFi, cũng chẳng điện thoại, sóng 3G nên đợt đó không thể tra được mức học phí của trường. Đến khi nhập học, cô được thông báo mức học phí hơn 40 triệu đồng/năm thì cũng không thể rút hồ sơ lại.
Để có được 20 triệu đồng cho cô đóng học phí đợt đầu, ông Quý đành vay mượn đủ chỗ nhưng cũng chỉ được hơn phân nửa. Mẹ cô cũng chạy vạy đủ đường, nhưng vẫn thiếu. Trong ngoài hẻm, nhà gom góp chút ít, người khó thì 10.000 đồng, khá thì 50.000 đồng, 100.000 đồng… may sao đủ. Khánh nói rằng 40 triệu đồng là số tiền mà cả nhà có nằm mơ cũng chẳng nghĩ sẽ có ngày được cầm trên tay.
Sẽ không bỏ cuộc
Khánh nói chắc như đinh đóng cột: “Mình sẽ không bỏ cuộc”. Giờ đây, mỗi ngày Khánh đều đến trường bằng hai chặng xe buýt. Gói xôi đậu, ổ bánh mì giúp cô qua cơn đói mỗi trưa ở lại trường.
Video đang HOT
“Chị chủ quán cũng thương lắm mới du di cho mình được nhiều như vậy, nhưng đi trễ, nhiều khi phải xin nghỉ nên hiệu quả làm không cao” – Khánh chia sẻ.
Đợt đó nhận được 4,2 triệu đồng tiền lương tháng ở tiệm bánh mì, Khánh gửi 4 triệu cho cha trả nợ. Còn lại, Khánh chạy ngay ra tiệm mua một vài quyển tập để dành sau này dùng và dành ít tiền chi tiêu…
Để tiết kiệm, Khánh nói ngoài hai quyển sách tiếng Anh phải mua thì cô không có một giáo trình nào khác.
“Đến dịp thi, mình mượn giáo trình của các bạn, photo lại đúng các bài quan trọng cần học. Một quyển như vậy rẻ cũng cả trăm ngàn, đắt thì vài trăm, còn photo theo trang như vậy thì chỉ vài ngàn” – Khánh cười hiền nói.
Trước khó khăn, Khánh nói rằng cô không sợ. Cô chỉ sợ ngày mình thành công, cha mẹ sẽ không còn bên cô nữa. “Khó thì biết mấy mà kể cho đủ. Còn với mình, gia đình là tất cả” – Khánh thủ thỉ.
Hay giúp đỡ bạn bè
Cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn – giáo viên Trường THPT Ernst Thalmann (Q.1, TP.HCM) – nói rằng trong suốt quá trình cô làm giáo viên chủ nhiệm, Khánh luôn là một cô học trò ngoan và nổi trội với tinh thần giúp đỡ bạn bè.
“Trong nghèo khó, Khánh là người lạc quan, thường giúp đỡ bạn bè hết lòng. Từ nhỏ Khánh đã đi làm thêm để kiếm tiền nộp học phí, nên ở em luôn toát lên nghị lực mạnh mẽ” – cô Nhàn chia sẻ.
Không thể đào tạo bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/tháng
ĐH Y Dược TP.HCM lý giải với ngành Răng - Hàm - Mặt, chi phí đào tạo là hơn 100 triệu đồng/sinh viên/năm. Do vậy, với mức thu 70 triệu đồng/năm, nhà trường vẫn phải bù lỗ để sinh viên có thể theo học.
Cao nhất hơn 450 triệu đồng/sinh viên/khóa học
So với mức thu hiện tại chỉ 1,3 triệu đồng/tháng, tương ứng 13 triệu đồng/năm, học phí dành cho sinh viên khóa mới của Trường ĐH Y Dược TP.HCM từ năm 2020 với ngành Răng - Hàm - Mặt lên tới 70 triệu đồng/năm, ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành Kỹ thuật phục hình răng là 55 triệu đồng/năm, ngành Dược học là 50 triệu đồng/năm.
Các ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh, Điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức, Kỹ thuật xét nghiệp y học, Kỹ thuật phục hồi y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng là 40 triệu đồng/năm, ngành Y học dự phòng và Y học cổ truyền 38 triệu đồng/năm; ngành Dinh dưỡng và Y tế cộng đồng thấp nhất là 30 triệu đồng/năm.
Học phí áp dụng cho sinh viên khóa mới của Trường ĐH Y dược TP.HCM
Nhà trường cũng công bố, học phí các năm tiếp theo dự kiến sẽ tăng 10%.
Như vậy, với ngành có học phí cao nhất là Răng - Hàm - Mặt, sinh viên học năm thứ nhất sẽ đóng 70 triệu đồng/năm, năm thứ hai là 77 triệu đồng/năm, năm thứ 3 là 84,7 triệu đồng, năm thứ 4 là 93,1 triệu đồng, năm thứ 5 là 102,4 triệu đồng và năm học thứ 6 là 112,6 triệu đồng.
Như vậy, với tổng thời gian học 6 năm, một sinh viên ngành Răng - Hàm - Mặt sẽ phải đóng khoảng 460 triệu đồng học phí.
Theo thông tin từ Trường ĐH Y Dược TP.HCM, tổng nguồn thu hợp pháp của trường năm 2019 là 225,8 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước cấp cho đào tạo đại học là 90,8 tỷ đồng, trường phải thu học phí 134,936 tỷ đồng. Với số kinh phí này, tổng chi phí đào tạo trung bình cho 1 sinh viên là 22,9 triệu đồng/năm.
"Không thể đào tạo bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/tháng"
Với mức học phí vừa được nhà trường quyết định, nhiều câu hỏi được đặt ra như Tại sao trường công lại thu cao đến vậy? Với mức học phí này, con em công nhân, nông dân có còn dám mơ làm thầy thuốc? Mức học phí có quá cao so với mức lương của cán bộ công chức?...
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng đào tạo lý giải: Học phí là mức chi phí để đào tạo một sinh viên. Tính đến thời điểm này, Trường ĐH Y Dược TP.HCM thu 13 triệu đồng/năm vì phần lớn chi phí để đào tạo sinh viên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, chứ không phải đào tạo 1 sinh viên chỉ tốn có ngần đấy.
"Không thể nào đào tạo một bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/ tháng. Ngay cả đào tạo học sinh tiểu học cũng không có mức này" - ông Khôi nói.
Học phí Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ tăng cao bắt đầu từ năm học này (Ảnh: Thanh Tùng)
Theo ông Khôi, bắt đầu từ tháng 1/2020, Trường ĐH Y Dược TP.HCM không nhận ngân sách Nhà nước nữa, trường phải tính toán lấy thu bù chi để hoạt động và phát triển, vì vậy bắt buộc phải tăng học phí.
"Có những ngành đòi hỏi chi phí đào tạo cao như ngành Răng - Hàm - Mặt phải hơn 100 triệu đồng/sinh viên/năm, bởi mỗi sinh viên sẽ trực tiếp thực hành trên một máy riêng cùng với chi phí nguyên vật liệu khác. Dù vậy, nhà trường phải cân nhắc bởi nếu thu đúng như vậy liệu có sinh viên theo học và có làm tròn trách nhiệm của trường không. Do đó, trường quyết định vẫn bù lỗ và đưa ra mức thu 70 triệu đồng/năm" - ông Khôi nói.
Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM khẳng định những sinh viên nhập học trước năm 2020 vẫn đóng học phí theo lộ trình đã công bố từ đầu khóa. Mức học phí vừa công bố chỉ áp dụng cho sinh viên được tuyển sinh từ năm 2020.
Trước thực tế với mức học phí này, sinh viên nghèo sẽ không có điều kiện theo học, ông Khôi cho hay nhà trường luôn có chính sách hỗ trợ, đảm bảo không có sinh viên nghèo, học giỏi trúng tuyển mà bị bỏ lại.
"Chúng tôi cam kết không để một sinh viên nghèo học giỏi, có ước mơ làm bác sĩ trúng tuyển vào trường mà bị bỏ lại" - ông Khôi nói.
Ông Khôi cho biết theo quy định, các trường dành 8% nguồn thu làm quỹ học bổng nhưng Trường ĐH Y dược TP.HCM thường trích lại tới 10%. Quỹ học bổng này cùng với sự ủng hộ từ các doanh nghiệp, đơn vị bên ngoài sẽ dùng để hỗ trợ sinh viên học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn.
"Trường đưa mức thu này để một phần tích lũy cho phát triển, giúp sinh viên được thụ hưởng, sử dụng thiết bị hiện đại, những gì tốt nhất trong quá trình học. Chúng tôi công khai học phí từ đầu khóa tuyển sinh để xã hội biết, học sinh và phụ huynh cân nhắc. Nhà trường cam kết đào tạo chất lượng cao với mức thu này, khi sinh viên bước chân vào trường sẽ thấy được sự hỗ trợ" - ông Khôi nhấn mạnh.
Học phí trường Y tăng vọt, có ngành tăng gấp 5 Học phí dự kiến ở nhiều trường đào tạo chuyên ngành Y sẽ tăng vọt trong năm học mới, có ngành lên tới hơn 70 triệu đồng/năm. Theo đề án tuyển sinh của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, học phí năm 2020-2021 ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành Răng - Hàm - Mặt 70 triệu đồng/năm, ngành Dược học là 50...