Nữ sinh theo đuổi đam mê IT từ lớp 11
Nguyễn Phương Linh (Hà Nội) theo học công nghệ thông tin trực tuyến tại FUNiX và tham gia nhiều cuộc thi từ năm 2019.
Phương Linh cho biết, bản thân chơi thân với một người bạn rất giỏi lĩnh vực này thông qua tự học nên cô cũng cảm thấy hứng thú và bắt đầu mày mò tham gia câu lạc bộ lập trình.
Tuy nhiên, kết quả tự học không được như mong đợi nên cô muốn tìm cách học bài bản hơn. Sau đó, mẹ của Phương Linh biết đến FUNiX và giới thiệu cho con gái.
“Mẹ khuyên mình nên theo công nghệ thông tin vì ngành này nhiều tiềm năng, cơ hội việc làm cao và được trọng dụng. Còn mình thích FUNiX vì được học online, tự do và có nhiều chương trình học bổng”, Phương Linh nói thêm.
Nguyễn Phương Linh, học sinh lớp 12 trường THPT Marie Curie (Hà Nội), học chương trình đào tạo công nghệ thông tin trực tuyến tại FUNiX.
Theo học lập trình tại FUNiX từ tháng 8/2019 đến nay, Linh sắp hoàn thành Chứng chỉ Lập trình phần mềm di động.
Nữ sinh chia sẻ: “Kiến thức IT của mình tăng lên đáng kể vì được học bài bản và tiếp xúc, trao đổi thường xuyên với các mentor (chuyên gia hướng dẫn). Bên cạnh đó, FUNiX mang đến cho mình những người bạn tuyệt vời và giỏi giang, nhiều hoạt động thú vị như các sự kiện xDay, chương trình giao lưu công nghệ chất lượng”.
Hai năm liên tiếp, Phương Linh cùng nhóm bạn tại FUNiX tham gia cuộc thi lập trình FPT Edu Hackathon. Tuy đều là học sinh lứa tuổi trung học phổ thông nhưng các bạn vẫn tự tin đua tài cùng sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng của khối giáo dục FPT. Nhóm của Phương Linh đã giành giải Ba chung cuộc trong mùa thi 2019-2020.
Năm nay, Linh góp sức cho đội của mình với ý tưởng “Sử dụng AI để xác định và phân loại độ chính xác của các loại ống thông vào nội tạng dựa vào ảnh X- quang do các bác sĩ cung cấp”.
Để chuẩn bị cho cuộc thi, Linh và đồng đội phải tìm hiểu nhiều về ngôn ngữ lập trình Python, kiến thức về AI, Data Science… Trong đó, cô phụ trách tìm số liệu và thuyết trình về sản phẩm.
Nữ sinh cho biết, cô luôn tự nhủ phải nỗ lực để có thể đóng góp vào thành công cho cả nhóm. “Cuộc thi giúp mình học hỏi nhiều điều ngoài kỹ năng lập trình như khả năng giao tiếp, làm việc nhóm hay thuyết trình”, Linh nói thêm.
Phương Linh cùng nhóm bạn học phổ thông tại FUNiX tự tin tham gia tranh tài cùng sinh viên công nghệ tại FPT Edu Hackathon.
Vừa học chính khóa, vừa học trực tuyến công nghệ, thử thách lớn nhất với Phương Linh là khả năng tự học, vượt qua sức ì của bản thân, những lúc lười biếng để đảm bảo tiến độ, mục tiêu đã đề ra.
Linh chia sẻ: “Chương trình có nhiều kiến thức mới đòi hỏi mình phải tự tìm hiểu, nghiên cứu qua nhiều nguồn khác nhau nên hơi vất vả. Đổi lại, mình biết cách đặt câu hỏi, cách tìm kiếm và chắt lọc thông tin, tiếp thu kiến thức tốt hơn”.
Cô cũng cho biết, điều bản thân thấy thú vị nhất ở FUNiX là sinh viên và mentor đều có chuyên môn và nhiệt tình. Nữ sinh lớp 12 cũng cố gắng tận dụng những nguồn lực và cơ hội tại đây để phát triển bản thân. Ngay từ khi còn đang học chứng chỉ đầu tiên, Linh đã mạnh dạn tham gia chương trình thực tập tại doanh nghiệp do FUNiX bảo trợ.
“Mình đi thực tập 3 tháng ở công ty VietIS. Thời gian đó, mình học sâu hơn về các ngôn ngữ lập trình như JavaScript, Nodejs; làm quen với môi trường công sở rất vui”, Linh kể lại.
Nhờ quá trình thực tập, Phương Linh mới thấy môi trường làm việc tại công ty công nghệ khá cởi mở, gần gũi, có thể thoải mái trò chuyện hay được trao đổi rất bình đẳng với lãnh đạo và đồng nghiệp. Nữ sinh cho biết sẽ gắn bó dài lâu với FUNiX, nỗ lực học tập, sớm hoàn thành chương trình học để trang bị kiến thức công nghệ vững vàng, tăng lợi thế cạnh tranh cho bản thân trong tương lai.
Hiện, Phương Linh học tại trường THPT Marie Curie và chuẩn bị trở thành sinh viên khoa Tài chính – Ngân hàng, chương trình Cử nhân Quốc tế của ĐH Kinh tế Quốc Dân.
Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 môn toán: Hàm số
Vào lúc 18 giờ 30 hôm nay 29.3, Báo Thanh Niên bắt đầu phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 với môn toán tại địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du trong 1 tiết học - B.THANH
Bắt đầu từ hôm nay, trong 2 khung giờ cố định 18 giờ 30 và 20 giờ 30 từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần, Báo Thanh Niên sẽ lần lượt phát sóng trực tiếp 88 chuyên đề Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021. Gần 90 chuyên đề ôn tập kiến thức do các giáo viên giàu kinh nghiệm tổ chức ôn thi đến từ Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5), chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1), Bùi Thị Xuân (Q.1), Lê Quý Đôn (Q.3), Marie Curie (Q.3)... thực hiện.
Qua mỗi chuyên đề ôn thi trực tuyến, giáo viên sẽ giúp HS tiết kiệm thời gian, tận dụng lợi thế của công nghệ tạo hứng thú với việc học, tích lũy kiến thức cho kỳ thi quan trọng sắp tới.
Ngoài các khung giờ nói trên, học sinh có thể xem lại các clip ôn thi qua điện thoại thông minh, máy tính...
Và vào lúc 18 giờ 30 hôm nay, chương trình sẽ phát sóng chuyên đề đầu tiên của môn toán do thầy Trần Văn Toàn, tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM) thực hiện.
Chuyên đề 1 của môn toán - Hàm số - sẽ tập trung vào các kiến thức xét tính chất đơn điệu của hàm số. Với môn toán, thầy Trần Văn Toàn sẽ xây dựng hệ thống ôn tập kiến thức thành 10 chuyên đề đi vào các kiến thức như đồ thị, tích phân, phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng...
Chương trình có sự đồng hành, tài trợ của các đơn vị như: Tập đoàn Thiên Long, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU), Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU).
Chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 sẽ phát sóng lần lượt 88 clip dưới dạng các chuyên đề ôn tập theo định hướng kỳ thi tốt nghiệp THPT Trong 88 chuyên đề ôn tập, mỗi giáo viên phụ trách bộ môn sẽ đưa ra những câu hỏi theo định dạng của đề thi tốt nghiệp THPT. Việc này giúp học sinh kiểm tra lại kiến thức, đồng thời làm quen với cách làm bài, rèn kỹ năng tìm đáp án trắc nghiệm một cách nhanh, chính xác nhất.
Học cao đẳng có lo cảnh trầy trật đi xin việc? Biết khả năng của bản thân khó đỗ vào các trường đại học, nhiều thí sinh quan tâm tới cánh cửa khác là học cao đẳng. Theo chia sẻ của những chuyên gia tư vấn tuyển sinh, những năm xét tuyển gần đây, cách nhìn nhận của thí sinh về chương trình đào tạo hệ cao đẳng có nhiều thay đổi theo hướng...