Nữ sinh trường Ams thiết kế mô hình tương tác khiến môn Toán không còn đáng sợ
Là một trong 7 dự án góp mặt tại Gala “Vietnam’s Young Leader”, lập trình Toán tương tác của Nguyễn Nga Nhi (học sinh lớp 12 Toán 1, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam) gây ấn tượng vì mô hình này cho phép học sinh tự khám phá bài toán một cách trực quan, sinh động.
Xuất phát từ mong muốn giúp các bạn học sinh còn đang e ngại môn Toán có thể hiểu những bài toán trừu tượng một cách đơn giản, trực quan, Nga Nhi đã cùng với bố của mình là anh Nguyễn Lân Hùng Quân lên ý tưởng và cho ra đời san phẩm lập trình Toán tương tác. Dự án này đã nhận được nhiều phản hồi rất tích cực của các thầy cô giáo đang giảng dạy bộ môn Toán.
Nguyễn Nga Nhi gây ấn tượng với lập trình Toán tương tác
Với học sinh tiểu học, khi nhận biết về hình lập phương, giáo viên phải sử dụng đến những khối gỗ để giới thiệu. Tuy nhiên, việc trình bày theo dạng thức này rất khó khăn bởi trong một lớp học đông, giáo viên không thể mang khối hộp ấy đến chỗ của từng học sinh.
Do vậy, mô hình của Nga Nhi đã biểu diễn lại khối lập phương lên màn hình theo dạng 3D. Ở đó, học sinh có thể di chuyển xung quanh, quay, lật khối lập phương để nhìn các mặt một cách trực quan. Với mô hình này, Nga Nhi mong muốn rằng, bất kì ai khi tiếp cận cũng sẽ thấy môn Toán không còn đáng sợ.
“Em nghĩ ra ý tưởng này khi đang hướng dẫn các bạn cùng lớp giải toán. Thông thường, cách suy nghĩ của em sẽ là mô hình hóa bài toán và em thấy rất dễ hiểu. Tuy nhiên các bạn lại không suy nghĩ như em. Từ đó em nghĩ rằng, nếu có thể biểu diễn được suy nghĩ của mình lên màn hình thì các bạn sẽ dễ dàng hiểu hơn”.
Với mong muốn ấy, Nga Nhi đã tạo ra một mô hình biến mỗi bài toán trở nên thú vị khi tiếp cận. Ví dụ, với một bài toán đếm hình tam giác cơ bản của học sinh lớp 1, không phải học sinh nào cũng có thể tưởng tượng ra những hình tam giác đôi, tam giác ba,… Vì thế trong mô hình tương tác của Nhi, khi người học muốn đếm hình nào chỉ cần nhấn vào, phần hình tam giác ấy sẽ sáng lên. Từ đó học sinh có thể hiểu rằng, từ nhiều tam giác nhỏ có thể tạo ra một hình tam giác lớn hơn.
Mô hình Toán tương tác cho phép học sinh tự khám phá bài toán một cách trực quan, sinh động.
Để thực hiện dự án này, Nhi cho biết, em đã dành ra 3 tháng để mày mò lập trình cho từng bài toán. Tính đến hiện tại, Nga Nhi đã làm ra hơn 100 sản phẩm với hơn 100 mô hình khác nhau. Đối tượng em hướng tới hiện tại là học sinh cấp 1, cấp 2.
“Đối tượng sử dụng công cụ của em hiện tại là những học sinh nhỏ vì các bài toán cấp 1 khá sơ đẳng. Do đó việc lập trình cũng không quá phức tạp. Đặc điểm của mô hình rất vui mắt nên học sinh cấp 1 khá thích thú với những bài toán này.
Ngoài ra, trong dự án em còn tổ chức ra các lớp hướng dẫn học sinh THCS tự xây dựng mô hình Toán tương tác cho riêng mình” – Nga Nhi chia sẻ.
Tại lớp học này, Nga Nhi sẽ trực tiếp đứng lớp cung cấp cho học sinh cấp 2 những hiểu biết căn bản về lập trình. Từ đó, các em có thể tự mình sáng tạo ra những chương trình tương tác cá nhân.
“Việc giải được một bài toán giống như khi ta vượt qua một bàn chơi gay cấn trong một trò chơi nào đó. Mô hình này sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong việc học tập. Các bạn không phải đi theo bất kì con đường nào đã được định sẵn.
Giống như một đứa trẻ, các bạn được tự tìm tòi. Có thể sẽ sai nhưng lâu dần sẽ tìm ra hướng đi đúng. Việc tự làm ra những sản phẩm lập trình khi còn nhỏ, tuy đơn giản nhưng cũng là nguồn cảm hứng giúp các bạn bước đầu tiếp cận đến lập trình ở bậc phổ thông” – Nga Nhi nói.
Dựa trên những điều căn bản về lập trình, những “học viên” có Nhi đã có thể tự rút ra cách thức, tự tìm hiểu và sáng tạo để tạo ra những sản phẩm kế tiếp.
Hiện tại, chương trình Toán tương tác còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Vì thế, Nga Nhi mong muốn rằng, trong tương lai, các giáo viên cũng có thể sử dụng công cụ này để thay thế Powerpoint đơn thuần phục vụ cho việc giảng dạy.
“Mọi người thường nghĩ lập trình rất khó nhưng thực tế, em đã dạy được học sinh lớp 6 sau 3 tiếng đồng hồ có thể làm ra một sản phẩm. Em nghĩ nếu các bạn nhỏ được tiếp cận với mô hình này sớm thì môn Toán sẽ không còn gì đáng sợ nữa”.
Mô phỏng bài toán đếm hình lập phương có sơn 4 mặt. Những khối lập phương có thể di chuyển để học sinh quan sát trực quan (Ảnh cắt từ clip).
Nga Nhi cho rằng, hiện nay các giáo viên thường giảng bài toán theo các bước tuần tự, công thức nên có thể sẽ gây khó hiểu cho học sinh. Nhi mong muốn tìm ra cách nào đó để giải thích chúng một cách đơn giản hơn.
“May mắn khi học toán em có được suy nghĩ hình tượng hóa. Em nghĩ đó cũng là một lợi thế và em mong muốn sử dụng khả năng của mình để giúp mọi người. Việc hình tượng hoá khiến các bài toán thực sự đơn giản và thú vị”.
Video đang HOT
Với những sáng tạo và tính mới mẻ của dự án, Lập trình Toán tương tác của Nga Nhi đã dành giải Outstanding Award (Giải Nổi bật) trong Gala “Vietnam’s Young Leader 2018 – Nhà lãnh đạo trẻ Việt Nam 2018″ do Thành đoàn Hà Nội và Trung tâm Ivycation phối hợp tổ chức.
Ngoài ra, 2 dự án khác cũng đã dành giải Creative Award (Giải Sáng tạo) là dự án Act Voice và giải Impressive Award (Giải Ấn tượng) là dự án Hub Brig.
Act Voice là dự án tổ chức các lớp học tự vệ miễn phí nhằm giúp những người phụ nữ học được kỹ năng tự vệ để bảo vệ chính mình, bảo vệ người khác khi bị tấn công, bạo hành hoặc xâm hại.
Trong khi đó, Hub Bright là dự án nhằm giúp đỡ các nạn nhân và những người trực tiếp tham gia vào kháng chiến chống Mỹ thông qua “Cửa hàng không đồng” với mục tiêu “Ai dư mang đến, ai thiếu mang về”. Ngoài ra, dự án còn trao những suất quà và thư cảm ơn động viên tới các cựu chiến binh. Mục tiêu lâu dài của dự án sẽ tạo ra một bộ tài liệu lưu trữ những mẩu chuyện về chiến tranh, giúp thế hệ sau có cái nhìn chân thực về kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Là cháu nội của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng – Tổng thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam, Nguyễn Nga Nhi là một mầm non sáng giá của dòng họ Nguyễn Lân.
Nguyễn Nga Nhi được biết tới là “cô bé vàng” của Toán học trẻ Việt Nam khi đoạt huy chương vàng Toán châu Á Thái Bình Dương tại Singapore năm 2013. Với vị trí xếp hạng thứ 4, Nguyễn Nga Nhi là thí sinh Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 10. Năm 2014, Nga Nhi tiếp tục đoạt huy chương vàng trong cuộc thi Toán học trẻ quốc tế tại Hàn Quốc. Năm 2015, em cũng đoạt huy chương bạc trong cuộc thi này.
Em cũng từng được biết tới là thủ khoa đầu vào của ba khối chuyên: chuyên Toán Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm, chuyên Toán Trường THPT chuyên Đại học Khoa học tự nhiên và chuyên Lý Trường THPT chuyên Đại học Khoa học tự nhiên.
Thúy Nga
Theo vietnamnet.vn
Tổng kết ngày thi thứ nhất: Hai môn chủ chốt Văn - Toán và những điều lắng đọng
Trong ngày thi đầu tiên, không chỉ là những tranh cãi về độ khó dễ liên quan đến đề thi của hai môn Văn - Toán mà còn là sự xuất hiện của nhiều nhân vật đặc biệt, những khoảnh khắc xúc động cũng chiếm spotlight.
Hôm nay (25/6), hơn 900.000 thi sinh trên ca nươc chính thức bươc vao ngày thi đầu tiên trong ky thi THPT Quôc gia 2018. Hai môn thi chủ chốt đó là Ngữ Văn (buổi sáng) thời lượng làm bài 120 phút và Toán (buổi chiều) thời lượng làm bài 90 phút đều là hai thử thách nặng nề đối với các thí sinh.
Tiin.vn xin được tổng kết những điều nổi bật cũng như các khoảnh khắc ý nghĩa lắng đọng lại sau ngày thi thứ nhất đầy cam go.
Những cái ôm từ cổng trường vào sáng sớm
Theo ghi nhận của PV, từ sáng sớm ngày hôm nay, tại những điểm trường tổ chức thi đã rất đông phụ huynh chở con em mình đến tham dự kỳ thi. Niềm háo hức, hy vọng lẫn sự lo lắng đều là những cung bậc cảm xúc hiện hữu trên khuôn mặt của từng người, cả phụ huynh lẫn thí sinh.
Có mặt tại điểm trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam sáng sớm nay, cô Hà Ngọc Thuỷ, giáo viên chủ nhiệm lớp 12D, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) đã gặp gỡ, động viên từng học trò trong lớp của mình. Cô đứng ở cổng trường, ôm từng học sinh trước khi các em bước vào môn thi đầu tiên - Ngữ Văn.
Đúng 7h30 phút, thời gian làm bài môn thi Ngữ Văn chính thức bắt đầu. Các phòng thi im lìm. Trong khi từ ngoài cánh cổng trường, những bậc phụ huynh thấp thỏm chờ con trong trạng thái hồi hộp, lo lắng. Tất cả mọi suy nghĩ lẫn hy vọng của họ cũng đều đang đổ dồn vào bài thi của con em mình.
Với các bậc phụ huynh, kỳ thi THPT Quốc gia rõ ràng cũng là một cuộc đua 'cân não': Các con có bình tĩnh làm bài không? Liệu sẽ đạt điểm số thế nào? Số điểm ấy có thể giúp các con đậu được vào ngôi trường theo đúng như nguyện vọng của con và của gia đình hay không? Và lỡ như kết quả không mỹ mãn, thì tương lai các con sẽ như thế nào?...
Một phụ huynh trông ngóng con phía ngoài cổng trường THPT Trần Văn Giàu (TP.HCM)
Những thí sinh bỏ thi vì kẹt ở vùng lũ
Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay diễn ra đúng vào thời điểm tình trạng mưa lũ nghiêm trọng đang hoành hành tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng - chống thiên tai, tính đến 9h sáng nay đã có ít nhất 7 người thiệt mạng, 12 người mất tích và 5 người bị thương trong đợt mưa lũ.
Mặc dù lực lượng cứu hộ đã phải làm việc suốt đêm qua để có thể đón được các thí sinh đến trường thi, tuy nhiên vào sáng nay, ở Lai Châu vẫn có 47 thí sinh vắng mặt trong buổi thi Ngữ Văn, 15 em trong số đó thuộc địa bàn huyện Tân Uyên - một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt mưa lũ lần này; ở Hà Giang cũng có 25 thí sinh vắng mặt, trong đó 3 em phải bỏ thi vì bị kẹt ở vùng lũ.
Xe chở thí sinh dự thi THPT Quốc gia ở Hà Giang giữa dòng nước lũ
Điểm trường THPT chuyên tỉnh Hà Giang bị ngập nặng
Những thí sinh đặc biệt
Xuất hiện tại điểm thi trường THCS Colette (quận 3, TP.HCM) sáng nay (25/6) có một thí sinh đặc biệt tên là Phạm Thị Thu Thủy (SN 1997). Cô gái bị tật cả hai chân, di chuyển khó khăn, đã được bạn đưa đến trường thi.
Thí sinh Phạm Thị Thu Thủy tại trường thi sáng nay
Được biết, Thủy vốn là trẻ mồ côi, hiện đang theo học tại Trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM. Suốt nhiều năm liền, Thủy đều đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi. Đi thi cùng Thủy sáng nay còn có thêm 2 người bạn thân bị khiếm thính.
Tại điểm thi trường THPT Lê Viết Thuật (TP Vinh, Nghệ An), sự xuất hiện của thí sinh Nguyễn Thị Thanh Vân cũng khiến nhiều người ngỡ ngàng. Với phong cách ăn mặc lịch sự, chỉn chu và đã đứng tuổi, không ít người nhầm tưởng thí sinh này là giám thị coi thi.
Thí sinh Nguyễn Thị Thanh Vân
Được biết, chị Thanh Vân hiện đang là y sĩ, công tác tại Khoa Răng hàm mặt, BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Dù công việc ổn định, các thành viên trong gia đình cũng khuyên chị đừng thi nữa vì lo chị vừa làm vừa thi vất vả, hơn nữa nếu trúng tuyển cũng phải mất 6 năm học đại học, đến lúc ra trường cũng đúng lúc nghỉ hưu, song chị Vân vẫn quyết tâm đi thi. 'Tôi vẫn muốn thi, đó là ước mơ mà tôi muốn được thực hiện' - chị cười nói và tiếp lời - 'Tôi đăng ký nguyện vọng vào trường ĐH Y khoa Vinh, những năm gần đây điểm chuẩn tăng cao và nằm mức từ 24 - 26 điểm, cũng không hề dễ dàng'.
Một thí sinh luống tuổi khác cũng gây ấn tượng không kém là chị Nguyễn Thị Minh (45 tuổi, trú xã Đức Dũng, Đức Thọ, Hà Tĩnh) khi xuất hiện tại điểm thi trường THPT Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vào chiều nay.
Thí sinh 45 tuổi Nguyễn Thị Minh
Được biết, chị Minh từng trải qua nhiều vị trí ở xã, từ cán bộ văn phòng cho đến Chủ tịch Hội phụ nữ. Năm 2015, chị được cấp ủy tín nhiệm bầu làm Chủ tịch UBND xã. Song vì nhiều lý do tế nhị liên quan tới bằng cấp, chị chủ động nộp đơn xin nghỉ, chuyển sang làm cán bộ dân số.
Nhiều sự cố
Một thầy giáo ở Cà Mau đã bị đột quỵ ngay trước khi bước vào phòng coi thi môn Ngữ Văn sáng nay, thông tin từ Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau Lê Hoàng Dự. Được biết, thầy giáo tên Phạm Quốc Tuấn (38 tuổi), hiện công tác tại trường THPT Tắc Vân, TP Cà Mau, được phân công coi thi tại Hội đồng thi huyện Thới Bình.
Thông tin thầy giáo đột quỵ và không qua khỏi khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng. Hiện thi thể của nam giáo viên đã được bàn giao cho gia đình lo hậu sự.
Cũng trong ngày thi đầu tiên đã xảy ra một số trường hợp thí sinh gặp trục trặc về vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như, trong buổi thi Văn sáng nay, ở Lâm Đồng có 2 thí sinh bị ốm phải đưa đi cấp cứu tại trạm y tế địa phương, 1 em bị đau bụng sau khi cấp cứu đã quay trở lại phòng thi, 1 em sau khi làm bài được khoảng 15 phút thì bị suy hô hấp và hạ đường huyết phải đi cấp cứu.
Những địa phương khác cũng ghi nhận nhiều tình trạng thí sinh bị ốm, gặp vấn đề về sức khỏe, tai nạn ngay trước ngày thi.
Thí sinh Phạm Quốc Sơn ở huyện Tịnh Biên (An Giang) bị tai nạn giao thông, đứt động mạch chủ ở cẳng tay phải, 4 ngày trước khi kỳ thi diễn ra. Dù mới xuất viện được 2 hôm trước khi kỳ thi diễn ra nhưng Sơn vẫn quyết tâm không bỏ thi. Sáng nay, cậu được cha đưa đến điểm thi trường THPT Chi Lăng, huyện Tịnh Biên và được các cán bộ coi hỗ trợ chép bài.
Thí sinh Nguyễn Thiện Nhân (21 tuổi, chiến sĩ nghĩa vụ công an, bảo vệ mục tiêu ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) cũng không may bị tai nạn giao thông ngay trước kỳ thi, làm đứt gân chân và gãy vai phải. Nhân phải ngồi xe lăn đến phòng thi ở điểm Trường THCS Lương Thế Vinh (quận Ninh Kiều).
Được biết năm nay, TP.HCM cũng có 5 thí sinh đặc biệt, được bố trí phòng thi riêng với giáo viên hỗ trợ. Trong đó, có 3 thí sinh bị tai nạn bất ngờ, bị chấn thương ở tay, không thể tự viết bài thi; 2 thí sinh khác bị khuyết tật đặc biệt.
Đề thi Văn hay, có độ phân hóa cao, phổ điểm dự báo chủ yếu 7-8
Môn thi Ngữ Văn sáng nay kết thúc sau 120 phút làm bài, ghi nhận tại nhiều điểm trường, các thí sinh cho biết làm hết bài thi, tuy nhiên, khi đánh giá về độ khó - dễ của đề thi thì có nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Muôn kiểu cảm xúc của thí sinh sau khi vừa kết thúc kỳ thi môn Ngữ Văn
Về phía giáo viên, thầy Nguyễn Văn Cải, Hiệu phó THPT Quang Trung (TP.HCM), cho rằng đề Văn năm nay khá chuẩn, đúng trọng tâm, cơ bản vừa sức và có tính phân loại thí sinh.
'Đề này cũng sẽ phân loại được thí sinh, nhất là câu 2 phần làm văn. Phần đọc hiểu hỏi từ dễ đến khó, rải đều nội dung kiến thức. Câu 4 phần đọc hiểu khá mở, cần có đáp án mở để bao quát hết các dạng ý kiến của thí sinh.
Câu 1 phần làm văn khá thú vị khi gắn với nội dung đọc hiểu ở trên. Nội dung kiến thức câu 2 làm văn không mới nhưng cách đặt vấn đề và học sinh giải quyết vấn đề đó là mới; kết hợp cả kiến thức lớp 11 và 12 như Bộ GD-ĐT đã định hướng trước'.
Trong khi đó, theo nhận định của thầy Trịnh Quỳnh, giáo viên trường Lương Thế Vinh (Nam Định) thì với đề Văn năm nay, phổ điểm sẽ khoảng 7-8, ít điểm 9, khó có điểm 10. Học sinh ban A hoặc lực học trung bình không ôn kỹ chỉ làm được khoảng 5-6 điểm. (Xem gợi ý bài giải môn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia 2018 TẠI ĐÂY)
Đề thi Toán khó hơn mọi năm, không có tình trạng mưa điểm 10 như năm ngoái
Chiều nay, không ít thí sinh bước ra khỏi phòng thi với tâm trạng lo lắng sau bài thi Toán. Tại điểm trường THPT Amsterdam (Hà Nội), nhiều thí sinh cùng chung nhận xét, đề Toán năm nay khó hơn năm trước và mang tính phân loại cao.
Các thí sinh kết thúc bài thi Toán
Bạn Lê Khánh Huyền (THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội) chia sẻ: 'Đề Toán năm nay em thấy hơi khó và có nhiều câu thực sự em không tự tin. Em làm được khoảng 70% đề thi, còn lại thì mong chờ vào may mắn!'.
Thí sinh tên Kim Ngân bước ra khỏi điểm thi trường THPT Marie Curie TP.HCM cũng chung nhận định. Em cho biết từ câu 26 trở đi đòi hỏi thí sinh phải suy luận phân tích sâu, so với đề năm ngoái thì đề năm nay khó hơn nhiều.
'Bài năm nay rất khó, dù ôn luyện rất kỹ nhưng vẫn không chỉn chu toàn diện được. So với những đề năm cũ tụi em ôn luyện thì đề này em làm khoảng 70%' - một thí sinh khác nói.
Ngày mai, các sĩ tử sẽ tiếp tục dự thi tổ hợp 3 môn Lý - Hóa - Sinh với thời lượng 50 phút mỗi môn vào buổi sáng, buổi chiều thi Tiếng Anh.
Theo tiin.vn
Hơn 8.800 thí sinh Hà Nội thi vào trường chuyên Trong 4 trường THPT chuyên thuộc quản lý của Sở Giáo dục Hà Nội, trường Nguyễn Huệ có đông thí sinh đăng ký nhất. Sáng 8/6, hơn 8.800 thí sinh đăng ký vào bốn trường THPT chuyên của Sở Giáo dục Hà Nội bước vào buổi thi môn điều kiện tiếng Anh. Trước đó, thí sinh đã dự thi môn Ngữ văn, Toán...