Nữ sinh theo học 2 trường đại học, là mẫu ảnh có tiếng ở Hà Nội
Thu Trang vừa học song song hai chương trình đại học, vừa làm mẫu cho các shop thời trang. Cô không thấy áp lực mà coi các lựa chọn đó là thử thách thú vị cho bản thân.
Đào Thu Trang (sinh năm 2002) – nữ sinh viên Học viện Ngoại giao – gây chú ý khi là gương mặt nổi bật trong làng mẫu ảnh tại Hà Nội, thường được gọi bằng biệt danh Kelly Trang Dao. Không chỉ được yêu mến bởi ngoại hình xinh đẹp, Thu Trang còn sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng.
Bên cạnh là sinh viên Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao tại Học viện Ngoại giao, cô còn được cấp học bổng và theo học ĐH Kinh doanh và Kinh tế quốc tế (Bắc Kinh, Trung Quốc). Thu Trang đang học trực tuyến chương trình tiếng Trung của trường ĐH Ngoại ngữ Bắc Kinh số 2 trước khi bước vào chuyên ngành.
Thu Trang vừa học song song hai trường đại học, vừa là mẫu ảnh cho các shop thời trang.
Chia sẻ với Zing, Thu Trang cho biết vì từ nhỏ đã đam mê các vấn đề liên quan đến kinh tế và ngoại giao nên cô quyết định lựa chọn hai ngành học hiện tại.
“Mình nhận được học bổng của trường ở Trung Quốc nhưng vẫn cố gắng thi vào Học viện Ngoại giao vì đó là ước mơ ấp ủ từ bé. Sau khi thi đậu, không nỡ từ bỏ bên nào nên mình cố gắng theo học cả hai trường. Trường ở Bắc Kinh tạo điều kiện học online nên khá thuận lợi cho mình khi học song song”, Trang chia sẻ.
Đam mê thử thách
Theo học cùng lúc hai trường, Thu Trang cho biết phải giải quyết khối lượng bài vở lớn. Tuy nhiên, là một người yêu thích được học hỏi và đam mê thử thách nên cô không cảm thấy áp lực, trái lại cô coi đây là thách thức thú vị muốn vượt qua.
“Dù có mệt vì thực sự thời gian biểu kín đặc, mình thấy đây là trải nghiệm vui và rất thú vị. Để cân bằng việc học cả 2 bên, cộng thêm các hoạt động ngoại khóa và công việc làm thêm, từ trước đến nay mình chỉ tuân theo một nguyên tắc là ‘việc nào ra việc nấy’. Điều đó có nghĩa làm việc nào thì tập trung hết sức cho nó, trên lớp chú tâm để thu nạp và ghi nhớ khoảng 70-80% bài thì về nhà không cần mất thời gian ôn nữa và có thể học chương trình bên kia”, Trang bày tỏ.
Video đang HOT
Thu Trang gây ấn tượng bởi nhan sắc nàng thơ.
Trang chia sẻ nhờ biết sắp xếp cân đối việc học, cô đã duy trì thành tích xuất sắc suốt 12 năm là học sinh, từng tham gia các cuộc thi về tin học văn phòng cấp quốc gia.
Bên cạnh học tập, Thu Trang cũng dành thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, tập thể để phát triển kỹ năng mềm. Cô từng là ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), thường xuyên tham gia hoạt động của các CLB lớn nhỏ trong trường, tổ chức tình nguyện.
Cô nàng sinh năm 2002 thích thử thách, mong muốn học hỏi nhiều hơn.
Từ năm lớp 8 đến hết lớp 12, Thu Trang là thành viên ban đối ngoại của Tổ chức Thúc đẩy Bình đẳng giới Việt Nam (VOGE).
“Mình nhớ nhất kỷ niệm lần đầu tiên đi xin tài trợ để tổ chức hoạt động trại hè thúc đẩy bình đẳng giới cho các em học sinh cấp 2. Mình đã thành công xin được sự hỗ trợ cho cả chuỗi hoạt động. Khi đó mới lớp 9 nên mình thấy khá tự hào về bản thân. Cá nhân mình cảm nhận chương trình lần đó rất vui và ý nghĩa”, Trang kể.
Thu Trang tự nhận xét bản thân là người có nỗ lực, ưa trải nghiệm và khám phá. “Tính cách mình có phần giống với con giáp của mình là tuổi Ngựa – thích đi đây đó để học hỏi, ham khám phá và cũng không ngại mạo hiểm”.
Việc học là trên hết
Thu Trang chia sẻ bên cạnh học hỏi kiến thức chuyên ngành, cô còn có hứng thú với nghề mẫu ảnh và hiện làm mẫu cho các shop thời trang dành cho giới trẻ. Cô có cơ duyên đến với công việc này nhờ tham gia vào CLB mẫu ảnh khi còn theo học trường phổ thông.
“Mình may mắn gặp được nhiều anh chị giúp đỡ khi hoạt động trong CLB. Họ truyền đạt kinh nghiệm và đem đến cơ hội để mình dần trở thành một người mẫu tự do. Hồi còn học cấp 3, mỗi tuần mình chụp 3-4 buổi. Hiện tại, do lịch học dày hơn nên mình ít nhận làm mẫu”.
Gia đình Trang muốn con gái dành nhiều thời gian tập trung hơn cho việc học, song cũng không cấm cản cô làm mẫu ảnh, cho phép con được trải nghiệm, học hỏi và rút ra bài học cá nhân.
Yêu thích làm mẫu ảnh song Thu Trang luôn đặt việc học lên hàng đầu.
Trang cho biết dù yêu thích công việc làm mẫu song cô luôn đặt việc học lên hàng đầu, bởi với cô học tập mới là sự đầu tư lâu dài, bền vững, giúp bản thân có nền tảng vững chắc để theo đuổi đam mê lớn nhất là làm việc trong lĩnh vực quan hệ quốc tế.
“Mình luôn sắp xếp thứ tự ưu tiên lần lượt là sức khỏe, học tập rồi mới đến công việc làm thêm. Trong công việc mình cũng sẽ chọn ưu tiên cho những gì liên quan đến ngành học trước tiên”, cô nói.
Ước mơ của Thu Trang là được đi du lịch nhiều nơi để trải nghiệm nhiều nền văn hóa, tiếp xúc với những người mới, có thêm mối quan hệ thú vị.
“Mình mong muốn trở thành một người có chiều sâu, góc nhìn đa chiều, khách quan hơn và bớt cảm tính – một trong những điểm yếu của mình. Mình tâm đắc nhất với câu nói ‘Mọi việc bạn đang làm đều đóng góp gì đó cho tương lai, vận mệnh nằm trong tay bạn’”, Trang bày tỏ.
Tăng chỉ tiêu có đi kèm chất lượng?
Năm 2021, rất nhiều trường đại học (ĐH) tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Việc này liệu có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sau này vì hằng năm, các trường đều tăng dần đều chỉ tiêu qua mỗi mùa tuyển sinh?
Các trường ĐH cơ bản đã công bố đề án tuyển sinh 2021 và hầu như trường nào cũng tăng chỉ tiêu. Học viện Ngoại giao dự kiến tuyển 1.350 chỉ tiêu cho 6 ngành đào tạo, tăng gần gấp 3 lần so năm 2020. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tăng 200 chỉ tiêu so với năm 2020. trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải tăng hơn năm trước khoảng 600 chỉ tiêu.
Theo lý giải của lãnh đạo trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí mà Bộ GD&ĐT đưa ra để xác định chỉ tiêu thì năng lực đào tạo của trường còn vượt xa con số 3.000 chỉ tiêu rất nhiều. Tuy nhiên trường luôn đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu nên tăng chỉ tiêu một cách đột ngột, không gây "sốc" cho người học.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tăng hơn 500 chỉ tiêu so với năm ngoái đồng thời mở thêm một số ngành mới. Trường ĐH Mở TP.HCM tuyển 4.500 chỉ tiêu, tăng gần 400 chỉ tiêu so với năm 2020... Trường ĐH Văn Lang tuyển 7.000 chỉ tiêu cho 50 ngành đào tạo, tăng hơn 200 chỉ tiêu so với năm ngoái.
Đáng chú ý, năm 2020, theo phản ánh của giảng viên Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông, trường ĐH Văn Lang, trường tăng quy mô tuyển sinh quá "nóng" trong những năm qua trong khi toàn bộ nhân sự cơ hữu của khoa này tính đến cuối tháng 11/2020 chỉ 31 người (gồm hai người ban chủ nhiệm khoa, hai thư ký khoa và 27 giảng viên).
Tuy nhiên, trong số giảng viên này có hai giảng viên đang nghỉ không lương dài hạn và hai giảng viên đã nghỉ việc. Do đó, các giảng viên phải lên lớp rất nhiều giờ và một người còn làm chủ nhiệm 3-4 lớp dẫn đến quá tải trong công việc. Khoa này hiện có 4.173 sinh viên (từ khóa 24 đến khóa 26). Trong đó, số lượng sinh viên khóa tuyển mới năm 2020-2021 là 1.847 sinh viên.
Khó kiểm soát hết các sai phạm
Năm nay, số trường ĐH giảm chỉ tiêu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong số ít các cơ sở đào tạo đó khi giảm gần 1.000 chỉ tiêu so với năm 2020 dù tăng thêm 3 ngành học mới.
Năm 2021, trường ĐH Cần Thơ dự kiến tuyển 6.860 sinh viên chính quy, giảm 2.000 chỉ tiêu so với năm trước. Theo ThS Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Cần Thơ, lý do giảm chỉ tiêu nhằm tập trung nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong khi đó, có thể thấy, chỉ tiêu của một số trường ĐH năm nay đã gần đạt đến chỉ tiêu của toàn bộ 8 trường ĐH và 4 khoa thành viên trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội (với 11.250 chỉ tiêu) như trường ĐH Văn Lang, trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Còn chỉ tiêu vào ĐH Quốc gia TPHCM (với 8 trường ĐH thành viên) là trên 21.000 chỉ tiêu, gần gấp đôi chỉ tiêu vào ĐH Quốc gia Hà Nội.
Câu chuyện tăng trưởng nóng chỉ tiêu không phải mới tại Việt Nam. Những năm trước, một số trường đào tạo còn tập trung chỉ tiêu vào những ngành dễ tuyển mà không quan tâm đến đội ngũ giảng dạy có chịu tải được không. Ngay sau đó, Bộ GD&ĐT đã phải có quy định trong quy chế và các văn bản khác yêu cầu các trường xác định chỉ tiêu theo khối ngành đào tạo dựa vào 2 tiêu chí: đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội đánh giá các quy định của Bộ GD&ĐT liên quan đến xác định chỉ tiêu không thấp so với thế giới. Tuy nhiên, vẫn có kẽ hở để các trường "lách". Ví dụ, đối với đội ngũ giảng viên, Bộ GD&ĐT yêu cầu trình độ phải đạt từ thạc sĩ trở lên, vì vậy, chỉ cần thạc sĩ là có thể ký hợp đồng với trường ĐH để giảng dạy.
Hay như Bộ GD&ĐT có phần mềm để kiểm soát tình trạng "mượn" giảng viên giữa các trường nhưng Bộ không thể kiểm soát được tình trạng hợp đồng giảng viên trên giấy và chất lượng thực sự của đội ngũ giảng viên. Theo PGS. Điền, một điều quan trọng khác là việc thanh kiểm tra của Bộ GD&ĐT chưa thường xuyên nên không phát hiện ra những thiếu sót sai phạm của các cơ sở giáo dục ĐH.
Thực tế ở một số trường ĐH tư thục sử dụng nguồn giảng viên thỉnh giảng nhưng ký hợp đồng dài hạn. Những người này không làm việc toàn thời gian tại trường, không trực thuộc khoa, không làm giáo viên chủ nhiệm... như một giảng viên cơ hữu nhưng được trường đóng bảo hiểm đầy đủ như giảng viên chính thức. Những người này được tính vào tỉ lệ giảng viên/sinh viên khi nhà trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
Do vậy, giảng viên cơ hữu rất khổ khi phải "gánh" số lượng sinh viên tuyển được từ giảng viên thỉnh giảng quy đổi ra. Tại một hội nghị của Bộ GD&ĐT về tổng kết công tác tuyển sinh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từng khẳng định, các trường ĐH không được tiếp cận theo hướng nhất quyết phải tuyển đủ chỉ tiêu, đông người học mà là tuyển người học có chất lượng không.
Người học đông nhưng quá trình đào tạo đào thải nhiều, chất lượng đầu ra không đảm bảo thì cũng sẽ khó được thị trường lao động chấp nhận. Tuy nhiên, bài toán kinh phí để tồn tại đã được không ít trường coi là mấu chốt quan trọng để tuyển sinh chứ không phải chất lượng đào tạo.
Sinh viên trường ĐH Y Hà Nội vô địch cuộc thi Olympic tiếng Anh toàn quốc Vượt qua hơn 90 đội thi đến từ 80 trường ĐH,CĐ trên cả nước, đội Olympic tiếng Anh của trường ĐH Y Hà Nội đã xuất sắc đứng đầu, giành danh hiệu vô địch cuộc thi Olympic tiếng Anh toàn quốc. Niềm vui của sinh viên trường ĐH Y Hà Nội Chung kết cuộc thi Olympic tiếng Anh toàn quốc 2020 của các...